Tả mẹ đang chăm sóc em khi bị ốm
Đầy đủ mở bài và kết bài và thân bài
0 bình luận về “Tả mẹ đang chăm sóc em khi bị ốm
Đầy đủ mở bài và kết bài và thân bài”
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.”
Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, suốt đời vỗ mãi vào lòng con, dành cho con những gì đẹp đẽ, chân quý nhất từ tấm lòng. Mỗi khi ta ốm đau hay khỏe mạnh, mẹ lúc nào cũng lo lắng, quan tâm dành cho ta tất cả yêu thương từ tận đáy lòng bao la ấy. Và với em, hình ảnh mẹ khi chăm sóc em bị ốm đã để lại những dấu ấn khó phai.
Mẹ em có dáng người dong dỏng, thanh thoát. Khuôn mặt mẹ hiền từ, phúc hậu với nụ cười rạng rỡ. Nắng mưa, sóng gió cuộc đời mẹ đi qua đã in dấu vào làn da nâu rám nắng rất chân quê, mộc mạc của người.
Có những lúc em cảm thấy mình thật ngốc vì dù mẹ có mắng mỏ hay trách móc em thì suy cho cùng cũng là để em nên người chứ đâu có phải vì ghét bỏ gì em. Có ai lại ghét bỏ đứa con mình dứt ruột chín tháng mười ngày sinh ra cơ chứ. Ấy vậy mà, thỉnh thoảng em vẫn cáu gắt, hờn dỗi và cãi lại mẹ. Rồi cho đến một ngày, khi em bị ốm nhìn thấy mẹ chăm sóc em mệt mỏi, vất vả như thế em mới càng thấm thía hơn về giá trị của tình mẫu tử.
Hôm đấy là vào buổi chiều, đã có dự báo thời tiết trời sẽ mưa to, mẹ dặn em rõ ràng là phải mang áo mưa đi cẩn thận vậy mà em mải chơi quên lời mẹ dặn. Kết quả là hôm ấy em bị dính mưa và đêm đến sốt cao. Nằm trên giường, em miên man chìm vào giấc ngủ say, đầu óc quay cuồng trống rỗng. Thỉnh thoảng em cảm nhận có bàn tay rất ấm của ai đó vuốt nhẹ mái tóc và khuôn mặt của mình. Hơi ấm ấy rất quen thuộc thân thương và chắc chắn đó chính là mẹ, cảm nhận của ta về tình mẫu tử không bao giờ là sai cả. Ánh đèn mờ mờ trong đêm, em lim dim mắt thấy thấp thoáng bóng mẹ đổ dài trên chiếc giường, thi thoảng lại sấp khăn lau trán cho em. Một hồi sau mẹ bón từng thìa cháo nhỏ cho em ăn. Ánh mắt mẹ nhuốm đầy ưu tư lo lắng. Một đêm dài, mệt mỏi và khó chịu đã qua đi, nhờ có bàn tay kì diệu và tình yêu thương của mẹ em đã đỡ sốt hơn. Sáng hôm sau tỉnh dậy, em thấy mẹ nằm gục bên cạnh giường, tay vẫn nắm lấy bàn tay non nớt của em. Đôi mắt mẹ thâm quầng, có lẽ vì do đêm qua thức khuya chăm sóc em nên không ngủ được. Mái tóc dài mượt mọi khi thay vào đó rối bời vì lăn lộn chạy qua chạy lại săn sóc cho em nên cũng chẳng có thời gian để chỉnh chu. Tự nhiên, lòng em dấy lên một cảm xúc bồi hồi khó tả, trong miên man xa xăm, vọng về trong em là những lần em nói hỗn với mẹ, những lời lẽ khó nghe mẹ nhường nhịn em, em bỗng thấy mình thật là một đứa trẻ hư. Đúng lúc ấy, mẹ tỉnh dậy, vội vàng ôm em vào lòng, hỏi han xem em đỡ chưa, ánh mắt đầy lo lắng đợi chờ. em bật khóc nức nở, ôm mẹ và ngập ngừng vài tiếng lí nhí không thành lời. Mẹ xoa đầu em mỉm cười đầy trìu mến.
