tả làng quê em vào thời điểm chống dịch COVID 19

tả làng quê em vào thời điểm chống dịch COVID 19

0 bình luận về “tả làng quê em vào thời điểm chống dịch COVID 19”

  1. Dịch bệnh lây nhanh trong cộng đồng. Mấy ngày sau, mẹ tôi ở Đại Lộc cũng gọi điện thoại giọng hoảng hốt: “Cái con cô vít chi đó, hắn về tới ở quê mình rồi. Lo quá con ơi!…”.

    Tôi động viên, mẹ và bà con mình hết sức bình tĩnh. Không phải quá lo lắng nhưng không được chủ quan. Mọi người trong làng phải nhắc nhau là không tụ tập đông người, nhớ rửa tay bằng xà phòng, bằng nước sát khuẩn, thường xuyên đeo khẩu trang nơi công cộng, vệ sinh thông thoáng nhà cửa và không quên xem thời sự trên ti vi để biết thông tin về công tác phòng chống Covid-19.

    Đúng là đang yên đang lành, con vi rút quái ác corona lại bùng phát, tiếp tục làm đảo lộn cuộc sống của người dân quê tôi.

    Lúc này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu lãnh đạo TP.Đà Nẵng và các địa phương lân cận như Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phải nhanh chóng huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; tiếp tục phát huy tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Theo đó, tất cả bộ phận “tác chiến” ở các địa phương lại tái khởi động và tăng tốc ngay để truy vết, khoanh vùng dập dịch, ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

    Những ngày giãn cách xã hội lại bắt đầu. Trong cuộc chiến đấu mới đầy cam go và thử thách này, cả nước đã đồng lòng “chia lửa” với người dân Đà Nẵng – Quảng Nam.

    Hướng về tâm dịch. Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại TP.Đà Nẵng được thành lập nhằm triển khai các hoạt động chuyên môn kỹ thuật trong việc giám sát, đáp ứng chống dịch, điều trị bệnh nhân, công tác truyền thông trên địa bàn TP.Đà Nẵng và các địa phương lân cận có liên quan. Kiểm tra, hỗ trợ địa phương trong việc tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia và các chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế do PGS-TS. Nguyễn Trường Sơn – Thứ trưởng Bộ Y tế phụ trách.

    Trao đổi với báo chí, PGS-TS. Nguyễn Trường Sơn trải lòng: “Chúng tôi là những người thầy thuốc đồng thời cũng là chiến sĩ, sẵn sàng tuân thủ mọi mệnh lệnh cấp trên giao, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, chống dịch bằng cả trái tim và khối óc. Trực tiếp vào Đà Nẵng, chúng tôi hứa với Thủ tướng Chính phủ là khi nào dịch ổn định mới về là vì trách nhiệm và trái tim đối với thành phố đáng sống này. Có những lúc tôi như xát muối trong lòng khi được tin có ca tử vong vì vi rút SARS-CoV-2. Lúc đó, tôi như thất thần, rất buồn và cũng lo cho anh em. Vẫn biết rằng, đối với những người bệnh có bệnh lý nền, mạn tính, đặc biệt là bệnh nhân suy thận mạn, có biến chứng từ tiểu đường, suy tim thì sự xâm nhập của Covid-19 là giọt nước tràn ly”.

    PGS-TS. Nguyễn Trường Sơn nói tiếp: “Xúc động nhất khi chúng tôi đến các bệnh viện (BV), thấy hình ảnh của các bác sĩ trong trang phục chống dịch rất nóng. Tôi chỉ mặc 10 phút mà đi ra mồ hôi từ đầu đến chân nhưng các nhân viên y tế phải mặc cả ngày mà không có điều hòa, phải mở cửa sổ giữa trưa. Tôi thấy rất nhiều nhân viên y tế kiệt sức… Có những bữa đến BV Phổi Đà Nẵng, BV dã chiến Hòa Vang thấy những hộp cơm vẫn còn xếp chồng lên nhau khi đã 14 giờ chiều. Mọi người chưa ăn được vì còn đang làm việc trong khu cách ly. Tôi nghĩ đó là những hy sinh rất cao cả của các nhân viên y tế…”.

    Trong một lần giao ban trực tuyến với các địa phương, từ điểm cầu TP.Hà Nội, sau khi chỉ đạo các nhiệm vụ cụ thể về công tác phòng, điều trị dịch bệnh Covid-19; quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng đã không quên nhắn nhủ với “bộ chỉ huy tiền phương”: “Tôi chia sẻ với những khó khăn vất vả của các đồng chí ở trong đó, tôi mong các đồng chí cố gắng, đồng chí Nguyễn Trường Sơn động viên anh em làm việc và giữ sức khỏe, chúng tôi ở ngoài này sẽ hỗ trợ tối đa khi tiền phương cần”.

    Tôi chưa một lần gặp, trò chuyện cùng PGS-TS. Nguyễn Trường Sơn, nhưng trong tôi, ông là một hình ảnh về người thầy thuốc quá đẹp, rất đẹp. Tôi ngưỡng mộ ông! Ông thực sự là người thầy thuốc của nhân dân, là tấm gương mẫu mực về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua bài viết này cho phép tôi được nói lời tri ân đến ông cùng các đồng nghiệp của ông – những chiến binh áo trắng đã căng mình trong suốt thời gian xa gia đình để “chiến đấu” với Covid-19, đối diện với hiểm nguy, giúp cho người dân quê tôi sớm có cuộc sống yên bình.

