0 bình luận về “Suy nghĩ về câu chuyện : Nồi cơm Khổng Tử”
Qua câu chuyện “Nồi cơm của Khổng Tử”, chúng ta nhận ra rằng có những việc tận mắt thấy, chính tai nghe, nhưng chưa chắc đã là sự thật. Khổng Tử được xem là bậc Thánh Nhân, có trí tuệ và cái nhìn thấu đáo, tuy vậy cũng có những lần sai lầm. Câu chuyện đã dạy chúng ta một bài học thấm thía về cách nhìn người, nhìn sự việc. Đừng vội vàng đánh giá người khác chỉ qua hành động bề ngoài, đừng nhìn nhận, đánh giá sự việc bằng con mắt tầm thường, phiến diện của kẻ phàm phu. Muốn thấu hiểu một việc, hãy nhìn bằng cái tâm, bằng sự chánh niệm tìm hiểu thấu đáo, suy xét vấn đề một cách toàn diện với tâm từ bi, bao dung và bình đẳng.
Khổng Tử khi nhìn thấy người học trò mình hết mực thương yêu, tin tưởng lén ăn vụng cơm trước thầy và các huynh đệ; trong lòng vô cùng thất vọng, buồn khổ và đau xót. Tuy vậy, với đạo đức của một người thầy, Khổng Tử không lập tức trách phạt, cũng không kết tội học trò trước các môn đệ. Ông khéo léo dùng phương tiện, mở lối để học trò có thể tự nói ra hành động của mình. Vai trò của người thầy rất quan trọng, người thầy cần phải nhìn ra được lỗi của học trò và khéo léo chỉ lỗi để học trò biết biết sai và rèn sửa. Có như vậy người học trò mới sớm được tiến bộ. Tuy nhiên, việc chỉ lỗi phải được thực hiện với tâm từ bi, tâm yêu thương chứ không phải vì muốn soi mói, bới móc, quy chụp, luận tội. Người thầy có trí tuệ, có từ bi sẽ giúp cho đệ tử tự nhìn ra lỗi lầm của mình và biết tự sửa đổi. Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh với tâm từ bi rộng lớn, thường chỉ dạy đại chúng phải biết tự xoay lại tâm mình để nhận ra tâm bất thiện, nhận ra các lỗi lầm để tu sửa, rèn giũa thân tâm trở nên tốt đẹp và hoàn thiện hơn.
Nhan Hồi là người đệ tử xuất sắc của Khổng Tử, là người hết mực kính quý, yêu thương thầy và các huynh đệ. Với đức nhẫn nhịn, hy sinh cao cả, Nhan Hồi đã nhận phần thiệt thòi về mình, chấp nhận ăn phần cơm bẩn để phần cơm sạch dâng lên thầy và các anh em. Một việc làm thiện nhưng lại phải lén làm vì không muốn để thầy và anh em nhìn thấy lại buồn lòng lo lắng. Trong xã hội thời nay, mấy ai có được đức hy sinh cao cả vì thầy và huynh đệ đến vậy. Nếu làm được chút việc thiện lành lại thường khởi tâm muốn mọi người nhìn thấy và ghi nhận. Sư Phụ chia sẻ: “Qua ngày 20/11, Sư Phụ mong đạo nghĩa thầy trò trong chùa chúng ta được giữ vững và phát huy. Chúng ta ai cũng có những người thầy phải mang ơn suốt đời. Chúng ta lên được thân, thành được người là do cha mẹ cho tấm thân, do ơn thầy dạy dỗ. Nguyện sẽ là những người trò hiếu thảo, biết ơn và đền ơn”.Tăng Ni và Phật tử chùa Ba Vàng được Sư Phụ giáo dưỡng thực hành pháp tu lục hòa, tu tập ba tâm: Cung kính, Vâng lời và Biết ơn. Đối với Sư trưởng phải kính quý, tôn trọng với tâm tri ân và đền ơn. Đối với huynh đệ, đạo hữu phải biết yêu thương, nhường nhịn, nhận phần thiệt thòi về mình. Đó chính là thực hành giữ gìn và phát huy đạo nghĩa thầy trò – gốc rễ của tu tập.
Qua câu chuyện rất xúc động về tình nghĩa thầy trò giữa Đức Khổng Tử và Nhan Hồi. Đại chúng đã được hiểu sâu sắc hơn về đạo lý thầy trò, cũng như rút ra được bài học thấm thía về cách nhìn người. Mong rằng, qua câu chuyện Sư Phụ kể, các Phật tử sẽ tăng lên tâm tri ân và đền ơn. Cũng như bình tĩnh trước mọi tình huống, sự vật, sự việc để có cách giải quyết đúng đắn thấu tình đạt lý.