Mẹ là vầng trăng, làm dịu mát tâm hồn thơ ngây trong trẻo của em, mẹ cũng là ánh mặt trời tỏa nắng tâm hồn em. Mẹ là tất cả những gì thiêng liêng, cao quý nhất. Cảm giác mỗi khi bị ốm được bàn tay mẹ chăm sóc như có liều thuốc tiên khỏi bệnh rất nhanh. Phải chăng đó chính là sức mạnh của tình mẫu tử.
Tình mẹ dành cho con luôn luôn rất sâu đậm, nó được thể hiện rất nhiều khi con bị ốm.
Đạo Phật từng dạy “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ”, đúng vậy, người duy nhất tha thứ cho mọi lỗi lầm của chúng ta là mẹ, người duy nhất ở bên chúng ta lúc cùng đường tuyệt lộ là mẹ, chân lý ấy không bao giờ thay đổi. Sau một lần bị ốm đợc mẹ chăm sóc, em lại càng thấm thía lời dạy ấy hơn.
Hôm đó là một buổi trưa hè nắng như nung, em phải đi học thêm đến trưa mới về. Bước về nhà, cả chiếc áo đã ướt mồ hồi, mặt em đỏ lựng lên vì hơi nóng ngột ngạt, đầu óc có phần quay cuồng vì ở dưới mặt trời quá lâu. Ngồi trong nhà uống một ngụm nước, em càng cảm nhận sâu sắc cơn đau đầu dần ập đến, mẹ bê mâm cơm vào chuẩn bị cho bữa trưa, nhìn thấy em xoa xoa hai thái dương thì ánh mắt bất chật thay đổi, đôi lông mày nhíu lại. Mẹ hốt hoảng chạy đến hỏi em bị làm sao, đầu óc mơ hồ, em không trả lời mẹ làm mẹ càng rối rít cả lên. Bàn tay mềm mại với từng ngón tay thon thả của mẹ áp vào trán em, ngay khi lòng bàn tay mát lạnh vừa chạm vào, giọng nói của mẹ thốt lên trong lo lắng: “Con bị sốt rồi!”. Nhưng kể cả trong nỗi lo âu, em vẫn có thể nghe được ngữ điệu đầy yêu thương của mẹ trong lời nói, giọng mẹ nhẹ nhàng và ấm áp, cách mẹ nhả chữ làm cho từng câu mẹ cất lên đều chân tình và sâu sắc, người ta nói đó là đặc trưng của nghề giáo. Mẹ đỡ em lên giường nằm, sau đó em mệt mỏi chìm vào giấc ngủ, chỉ cảm nhận được thỉnh thoảng có một bàn tay đặt chiếc khăn mặt ẩm lên trán để làm dịu cơn đau đầu của mình, đôi lúc bàn tay còn hơi xoa đầu em…Khi tỉnh dậy em vẫn thấy bóng mẹ tần tảo hơi khom lưng giặt khăn, vài lọn tóc của mẹ rơi trên vai, mẹ ở nhà giản dị và xuề xòa, nhưng em yêu sự giản dị và xuề xòa đó. Nhận ra em tỉnh, mẹ hồ hởi hẳn lên, ánh mắt sang lấp lánh, mẹ vội múc bát cháo nóng đến bên em, bón cho em từng thìa một, hai mẹ con chẳng nói chẳng rằng nhưng không gian không hề bị trống vắng mà tràn đấy tình yêu thương.