    Trở lại câu chuyện cả nước hướng về tâm dịch. Bộ Y tế cũng đã cử đội ngũ chuyên gia đầu ngành, tinh nhuệ, tâm huyết, trách nhiệm và kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực như hồi sức, truyền nhiễm, cấp cứu, thận nhân tạo, xét nghiệm, dịch tễ, tim mạch, ung bướu… của các BV và viện lớn như BV Bạch Mai, BV Chợ Rẫy, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, BV Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, BV Đại học Y Hà Nội, Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương… vào hỗ trợ BV Trung ương Huế cơ sở 2, BV Đa khoa Trung ương Quảng Nam, BV Đà Nẵng, Trung tâm Y tế Hòa Vang, BV Phổi Đà Nẵng… cùng nhiều phương tiện, trang thiết bị y tế hiện đại được điều động ngay về Đà Nẵng để hỗ trợ thành phố khống chế dịch bệnh, chữa trị các bệnh nhân mắc Covid-19.

    Với tình cảm và trách nhiệm của người thầy thuốc, nhằm góp sức chiến thắng giặc Covid-19, các đoàn bác sĩ, điều dưỡng của Hải Phòng, Bình Định, Thừa Thiên Huế đã tình nguyện lên đường chi viện cho tâm dịch cho TP.Đà Nẵng. Đoàn y, bác sĩ của tỉnh Phú Thọ và lực lượng bác sĩ giỏi của BV Chợ Rẫy, BV Đại học Y dược và BV Bệnh nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh do bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Quang Đại – Bệnh viện Chợ Rẫy làm trưởng đoàn cũng đã “về với Quảng Nam” cùng BV Đa khoa Trung ương Quảng Nam, BV Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, BV Đa khoa khu vực Quảng Nam và BV Đa khoa TP.Hội An tham gia công tác chống dịch bệnh.

    Và trong số họ, nhiều người đã cắt tóc ngắn hơn để thuận tiện trong quá trình làm nhiệm vụ, hứa quyết tâm khi nào Đà Nẵng – Quảng Nam hết dịch mới trở về tổ ấm của gia đình mình.

    Hoặc trường hợp thật đặc biệt đối với bác sĩ Huỳnh Quang Đại đang chi viện điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Quảng Nam, khi hay tin người cha của mình lên cơn nhồi máu cơ tim nhập viện. Chia sẻ với các đồng nghiệp của mình ở BV Chợ Rẫy qua điện thoại, bác sĩ Đại không khỏi xúc động nói lời cảm ơn đến ban giám đốc cùng các chiến hữu của mình đã thay anh chăm sóc cho ba của mình trong tình huống khẩn cấp. “Tôi sẽ yên tâm ở lại Quảng Nam tiếp tục điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19”.

    Bình luận
  2. Trung tá Cao Xuân Đoàn, Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 123 (Bộ Chỉ huy Quân sự) tỉnh Lạng Sơn cho biết: Trung đoàn 123 được Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh giao nhiệm vụ tiếp nhận thu dung, cách ly công dân từ biên giới vào nội địa cách ly phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định. Hiện nay, Trung đoàn quản lý ba khu cách ly gồm: Khu số 1 tại Sở Chỉ huy Trung đoàn, ở phường Hoàng Văn Thụ, TP Lạng Sơn; khu số 2 tại thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng và khu số 3 tại xã Chiến Thắng (huyện Chi Lăng).

    Từ đầu tháng 1-2021 đến nay, tại ba khu cách ly đã tiếp nhận gần 1.000 công dân, trong đó, có 30% số công dân được các lực lượng chức năng của Trung Quốc trao trả các cửa khẩu; 70% số công dân nhập cảnh trái phép qua đường mòn, lối tắt, được các lực lượng biên phòng, công an của tỉnh đưa đi cách ly theo quy định. Phần lớn công dân có hộ khẩu tại các tỉnh: Bắc Giang, Hải Dương, Hòa Bình, Lai Châu, Thanh Hóa, Vũng Tàu… đi lao động, làm thuê, tại một số tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông (Trung Quốc), nay tìm cách trở về quê đón Tết thì bị phát hiện.

    Thiếu tá, Chủ nhiệm Quân y Trung Đoàn 123, Nguyễn Công Hạnh chia sẻ: Khi tiếp nhận công dân vào cách ly, các y, bác sĩ sẽ tiến hành khám sàng lọc, đề nghị công dân khai báo trung thực.

    Đại tá Lê Văn Bền, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lạng Sơn khẳng định: Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý cách ly các công dân Việt Nam từ Trung Quốc trở về. Bên cạnh đó, Tết đang cận kề, dự kiến số công dân trở về từ Trung Quốc sẽ ngày càng tăng, sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận. Vì vậy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lạng Sơn đã đề nghị Quân khu 1, chuẩn bị có phương án đưa công dân đến các khu cách ly ở các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh… Đơn vị cũng đã có đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh nếu công dân thực hiện cách ly hết thời gian quy định vào đúng ngày nghỉ Tết thì hỗ trợ tạo điều kiện để công dân về quê đón Tết…  

    * Thông tin về công dân thuộc tỉnh Phú Thọ liên quan đến các ca dương tính tại Quảng Ninh và Hải Dương, gồm một trường hợp ở xã Sóc Đăng, huyện Đoan Hùng; một trường hợp ở phường Âu Cơ, thị xã Phú Thọ và một trường hợp ở Cao Xá, Lâm Thao.

