Suy nghũ của bạn về phụ nữ xã hội hiện nay như thế nào( phẩm chất, tốt đẹp, hình thể, ngoại hình, áp bức)
Giúp mik với cần lắm luôn????
Suy nghũ của bạn về phụ nữ xã hội hiện nay như thế nào( phẩm chất, tốt đẹp, hình thể, ngoại hình, áp bức)
Giúp mik với cần lắm luôn????
Viết về số phận người phụ nữ là một đề tài quen thuộc trong văn học. Đến với văn học Việt Nam trung đại, người đọc không thể không biết đến tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Qua hình ảnh nhân vật Vũ Nương, tác giả đã khắc họa chân thực thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Hình ảnh nhân vật Vũ Nương khiến cho người đọc cảm thấy ấn tượng: “Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương. Người đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp”. Vũ Nương chính là một đại diện cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến với đầy đủ những phẩm chất: công, dung, ngôn, hạnh. Tưởng rằng xinh đẹp tài năng là thế sẽ được hưởng hạnh phúc, nhưng cuộc đời sau này lại chịu nhiều bất hạnh:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Nàng là một người vợ biết giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng bao giờ phải thất hòa. Đến khi chồng phải đi lính, nàng cùng không nửa lời oán trách mà còn ân cần, dịu dàng dặn dò: “Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi…”. Vũ Nương không mong muốn chồng trở về với vinh hoa phú quý hay công danh sự nghiệp, mà nàng chỉ mong muốn bình yên”. Một ước mong giản dị nhưng lại thể hiện được tình yêu thương sâu sắc dành cho chồng. Bởi bước ra nơi chiến trường là đối đầu với hiểm nguy, chết chóc. Nên hy vọng chồng có thể trở về bình yên chính là điều thiết thực nhất.
Năm tháng không có chồng ở nhà, dù phải một mình nuôi con, chăm sóc mẹ chồng nhưng Vũ Nương chẳng mảy may oán thán lấy một lời. Khi mẹ chồng ốm đau vì nhớ con, nàng vẫn hết lời khuyên bảo. Đến khi mẹ chồng mất, nàng “hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ; lo liệu như đối với cha mẹ sinh ra”. Đứa con thơ còn nhỏ, nàng thương con và mong muốn con có một gia đình đầy đủ. Vũ Nương đã nói dối con, chỉ vào chiếc bóng và bảo rằng đó là cha Đản. Chính vì một lời nói dối vô hại ấy, sau này lại đem đến lại bi kịch cho cuộc đời nàng.
Trương Sinh đi lính trở về, gia đình đoàn tụ, tưởng rằng giờ đây cuộc sống sẽ được hạnh phúc, nhưng ai ngờ cuộc đời Vũ Nương lại trở nên bất hạnh. Nghe tin mẹ mất, hết sức đau lòng, liền bế con ra mộ thăm mẹ. Khi thấy đứa trẻ quấy khóc bèn dỗ dành: “Con nín đi, đừng khóc! Lòng cha đã buồn khổ lắm rồi!”. Đứa bé ngây thơ hỏi cha: “Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ nín thin thít”. Lời nói ngây thơ của con trẻ đã khiến chàng nghi ngờ vợ là thất tiết. “Cái bóng” trở thành người cha để an ủi con trẻ, nhưng lại trở thành lý do dẫn đến bi kịch của Vũ Nương. Khi trở về, Trương Sinh liền mắng vợ một bữa cho hả giận. Dù Vũ Nương hết sức tủi thân nhưng nàng vẫn hết lời giải thích cho chồng hiểu. Họ hàng, làng xóm bênh vực cũng không ăn thua. Biết là vô tác dụng, nàng liền tìm đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình. Xót xa thay cho người phụ nữ mang danh là thất tiết, chẳng thể minh oan cho sự trong sạch của bản thân, bị chồng ruồng bỏ và phải tìm đến cái chết để hết tội. Cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến vốn đầy những bất công. Không thể tự mình quyết định tình yêu, hôn nhân và cả cuộc đời. Họ phải cam chịu, nhẫn nhục mà không thể phản kháng lại cái xã hội phong kiến ấy:
“Thân em như con hạc đầu đình
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay”
Nhưng, câu chuyện mang tính nhân văn ở chỗ, tác giả đã xây dựng một kết thúc có hậu cho câu chuyện. Vũ Nương nhảy xuống sông, nhưng được chư tiên trong thủy cung thương mà cứu thoát, sống tại nơi thủy cung và gặp gỡ với Phan Lang – một người vốn sống cùng làng. Trước khi Phan Lang trở về, nàng gửi nhờ Phan Lang “một chiếc hoa vàng mà dặn”: “Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa, nên lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây thần đăng chiếu xuống nước, tôi sẽ hiện về”. Trương Sinh sau khi biết mình đã đổ oan cho vợ, nay lại nghe Phan Lang kể lại câu chuyện dưới thủy cung gặp được Vũ Nương được nàng nhờ vả, liền lập đàn giải oan cho vợ. Vũ Nương hiện về trong làn khói mờ ảo, gia đình ba người được gặp nhau. Một kết thúc không có thật ngoài cuộc sống. Đó giống như là một giấc mơ của nhân dân ta rằng những người tốt rồi sẽ có được hạnh phúc. Nhưng cũng chỉ dừng lại ở ước mơ mà thôi, khi Vũ Nương không thể trở về cuộc sống trần thế, chỉ có thể tiếp tục cuộc sống ở thủy cung.
Qua phân tích trên, người đọc dường như hiểu hơn về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Nhờ đó, chúng ta biết trân trọng và yêu thương họ nhiều hơn. Quả là một tác phẩm phẩm văn học luôn có sức lan tỏa và lay động mạnh mẽ đến tâm hồn con người.
học tốt