Tả Đình Đại Phùng ( Đan Phượng ) Không chép mạng nhá :))

Tả Đình Đại Phùng ( Đan Phượng )
Không chép mạng nhá :))

0 bình luận về “Tả Đình Đại Phùng ( Đan Phượng ) Không chép mạng nhá :))”

  1. Thôn Đại Phùng nay thuộc xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Xã này nằm bên mé tả ngạn sông Đáy. Đình thờ nhiên thần Tích lịch hoả quang, và Vũ Hùng, một võ tướng có công dẹp bọn giặc quấy nhiễu ở phía tây kinh thành Thăng Long dưới đời vua Trần Nghệ Tông (1370-1372). Sau khi ngài mất, triều đình đã phong tặng danh hiệu Trần triều Trung quân Vũ Hùng đại vương.

    Nhân dân tổng Phùng lập đền thờ thành hoàng Vũ Hùng ngay trên mảnh đất ngài từng lập doanh trại. Xung quanh đình còn nguyên những tên gọi cổ như: Ao Đồn, Nha Môn, Ngõ Phủ, Ngã Bốn… Ngày 18 tháng Giêng và 18 tháng Một âm lịch hàng năm là hai dịp lễ chính để dân làng tổ chức kỷ niệm ngày sinh và ngày hoá của ngài. Năm 2020 đình đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt.

    Bình luận
  2. Theo thần phả thì Đình Đại Phùng có từ thời Trần, Đình thờ thần Tích lịch hỏa quang, một trong các vị nhiên thần (Mây – Mưa – Sấm – Chớp) và tướng quân Vũ Hùng, người có công đánh giặc thời Trần Nghệ Tông. Tướng Vũ Hùng đã dẹp tan bọn giặc thường quẫy nhiễu ở phía Tây kinh thành Thăng Long. Sau khi ông mất được nhà Trần phong tặng Trần triều Trung quân Ngã Bốn, Vũ Hùng Đại Vương. Nhân dân tổng Phùng lập đền thờ ngay trên mảnh đất ngài đã lập doanh sở. Xung quanh đình còn nguyên những tên gọi: Ao Đồn, Nha Môn, Ngõ Phủ…

    Đình có quy mô lớn, gồm Tiền tế và Đại đình. Toà Đại đình có các bức chạm khắc thể hiện tài nghệ sáng tạo của nghệ nhân, bao gồm hai phần Đại bái và Hậu cung. Đình nằm trong tổng thể các ngôi đình xứ Đoài nổi tiếng, tuy không to lớn, bề thế nhưng lại có những mảng chạm khắc dân gian rất đặc sắc, tiêu biểu cho đình xứ Đoài.

    Về kiến trúc, đình gồm hai công trình, phía trước là tòa hiền tế, phía sau là tòa đại đình có kết cấu ba gian hai chái, rộng rãi và cao hơn tòa hiền tế. Dấu ấn kiến trúc cổ cho biết khởi thuỷ, đình được dựng theo hình chữ Nhất, nơi thờ thánh đặt tại gian giữa và ở gác lửng. Đến thế kỷ thứ XIX, dân làng xây thêm phần hậu cung tạo cho mặt bằng kiến trúc chuyển sang hình chữ Đinh. Hầu hết mọi giá trị của đình đều tiềm ẩn vào toà kiến trúc với những mảng chạm gỗ thế kỉ XVII, thể hiện đặc trưng của nghệ thuật chạm khắc dân gian thời kì này.

    Về nghệ thuật chạm khắc, trang trí ở đình được tập trung thể hiện ở các đầu dư, cốn, kẻ, cửa võng và bộ vì nóc. Có thể nói những mảng chạm tinh tế đã thể hiện các ý tưởng, nội dung có giá trị cao về nghệ thuật, phong phú về thể loại và tập trung khai thác các đề tài sinh hoạt văn hoá dân gian, tâm linh, thể hiện những ước vọng của người dân. Những bức chạm đã toát lên một khung cảnh thanh bình của giai đoạn này… Tiêu biểu là mô típ hoạt cảnh “Vinh quy bái tổ”. Đám rước về làng có cảnh ca công của lối hát ca trù truyền thống, các bức diễn tả hội làng đông vui với nhiều trò diễn xướng, trò chơi như: đấu vật, đá cầu…; các cảnh: Trai gái tình tự, tiên tắm đầm sen, uống rượu, đánh cờ… từ các loài vật linh thiêng như: Rồng, Phượng, Ngựa, Voi đến các con vật gần gũi với người như: Mèo, Thạch Sùng, Chim, Cá… đều được chạm khắc sinh động trong nội thất ngôi đình. Những tác phẩm điêu khắc đồ sộ, hoàng tráng trở thành không gian sinh hoạt vui vẻ, gần gũi, đầm ấm của quê hương. Năm 1991, đình Đại phùng được Bộ Văn hóa-Thể-thao và Du lịch công nhận, xếp hạng di tích đặc biệt quan trọng cấp Quốc gia. Năm 2010, ngôi đình được trùng tu lớn và được gắn biển “Công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội”.

    Xin hay nhất Ạ

    Bình luận

Viết một bình luận