    Qua quá trình điều tra dịch tễ, đã xác định được tất cả những người tiếp xúc gần trường hợp nghi ngờ với các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

    Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Phú Thọ đã tiến hành cách ly 51 trường hợp là F1 của các bệnh nhân nhiễm và nghi nhiễm Covid- 19 và 283 trường hợp F2. Theo nhận định, trong các F1 trên có một trường hợp có nguy cơ rất cao do người này tiếp xúc gần với ca bệnh số 1533 trong cùng bàn ăn. Sau khi tiến hành điều tra, truy vết, khoanh vùng, cách ly y tế, xét nghiệm sàng lọc các trường hợp F1, F2, Sở Y tế Phú Thọ cho biết, đã cơ bản khoanh vùng được nguy cơ và tiếp tục truy vết các trường hợp khác.

    Lực lượng chức năng phối hợp địa phương điều tra dịch tễ tại cơ sở. 

    Phó Giám đốc Sở Y tế Phú Thọ Lê Quang Thọ cho biết, ngay sau khi nhận được thông báo của Bộ Y tế, UBND tỉnh Phú Thọ đã yêu cầu Sở Y tế phối hợp UBND các huyện Đoan Hùng, Lâm Thao và thị xã Phú Thọ chỉ đạo tổ chức triển khai đồng bộ, khẩn trương, quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch. Công tác điều tra, truy vết, khoanh vùng, cách ly y tế, xét nghiệm sàng lọc được tiến hành kịp thời. Ngoài ra, ngành y tế và địa phương tăng cường phun hóa chất khử trùng tại các khu dân cư/hộ gia đình nguy cơ; đồng thời đề nghị UBND tỉnh bổ sung kinh phí mua 5.000 test xét nghiệm và bộ vật tư để thực hiện xét nghiệm RT-PCR.

    Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Phan Trọng Tấn yêu cầu các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và toàn thể nhân dân nâng mức phòng chống dịch lên một cấp độ; các sở ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với các địa phương nắm chắc di biến động nhân khẩu, nhất là các trường hợp xuất nhập cảnh; rà soát lại cơ sở cách ly, sẵn sàng hỗ trợ, lập chốt và tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức chủ động của người dân trong công tác phòng chống dịch, quyết không để dịch xâm nhập vào địa bàn.

    * Sáng 29-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh chủ trì cuộc họp khẩn với các ban, ngành, địa phương tỉnh Vĩnh Long để triển khai, thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới. 

    Phát biểu tại buổi họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh yêu cầu các ngành khẩn trương rà soát các kịch bản phòng, chống dịch ở mức cao. Các đội phản ứng nhanh phải tập trung cao độ ở các đầu mối giao thông, cửa ngõ ra vào tỉnh Vĩnh Long. Đặc biệt là ngành công an, phối hợp Sở Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Long tăng cường rà soát, lập danh sách hành khách ở các tuyến xe đường dài, tuyến xe bắc – nam, trong đó chú ý ghi chép nhật ký hành khách lên xuống ở từng địa điểm để quản lý tốt lịch trình.

    UBND tỉnh Vĩnh Long họp khẩn triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới vào sáng 29-1.

    Từ đây đến Tết Nguyên đán, ở Vĩnh Long nói riêng sẽ diễn ra nhiều cuộc họp mặt, trao quà Xuân cho bà con, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh đề nghị ngành y tế và các địa phương phải tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch kỹ lưỡng, chu đáo. Đặc biệt là chương trình Mừng Đảng mừng Xuân trong đêm giao thừa, các ban, ngành cần phải phối hợp tốt để bố trí, tính toán thật kỹ để du khách và người dân vừa xem bắn pháo hoa vừa an toàn tuyệt đối, bảo đảm người dân an tâm, vui Xuân đón Tết.

    Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, đến nay, Sở Y tế đã phối hợp  Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và các đơn vị tổ chức tiếp nhận, cách ly tập trung, thực hiện khai báo y tế và hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh và theo dõi tình hình sức khỏe 12 đợt với số lượng 1.892 người trở về từ Hàn Quốc, Australia và Singapore, Malaysia và Canada, Singapore, Cộng hòa Séc, Anh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Cần Thơ. Ngoài ra, còn tiến hành cách ly tập trung tại chỗ đối với 16 trường hợp nhập cảnh trái phép từ biên giới (Trung Quốc, Campuchia, Myanmar, Malaysia) về địa phương và 15 trường hợp F1 liên quan BN 1440. Đến ngày 29-1, còn một trường trường hợp (NB1440) cách ly tại cơ sở y tế…

    Sáng cùng ngày, UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành công văn số 445/UBND-VX Vĩnh Long, ngày 29-1-2021 về việc nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Công năn nêu rõ: Rà soát, bắt buộc khai báo y tế đối với các trường hợp trở về từ Hải Dương và Quảng Ninh từ ngày 12-1-2021 đến nay, báo cáo Sở Y tế để có hướng dẫn về các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời; Tiến hành xét nghiệm và cách ly đối với các trường hợp nghi ngờ mắc Covid-19 theo quy định.

    Trường hợp phát hiện ca mắc bệnh phải tiến hành truy vết nhanh chóng và kịp thời, áp dụng ngay các biện pháp cần thiết, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng; Quản lý chặt chẽ việc cách ly người nhập cảnh, bảo đảm cách ly tập trung đủ thời gian theo quy định; tuyệt đối không để dịch bệnh lây lan trong khu cách ly và từ khu cách ly ra cộng đồng; Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng, nhắc nhở, xử phạt các trường hợp không đeo khẩu trang theo quy định. Hạn chế tập trung đông người và tổ chức các sự kiện khi không cần thiết.

