“Ta hỏi một con chim: Ngươi cần gì? Chim trả lời: Ta cần bay. Một con chim được ăn kê béo trong lồng sẽ trở thành con gà bé bỏng tội nghiệp và vô dụng. Ta hỏi một dòng sông: Ngươi cần gì? Sông trả lời: Ta cần chảy. Một dòng sông không chảy sẽ trở thành vũng nước khô cạn dần rồi biến mất. Ta hỏi một con tàu: Ngươi cần gì? Con tàu trả lời: Ta cần được ra khơi. Một con tàu không ra khơi chỉ là vật biết nổi trên mặt nước và sẽ chìm dần theo thời gian. Ta hỏi một người: Ngươi cần gì? Con người trả lời: Ta cần được lao động trong sáng tạo. … Trong xã hội hiện đại với nền kinh tế tri thức, việc đối xử với người tài thế nào là một trong những vấn đề cần được lưu tâm. Nhiều trung tâm công nghiệp mới cũng đã hiểu ra điều này và có những điều kiện rất hấp dẫn chiêu mộ người tài. Tiếc rằng, ở một số nơi, khi đã mời được họ về tỉnh làm việc, cấp nhà cửa cho họ, trả lương cao cho họ… nhưng nhiều người tài mới về tỉnh được vài tháng đã muốn bỏ nhà mới để ra đi. Bởi vì, cái lớn nhất mà những người tài cần là được làm việc theo đúng sở trường của mình, theo đúng môi trường của mình, thì không có”. (Trích Những câu hỏi không lãng mạn – Nguyễn Quang Thiều)
Và em hãy trả lời câu hỏi: “Người cần gì?”
`->`Người cần một tấm lòng khoan dung, đức tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ, không quản ngại khó khăn. Luôn sẵn sàng cống hiến sức lực, công sức của mình để xây dựng quê hương, đất nước tốt đẹp hơn. Đồng thời, người cũng cần biết tự tin, không mặc cảm, không ganh ghét đố kị, không làm những điều xấu xa, sống đẹp và có ý nghĩa
ta cần : Trí tuệ, kỹ năng, sự nỗ lực cộng với phước đức (may mắn) có tính chất quyết định đến đời sống vật chất con người . Biết vậy rồi, khi nhìn lên thấy người khác có đời sống khá giả hơn mình, chúng ta không tự ty, chán nản. Nếu nhìn xuống thấy mình hơn người khác, cũng không lấy làm hãnh diện, tự cao. Biết rằng, muốn cuộc sống mình tốt hơn, cần phải sống và làm việc đúng nguyên lý: trau dồi trí tuệ, kỹ năng; cố gắng nỗi lực nhiều hơn; để tâm rộng lớn và làm những điều tốt trong thanh tịnh, hoan hỷ.