Qua câu chuyện “Nồi cơm của Khổng Tử”, chúng ta nhận ra rằng có những việc tận mắt thấy, chính tai nghe, nhưng chưa chắc đã là sự thật. Khổng Tử được xem là bậc Thánh Nhân, có trí tuệ và cái nhìn thấu đáo, tuy vậy cũng có những lần sai lầm. Câu chuyện đã dạy chúng ta một bài học thấm thía về cách nhìn người, nhìn sự việc. Đừng vội vàng đánh giá người khác chỉ qua hành động bề ngoài, đừng nhìn nhận, đánh giá sự việc bằng con mắt tầm thường, phiến diện của kẻ phàm phu. Muốn thấu hiểu một việc, hãy nhìn bằng cái tâm, bằng sự chánh niệm tìm hiểu thấu đáo, suy xét vấn đề một cách toàn diện với tâm từ bi, bao dung và bình đẳng.
Khổng Tử khi nhìn thấy người học trò mình hết mực thương yêu, tin tưởng lén ăn vụng cơm trước thầy và các huynh đệ; trong lòng vô cùng thất vọng, buồn khổ và đau xót. Tuy vậy, với đạo đức của một người thầy, Khổng Tử không lập tức trách phạt, cũng không kết tội học trò trước các môn đệ. Ông khéo léo dùng phương tiện, mở lối để học trò có thể tự nói ra hành động của mình. Vai trò của người thầy rất quan trọng, người thầy cần phải nhìn ra được lỗi của học trò và khéo léo chỉ lỗi để học trò biết biết sai và rèn sửa. Có như vậy người học trò mới sớm được tiến bộ. Tuy nhiên, việc chỉ lỗi phải được thực hiện với tâm từ bi, tâm yêu thương chứ không phải vì muốn soi mói, bới móc, quy chụp, luận tội. Người thầy có trí tuệ, có từ bi sẽ giúp cho đệ tử tự nhìn ra lỗi lầm của mình và biết tự sửa đổi. Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh với tâm từ bi rộng lớn, thường chỉ dạy đại chúng phải biết tự xoay lại tâm mình để nhận ra tâm bất thiện, nhận ra các lỗi lầm để tu sửa, rèn giũa thân tâm trở nên tốt đẹp và hoàn thiện hơn.
Nhan Hồi là người đệ tử xuất sắc của Khổng Tử, là người hết mực kính quý, yêu thương thầy và các huynh đệ. Với đức nhẫn nhịn, hy sinh cao cả, Nhan Hồi đã nhận phần thiệt thòi về mình, chấp nhận ăn phần cơm bẩn để phần cơm sạch dâng lên thầy và các anh em. Một việc làm thiện nhưng lại phải lén làm vì không muốn để thầy và anh em nhìn thấy lại buồn lòng lo lắng. Trong xã hội thời nay, mấy ai có được đức hy sinh cao cả vì thầy và huynh đệ đến vậy. Nếu làm được chút việc thiện lành lại thường khởi tâm muốn mọi người nhìn thấy và ghi nhận.
Sư Phụ chia sẻ: “Qua ngày 20/11, Sư Phụ mong đạo nghĩa thầy trò trong chùa chúng ta được giữ vững và phát huy. Chúng ta ai cũng có những người thầy phải mang ơn suốt đời. Chúng ta lên được thân, thành được người là do cha mẹ cho tấm thân, do ơn thầy dạy dỗ. Nguyện sẽ là những người trò hiếu thảo, biết ơn và đền ơn”. Tăng Ni và Phật tử chùa Ba Vàng được Sư Phụ giáo dưỡng thực hành pháp tu lục hòa, tu tập ba tâm: Cung kính, Vâng lời và Biết ơn. Đối với Sư trưởng phải kính quý, tôn trọng với tâm tri ân và đền ơn. Đối với huynh đệ, đạo hữu phải biết yêu thương, nhường nhịn, nhận phần thiệt thòi về mình. Đó chính là thực hành giữ gìn và phát huy đạo nghĩa thầy trò – gốc rễ của tu tập.
Qua câu chuyện rất xúc động về tình nghĩa thầy trò giữa Đức Khổng Tử và Nhan Hồi. Đại chúng đã được hiểu sâu sắc hơn về đạo lý thầy trò, cũng như rút ra được bài học thấm thía về cách nhìn người. Mong rằng, qua câu chuyện Sư Phụ kể, các Phật tử sẽ tăng lên tâm tri ân và đền ơn. Cũng như bình tĩnh trước mọi tình huống, sự vật, sự việc để có cách giải quyết đúng đắn thấu tình đạt lý.