    Khi tổ chức các hoạt động, sự kiện, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phải bảo đảm các yêu cầu về phòng, chống dịch theo quy định và chịu trách nhiệm về quá trình tổ chức; Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ quan, đơn vị, khu dân cư, các nơi có nguy cơ cao như siêu thị, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, nhà máy… xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra sai phạm; Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các cấp sẵn sàng những phương án phòng, chống dịch để kích hoạt khi cần thiết.

    * Ngày 29-1, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Thuận đã tổ chức họp trực tuyến với các địa phương trong toàn tỉnh để triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. 

    Tại cuộc họp, đại diện Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo Sở Y tế cùng lãnh đạo một số cơ quan, địa phương, các lực lượng Quân sự, Biên phòng và Công an tỉnh đã báo cáo về tình hình dịch bệnh, công tác triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

    Qua theo dõi, xác minh ban đầu của các địa phương và ngành chức năng, Bình Thuận có bốn trường hợp là cán bộ đi công tác ở tỉnh Hải Dương, nhưng không phải là những địa điểm mà Bộ Y tế thông báo, đã trở về tỉnh. Tuy nhiên, tất cả đều đã được theo dõi và lấy mẫu xét nghiệm. Bộ CHQS tỉnh cũng đã chuẩn bị hai cơ sở cách ly với 280 giường và chỉ trong vòng từ một đến hai giờ sẵn sàng tiếp nhận người được đưa vào cơ sở; ngoài ra tại tất cả các Ban CHQS các địa phương đều đã chuẩn bị sẵn sàng các cơ sở cách ly có từ 50 đến 70 giường; các địa phương trong tỉnh cũng đã bố trí các Trung tâm giáo dục chính trị và một số cơ sở có đủ điều kiện để làm cơ sở cách ly.

    Bình Thuận hiện có hai hệ thống xét nghiệm Covid-19 sàng lọc được đặt tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh và Bệnh viện đa khoa tỉnh với khả năng xét nghiệm 100 mẫu/ngày tại mỗi hệ thống và có thể tăng lên đến 400 mẫu/ngày trong trường hợp khẩn cấp. 

     Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Thuận họp trực tuyến với các địa phương triển khai các biện pháp khẩn cấp phòng, chống dịch.

    Ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Thuận yêu cầu tất cả các cơ quan thuộc UBND tỉnh; UBND các địa phương; các cơ quan hành chính sự nghiệp; các lực lượng Quân sự, Biên phòng, Công an trong tỉnh phải tuân thủ và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28-1-2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 và các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế, Giáo dục và Đào tạo… liên quan đến công tác này.

    Ngay sau cuộc họp, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành văn bản hỏa tốc số 400/UBND-KGVXNV về triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.

    Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu lãnh đạo các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện thị, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai các nhiệm vụ: Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, tiếp tục truyền thông mạnh mẽ nhằm nâng cao ý thức cảnh giác, tự bảo vệ trước nguy cơ dịch bệnh trong nhân dân. Tiếp tục thực hiện tốt thông điệp 5K. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử phạt các trường hợp không tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt là không đeo khẩu trang tại nơi công cộng.

    Tuyên truyền, vận động người dân đi về từ các tỉnh có dịch, đặc biệt là Quảng Ninh, Hải Dương, từ ngày 13-01-2021 đến nay thực hiện khai báo y tế cho cơ quan y tế gần nhất.

    Tạm dừng các hội nghị, hội thảo, sự kiện tập trung đông người không cần thiết; trường hợp cần thiết tổ chức phải bảo đảm các biện pháp an toàn, phòng, chống dịch theo quy định. Các cơ quan Nhà nước không tổ chức tiệc liên hoan.

    Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố: Kiểm soát người đi về từ vùng có dịch, quản lý người nước ngoài, người nhập cảnh trái phép, bảo đảm không để xảy ra trường hợp xuất nhập cảnh không được kiểm soát theo quy định. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp các cơ quan có liên quan giám sát thuyền viên của các tàu đến từ vùng dịch cập cảng Vĩnh Tân; không giải quyết nhập cảnh lên bờ đối với thuyền viên làm việc trên các tàu biển nước ngoài.

    Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở du lịch. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai ngay các biện pháp phòng, chống dịch trong trường học theo hướng dẫn của ngành y tế.

    * Ngày 29-1, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) TP Hồ Chí Minh có văn bản chỉ đạo các phòng GD và ĐT quận, huyện và TP Thủ Đức, các trường THPT, trường phổ thông nhiều cấp học, trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên… về thực hiện Chỉ thị 05/CT-TTg ngày 28-1-2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19. 

    Theo đó, Sở GD và ĐT thành phố yêu cầu các đơn vị trực thuộc tập trung thực hiện khẩn trương, nghiêm túc các nội dung phòng, chống dịch của trung ương, TP Hồ Chí Minh nhằm bảo đảm an toàn, kiểm soát hiệu quả, không để dịch bùng phát trong cơ sở GD và ĐT.

    Cùng với đó, là kích hoạt lại hệ thống phòng, chống lại dịch bệnh tại các đơn vị GD và ĐT. Trong đó, tập trung tăng cường kiểm tra, đôn đốc, chấn chính việc thực hiện Bộ tiêu chí an toàn phòng, chống dịch bệnh; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu nếu để xảy ra vi phạm.

