Tả hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ với tác giả và chuyến đi liên lạc cuối cùng (Lưu ý: ko chép mạng) Cảm ơn ạ

Tả hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ với tác giả và chuyến đi liên lạc cuối cùng
(Lưu ý: ko chép mạng)
Cảm ơn ạ

0 bình luận về “Tả hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ với tác giả và chuyến đi liên lạc cuối cùng (Lưu ý: ko chép mạng) Cảm ơn ạ”

  1. Lượm là bài thơ tự sự – trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chus bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Hình ảnh nhân vật Lượm xuyên suốt trong bài thow !!

    Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn giữ nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, thì bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ bốn tiếng được ngắt làm hai dòng, bị gãy đôi như một tiếng nấc:

    ”Ra thế!!

    Lượm ơi!”

    Đó là nỗi  xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình dung ngay ra cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ!

     Nhà thơ đã gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ cua em giữa đồng lúa quê hương:

    Cháu nằm trên lúa

     Tay nắm chặt bông

    Lúa thơm mùi sữa

    Hồn bay giữa đồng..!

    Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh dũng! Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao nhiêu! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên  đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần bé nhỏ. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt rằng :

    Lượm ơi còn không?

    Câu hỏi ngân vang ấy!, tưởng chừng như không có câu trả lời, nhưng chính tác giả đã trả lời bằng hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ:

    Chú bé loắt choắt

     Cái xắc xinh xinh

    Cái chân thoăn thoắt

    Cái đầu nghênh nghênh

    Ca lô đội lệch

    Mồm huýt sáo vang

    Như con chim chích

    Nhảy trên đường vàng.

    Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm  còn sống mãi với quê hương đất nước, trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc !

    @Tho

    #Hoidap247

    Bình luận
  2. Đó là những ngày ở Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tôi lúc bấy giờ ở Hà Nội nhận lệnh khẩn cấp về Huế. Trên đường đi, tôi gặp lại chú bé liên lạc ở Hàng Bè.

    Lượm là một chú bé có dáng người nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn. Chú đeo một cái túi xinh xinh bên mình. Chú có một đôi chân thoăn thoắt và cái đầu nghênh nghênh. Vẻ hồn nhiên và vui tươi ấy càng được tôn thêm bởi chiếc ca lô đội lệch, và mồm luôn huýt sáo như chú chim chích nhảy trên đường vàng.

    Giữa những ngày kháng chiến toàn dân, chú bé liên lạc như làm tăng thêm niềm tin trong lòng người lính chúng tôi. Tranh thủ phút rảnh rỗi, tôi lại gần hỏi han, trò chuyện với chú. Tôi thật sự xúc động trước sự vô tư và hồn nhiên của chú bé. Cháu cười mà hai mí híp cả lại, má đỏ nâu như trái bồ quân chín tới… Chiến tranh còn dài, chúng tôi chia tay nhau, mỗi người đều quyết tâm làm tròn bổn phận của mình. Tôi lưu luyến nhìn theo bóng Lượm xa dần mà lòng thầm mong gặp lại cháu trong ngày khải hoàn ca chiến thắng.

    Bình luận

Viết một bình luận