    Trường THPT Thủ Đức, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh đo thân nhiệt cho học sinh. 

    Thực hiện nghiêm túc việc đo thân nhiệt vào đầu mỗi buổi học, bắt buộc thực hiện đeo khẩu trang ngoài lớp học, khuyến khích đeo khẩu trang trong lớp học, rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn đối với toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên và khách liên hệ công tác. Tăng cường trang thiết bị y tế, vệ sinh môi trường tại trường học, như: Máy đo thân nhiệt, nước sát khuẩn, xà phòng, khẩu trang…. Đồng thời, duy trì thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trường, lớp theo quy định, tiếp tục triển khai ứng dụng “An toàn Covid-19” và cập nhật thông tin của đơn vị vào ứng dụng vào các ngày thứ 2, 4, 6 hằng tuần.

    Thể hiện quyết tâm phòng, chống dịch, Sở GD và ĐT thành phố đề nghị các trường học không tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài nhà trường kể từ ngày 30-1-2021 cho đến khi có thông báo mới. Các hoạt động giáo dục tập trung đông người trong nhà trường phải tuân thủ yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan y tế về phòng, chống dịch, thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K (khẩu trang – khử khuẩn – khoảng cách –  không tập trung – khai báo y tế).

    Các trường cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người học và cha mẹ học sinh về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là trong thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu, trong đó đề cao cảnh giác, thực hiện việc đeo khẩu trang và giữ khoảng cách nơi công cộng…

    * Sáng 29-1, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp trực tuyến với 18 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh để phòng, chống dịch Covid-19 sau khi Việt Nam ghi nhận ổ dịch CoVid-19 tại hai tỉnh: Hải Dương và Quảng Ninh.

    Theo Sở Y tế Quảng Nam, đơn vị đang nắm thông tin các ca bệnh, phối hợp các cơ quan chức năng truy vết, giám sát các trường hợp liên quan. Hiện tại, ở tỉnh Quảng Nam chưa ghi nhận trường hợp F1, tạm thời chưa ghi nhận các trường hợp đã đi đến các địa điểm và mốc thời gian theo thông báo khẩn của Bộ Y tế.

    Qua rà soát tính đến sáng 29-1, có 48 trường hợp trở về Quảng Nam từ hai địa phương có ổ dịch Covid-19 là tỉnh: Hải Dương và Quảng Ninh (gồm Hải Dương: 15 người và Quảng Ninh: 33 người). Trong đó, tập trung nhiều nhất là ở TP Hội An có 29 người, còn rải rác ở các địa phương khác.

     Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam yêu cầu giám sát chặt chẽ người về từ vùng dịch,

    Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Hồng Quang yêu cầu, các cơ quan chức năng của tỉnh và các địa phương tiếp tục theo dõi, rà soát chặt chẽ người về từ các vùng dịch. Trước hết, đối với 48 người đã về từ Hải Dương và Quảng Ninh phải theo dõi chặt chẽ và phải được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2.

    Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam Trần Văn Kiệm cho biết, 48 trường hợp về từ Hải Dương và Quảng Ninh đã được cách ly tại nhà và ngành y tế thực hiện lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.

    Chủ tịch UBND TP Hội An Nguyễn Văn Sơn thông tin, ngoài 29 trường hợp trên đã được lấy mẫu xét nghiệm thì hiện nay theo dự báo có thêm khoảng 10 trường hợp nữa từ hai tỉnh trên cũng đang về Hội An. Hiện, chính quyền địa phương đang phối hợp gia đình giám sát chặt chẽ những trường hợp trên.

    * Chiều 29-1, Sở Y tế Lào Cai cho biết, 14 người thuộc đoàn thiện nguyện từ thành phố Chí Linh (Hải Dương) lên Lào Cai có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.

    Ngay sau khi nhận được thông tin từ các ca bệnh ở Hải Dương và Quảng Ninh, tỉnh Lào Cai đã kích hoạt ngay các tổ tự quản chống dịch tại cộng đồng, trong ngày 28-1, các địa phương tiến hành truy vết người từ vùng dịch Quảng Ninh, Hải Dương và các địa phương khác về địa phương từ ngày 15-1, theo cập nhật của Bộ Y tế.

     Cán bộ Trung tâm Y tế thành phố Lào Cai lấy mẫu xét nghiệm người đi từ vùng dịch Hải Dương và Quảng Ninh đến Lào Cai.

    Tính đến 23 giờ ngày 28-1, tỉnh Lào Cai đã phát hiện, điều tra được 97 người đi về từ vùng dịch (người về từ Hải Dương: 70; Quảng Ninh: 27); đã tiến hành cách ly tại nhà và nơi lưu trú; đã lấy mẫu 24 trường hợp, kết quả 24 mẫu âm tính với SARS-CoV-2. Trong số 24 mẫu âm tính này có 14 mẫu của đoàn tình nguyện từ thành phố Chí Linh, Hải Dương (13 người Hải Dương, một người Quảng Ninh) đi thiện nguyện tại thôn Trung Chải, xã Dền Sáng, huyện Bát Xát.

    Các địa phương, đơn vị vẫn đang tiếp tục truy vết người đi, về từ vùng dịch, lập danh sách để lấy mẫu xét nghiệm và hướng dẫn cách ly. Người dân cần tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo 5K và khai báo ngay nếu đi, về hoặc phát hiện có người đi, về từ vùng dịch.

    * Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại các địa phương lân cận, UBND tỉnh Thái Bình đã gửi Công điện khẩn đến Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn.

    Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Thái Bình, ngày  28-1, sau khi nhận được thông báo từ CDC Quảng Ninh, CDC Hải Dương, CDC Thái Bình đã tiến hành rà soát và ghi nhận bốn trường hợp F1, 117 trường hợp F2. Tất cả những công dân này hiện đã được cách ly theo quy định.

    Hiện tại, 13 trường hợp nguy cơ cao đã được lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm lần một đều âm tính với SAR-CoV-2.

     Bệnh viện Phổi Thái Bình và bệnh viện tuyến huyện đang cách ly điều trị năm ca nghi nhiễm Covid-19.

    Trước đó, từ 00 giờ hôm nay, 29-1, các Tổ công tác liên ngành kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh Thái Bình bắt đầu hoạt động trở lại. Địa phương đang tăng tốc việc triển khai rà soát các trường hợp liên quan đến những ca dương tính và các trường hợp  đi qua vùng dịch tại Quảng Ninh, Hải Dương.

    Tỉnh tạm dừng tổ chức các lễ hội cấp huyện, cấp xã cho đến khi có chỉ đạo mới; yêu cầu người dân thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, hạn chế tụ tập đông người, giữ khoảng cách nơi công cộng; vận động người dân từ các địa phương có dịch trở về tự giác khai báo y tế.

    Tỉnh Thái Bình cũng tổ chức hoạt động trở lại Tổ tuần tra phòng,chống dịch bệnh trên địa bàn huyện, thành phố, Tổ tự quản tại các thôn, tổ dân phố, khu dân cư để phòng chống dịch Covid-19. Tổ chức hoạt động trở lại khu cách ly tập trung của huyện và thành phố Thái Bình để tiếp nhận và cách ly khi có yêu cầu.

    Đối với địa bàn giáp ranh với tỉnh Hải Dương, tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các bến đò, bến phà ngang sông. Tỉnh yêu cầu ngành y tế khẩn trương liên hệ với các cơ quan y tế tuyến Trung ương, tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương cập nhật danh sách các trường hợp liên quan đến những ca dương tính để kịp thời triển khai phương án phòng chống dịch như điều tra, truy vết, cách ly, phun xử lý môi trường, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ.

    * Theo báo cáo của lãnh đạo Sở Y tế Vĩnh Phúc, đến 10 giờ ngày 29-1, toàn tỉnh có bảy trường hợp liên quan đến BN 1553 tại Quảng Ninh. Đến nay, đã thực hiện cách ly tập trung đối với sáu trường hợp (một trường hợp cách ly tập trung tại tỉnh Yên Bái), trong đó, có hai trường hợp cách ly tại Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà và hai trường hợp cách ly tại Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên.

    Sáu trường hợp trên đã được xét nghiệm Covid-19 lần 1 và cho kết quả âm tính. Ngoài ra, tỉnh sẽ tiếp tục tiến hành xét nghiệm theo lộ trình bảy ngày làm xét nghiệm lần 3 cho các trường hợp F1 và khẩn trương tiến hành làm xét nghiệm cho tất cả các trường hợp F2. Khi có kết quả nghi ngờ sẽ tiến hành truy xuất toàn bộ các trường hợp F3.

     Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc kiểm tra công tác phòng dịch tại Bệnh viện đa khoa Phúc Yên.

    Theo báo cáo sơ bộ, đến ngày 29-1, toàn tỉnh có 104 trường hợp F2 và đang thực hiện các biện pháp cách ly theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.

    Bên cạnh đó, tỉnh đã yêu cầu tạm dừng tổ chức các lễ hội có quy mô lớn như: Lễ hội chọi trâu Hải Lựu, lễ hội Đền Ngự Dội… Tiết giảm về quy mô, hình thức tổ chức các lễ hội dân gian tại các địa phương, chỉ tổ chức các nghi thức tế lễ cơ bản.

    * Đến thời điểm này, tỉnh Hà Nam có bốn trường hợp F1 của hai bệnh nhân Covid-19 ở Quảng Ninh và Hải Dương, trong đó có một trường hợp ở xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm có tiếp xúc với ca dương tính ở Hải Dương, ba trường hợp ở thị trấn Đồng Văn, thị xã Duy Tiên dự hội nghị cùng ca dương tính ở Quảng Ninh.

    Sau quá trình lấy mẫu kết quả xét nghiệm. Đến ngày 29-1, cả bốn trường hợp đều âm tính lần 1 với SARS-CoV-2. Cùng với đó, 49 người có tiền sử dịch tễ tiếp xúc gần với các ca F1 cũng được lấy mẫu xét nghiệm và có kết âm tính lần 1.

    Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Nam, tất cả những người trên địa bàn tỉnh về từ Quảng Ninh và Hải Dương từ ngày 8-1 trở lại đây đều phải khai báo với cơ quan y tế để có biện pháp phòng, dịch phù hợp.

    Để công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả, Hà Nam yêu cầu khi đến nơi công cộng bắt buộc mọi người phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và trên phương tiện giao thông công cộng, hạn chế tụ tập đông người; các công sở, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thường xuyên thực hiện đeo khẩu trang, khử khuẩn, đo thân nhiệt, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về phòng dịch.

    Dừng các hoạt động, sự kiện tập trung đông người không cần thiết. Các sự kiện, hoạt động cần thiết tổ chức phải tham khảo và tuân thủ yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan y tế về phòng, chống dịch.

    * Trước diễn biến ngày càng phức tạp, ngày 29-1, UBND tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo khẩn trương tái lập hai chốt kiểm dịch phòng, chống Covid-19 trên hai tuyến quốc lộ.

     Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sen Thượng thực hiện kiểm soát phòng dịch Covid-19 tại chốt cố định.

    Theo đó, trên tuyến quốc lộ 6 sẽ lập chốt tại địa phận đèo Pha Đin (nơi giáp ranh địa phận của huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La với huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên); trên quốc lộ 12 lập chốt kiểm dịch tại địa bàn cầu Hang Tôm (nơi giáp ranh giữa địa phận huyện Nậm Nhùn tỉnh Lai Châu với thị xã Mường Lay tỉnh Điện Biên). Thời gian hoạt động của hai chốt kiểm dịch này được bắt đầu từ 0 giờ ngày 30-1.

    Với các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND tỉnh Điện Biên đã yêu cầu phải tiến hành rà soát ngay số công dân đã đến khu vực có dịch tại các tỉnh: Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nội trở về địa phương mà chưa qua 14 ngày thì phải khai báo y tế tại cơ quan y tế hoặc phần mềm NCOVI; buộc thực hiện cách ly tại nhà và xét nghiệm với những trường hợp đi, đến từ những nơi có ổ dịch do Bộ Y tế thông báo.

    Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Điện Biên, ngay trong ngày 29-1, Sở Giao thông vận tải Điện Biên đã thông báo dừng toàn bộ hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh bằng xe ô-tô (bao gồm: Tuyến cố định, hợp đồng, du lịch, taxi) từ Điện Biên tới các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Dương, cho đến khi có thông báo mới về tình hình dịch tại hai địa phương này. Sở Giao thông vận tải Điện Biên cũng yêu cầu các phương tiện đang trên hành trình đi Quảng Ninh, Hải Dương và ngược lại phải nhanh chóng giải tỏa hành khách, thực hiện sát khuẩn phương tiện, đưa về nơi đậu đỗ. Đồng thời, yêu cầu lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và hành khách khai báo y tế, sát khuẩn, đeo khẩu trang và thường xuyên theo dõi sức khỏe.

    Tại huyện Điện Biên Đông – một trong những địa phương có nhiều người lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp thuộc các tỉnh: Hải Dương, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh và Bắc Giang, ngay trong sáng 29-1, UBND huyện Điện Biên Đông cũng tổ chức họp khẩn với các xã, thị trấn yêu cầu phải rà soát, lập danh sách các trường hợp lao động vừa đi nước ngoài hoặc trở về từ vùng có dịch để thực hiện khai báo y tế, theo dõi tình hình sức khỏe hoặc đưa đi cách ly tập trung theo quy định…

    * Đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã xác định được 70 trường hợp là F1, hơn 90 trường hợp là F2 và gần 200 trường hợp là F3 của bệnh nhân mắc Covid-19 1565 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Hiện, tỉnh đang tích cực truy vết các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân mắc Covid-19 để có phương án khoanh vùng, khống chế dịch bệnh. 

    Tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo các đơn vị khẩn trương kích hoạt kịch bản phòng, chống dịch. Thực hiện quyết liệt, khẩn trương, nghiêm túc các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn, thực hiện tốt thông điệp 5K.

     Khai báo y tế tại Trạm Y tế xã Lâm Thao, huyện Lương Tài.

    UBND các cấp chỉ đạo tổ giám sát và tuyên truyền phòng, chống Covid-19 tại cộng đồng tập trung rà soát, truy vết thần tốc, khoanh vùng, dập dịch, kiểm soát người đi lại, có tiếp xúc với F0, F1, F2, F3, F4. Thực hiện cách ly y tế đối với toàn bộ F1 trong 21 ngày; kiểm soát, cách ly tại nơi cư trú theo quy định; lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ các trường hợp F1, F2.

    Đồng thời, lập các chốt kiểm soát y tế, đo thân nhiệt, giám sát sức khỏe người dân ra vào chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Bắc Ninh cũng thực hiện giãn cách xã hội tại xã Lâm Thao, nơi có bệnh nhân mắc Covid-19; tạm dừng hoạt động các nhà hàng, quán ăn, dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường đến khi có chỉ đạo, hướng dẫn mới.

    * Thanh Hóa tăng cường phòng, chống dịch Covid-19

    Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa kiểm tra Khu cách ly tập trung tại Trung đoàn 762.

    Ngày 29-1, cơ quan chuyên môn ở Thanh Hóa cho biết: Trong ngày Thanh Hóa phát sinh thêm một F1 của bệnh nhân (BN) 1563. Trường hợp này có địa chỉ ở khu chung cư Mai Xuân Dương, phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa nhưng làm lễ tân khách sạn ở phố Nam Đồng, quận Đống Đa, TP Hà Nội có tiếp xúc gần với BN 1563.

    Theo đó, Thanh Hóa có ba F1 của BN 1553, BN 1563 đã được cách ly y tế kịp thời và 73 F2 của ba F1. Hệ thống giám sát ở Thanh Hóa cũng phát hiện thêm một công dân nhập cảnh không hợp pháp từ Lào về xã Thiệu Khánh và đã đưa đến cách ly tập trung tại Trung tâm giáo dục quốc phòng – Trường đại học Hồng Đức.

    Tại thời điểm này, Thanh Hóa có 360 người đang cách ly tại các khu cách ly tập trung, 282 người cách ly tại nhà. Chiều 29-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng cùng đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại Trung tâm giáo dục quốc phòng – Trường đại học Hồng Đức và Khu cách ly tập trung tại Trung đoàn 762, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh ở xã Đông Lĩnh, TP Thanh Hóa.

    Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ghi nhận, biểu dương nỗ lực của các lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ tại các khu cách ly trong thời gian qua và yêu cầu tổ chức quản lý, vận hành tốt khu cách ly, sẵn sàng phương án tiếp nhận các trường hợp đến cách ly và thực hiện quy trình cách ly nghiêm ngặt.

    Cùng ngày, Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa kiểm tra đột xuất công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại chợ Điện Biên, siêu thị Co.opmart, chợ Nam Thành; yêu cầu chính quyền các xã, phường, các ban quản lý chợ, siêu thị vào cuộc quyết liệt, tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng dịch, bổ sung các điểm rửa tay sát khuẩn, đo thân nhiệt người ra, vào chợ, các điểm tập trung đông người.

    Các địa phương trong tỉnh Thanh Hóa tiến hành rà soát, kiện toàn, tăng cường vai trò, chức năng của tổ giám sát cộng đồng các cấp, nhất là tổ giám sát ở các thôn, bản, khu phố để phát giác, ghi nhận. Yêu cầu thực hiện khai báo y tế các trường hợp có yếu tố dịch tễ liên quan, phân loại đối tượng và tổ chức giám sát, cách ly y tế phù hợp; rà soát, siết chặt việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn, đặc biệt tại các cơ sở y tế, trường học, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, nhà ga, bến xe, chợ, siêu thị và các khu vực thường xuyên có hoạt động tập trung đông người. Tăng cường kiểm soát đường mòn, lối mở, biên giới trên bộ, đường biển; tiếp tục truy vết triệt để các trường hợp F1, F2 theo dõi các trường hợp đã hoàn thành cách ly tập trung trở về địa phương hoặc nơi lưu trú.

    * Kiên Giang khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

    Kiểm tra sức khỏe trường hợp cách ly tập trung tại TP Hà Tiên.

    Sáng 29-1, ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và gia súc, gia cầm tỉnh chủ trì hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

    Báo cáo tại hội nghị, bác sĩ Cao Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tât tỉnh cho biết: Qua công tác rà soát, truy vết người Kiên Giang trở về từ hai tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh, đến nay các địa phương gồm: Giồng Riềng, Châu Thành, Hòn Đất và TP Hà Tiên đã phát hiện có tám người về từ vùng dịch, hiện các trường hợp này đã được cách ly và kiểm tra dịch tễ theo quy định.

    Bác sĩ Cao Thành Nam đề nghị các địa phương khẩn trương rà soát các đối tượng có yếu tố dịch tễ (liên quan đến thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương và sân bay Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh), tiến hành cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2, đồng thời lập danh sách những người tiếp xúc gần với các đối tượng này tiến hành lấy mẫu xét nghiệm sớm nhất để có biện pháp cách ly phù hợp; tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm trong các cơ sở y tế, khi có trường hợp nghi ngờ phải tiến hành lấy mẫu xét nghiệm ngay không để lây lan dịch bệnh.

    Theo thông tin từ UBND TP Phú Quốc, có 22 trường là du khách đến từ vùng dịch. Ngành y tế Kiên Giang cũng đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm 19 trường hơp, tất cả đều âm tính với SARS-CoV-2 lần thứ nhất. Ba trường hợp còn lại đến du lịch tại TP Phú Quốc trước ngày 15-1.

    Theo báo cáo của UBND huyện Giồng Riềng, tại địa phương này có một trường hợp mới trở về địa phương từ ổ dịch (TP Chí Linh). Hiện trường hợp này đã được đưa đi cách ly tập trung, đồng thời địa phương đang tiến hành truy vết tiếp xúc đối với trường hợp này.

    Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lưu Trung cho rằng, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh như hiện nay, một lần nữa các địa phương phải khởi động lại tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, chủ động hơn, trách nhiệm hơn, quan tâm hơn trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Đồng thời, thực hiện nghiêm Chỉ thị 05 của Thủ tướng Chính phủ, Công điện của Bộ Y tế, các bộ, ngành có liên quan, tập trung phòng ngừa, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm đối với những người về từ vùng dịch. 

    Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lưu Trung yêu cầu, đối với tuyến biên giới, các lực lượng chức năng, các địa phương, đặc biệt là Bộ đội Biên phòng phải tăng cường các chốt chặn với nhận định sắp tới sẽ có số lượng người vượt biên trái phép về Việt Nam đón tết do không đủ thời gian cách ly. Kiểm soát chặt chẽ các đường mòn lối mở trên đường bộ và biên giới trên biển. 

    Trong nội địa, lực lượng Công an phải là lực lượng nồng cốt trong công tác phát hiện và truy vết. Mặt trận, các tổ chức đoàn thể và nhân dân khi phát hiện có người trở về từ vùng dịch phải kịp thời báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để thực hiện các quy trình về y tế theo quy định. 

    Giao Sở Y tế sớm hoàn thiện kế hoạch thiết lập bệnh viện dã chiến, để chủ động khi có tình huống xấu xảy ra. Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh sớm tham mưu, hướng dẫn quy trình cách ly đối với người trở về Kiên Giang từ vùng dịch ở các thời điểm trước và sau 15-1 để triển khai cho các địa phương thực hiện và thống nhất thời gian cách ly là 21 ngày. 

    Bình luận

Viết một bình luận