Cả đời mẹ hi sinh vất vả vì con, vậy mà chỉ cần một niềm vui nho nhỏ, một điểm 10 cũng làm mẹ vui cả ngày vì con, chỉ cần con bị ôm cũng làm mẹ ăn không ngon ngủ không yên. Em vô cùng thương mẹ, tự hỏi bao giờ mới có thể đền đáp công ơn mẹ?
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con.”
Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, suốt đời vỗ mãi vào lòng con, dành cho con những gì đẹp đẽ, chân quý nhất từ tấm lòng. Mỗi khi ta ốm đau hay khỏe mạnh, mẹ lúc nào cũng lo lắng, quan tâm dành cho ta tất cả yêu thương từ tận đáy lòng bao la ấy. Và với em, hình ảnh mẹ khi chăm sóc em bị ốm đã để lại những dấu ấn khó phai.
Mẹ em có dáng người dong dỏng, thanh thoát. Khuôn mặt mẹ hiền từ, phúc hậu với nụ cười rạng rỡ. Nắng mưa, sóng gió cuộc đời mẹ đi qua đã in dấu vào làn da nâu rám nắng rất chân quê, mộc mạc của người.
Có những lúc em cảm thấy mình thật ngốc vì dù mẹ có mắng mỏ hay trách móc em thì suy cho cùng cũng là để em nên người chứ đâu có phải vì ghét bỏ gì em. Có ai lại ghét bỏ đứa con mình dứt ruột chín tháng mười ngày sinh ra cơ chứ. Ấy vậy mà, thỉnh thoảng em vẫn cáu gắt, hờn dỗi và cãi lại mẹ. Rồi cho đến một ngày, khi em bị ốm nhìn thấy mẹ chăm sóc em mệt mỏi, vất vả như thế em mới càng thấm thía hơn về giá trị của tình mẫu tử.
Hôm đấy là vào buổi chiều, đã có dự báo thời tiết trời sẽ mưa to, mẹ dặn em rõ ràng là phải mang áo mưa đi cẩn thận vậy mà em mải chơi quên lời mẹ dặn. Kết quả là hôm ấy em bị dính mưa và đêm đến sốt cao. Nằm trên giường, em miên man chìm vào giấc ngủ say, đầu óc quay cuồng trống rỗng. Thỉnh thoảng em cảm nhận có bàn tay rất ấm của ai đó vuốt nhẹ mái tóc và khuôn mặt của mình. Hơi ấm ấy rất quen thuộc thân thương và chắc chắn đó chính là mẹ, cảm nhận của ta về tình mẫu tử không bao giờ là sai cả. Ánh đèn mờ mờ trong đêm, em lim dim mắt thấy thấp thoáng bóng mẹ đổ dài trên chiếc giường, thi thoảng lại sấp khăn lau trán cho em. Một hồi sau mẹ bón từng thìa cháo nhỏ cho em ăn. Ánh mắt mẹ nhuốm đầy ưu tư lo lắng. Một đêm dài, mệt mỏi và khó chịu đã qua đi, nhờ có bàn tay kì diệu và tình yêu thương của mẹ em đã đỡ sốt hơn. Sáng hôm sau tỉnh dậy, em thấy mẹ nằm gục bên cạnh giường, tay vẫn nắm lấy bàn tay non nớt của em. Đôi mắt mẹ thâm quầng, có lẽ vì do đêm qua thức khuya chăm sóc em nên không ngủ được. Mái tóc dài mượt mọi khi thay vào đó rối bời vì lăn lộn chạy qua chạy lại săn sóc cho em nên cũng chẳng có thời gian để chỉnh chu. Tự nhiên, lòng em dấy lên một cảm xúc bồi hồi khó tả, trong miên man xa xăm, vọng về trong em là những lần em nói hỗn với mẹ, những lời lẽ khó nghe mẹ nhường nhịn em, em bỗng thấy mình thật là một đứa trẻ hư. Đúng lúc ấy, mẹ tỉnh dậy, vội vàng ôm em vào lòng, hỏi han xem em đỡ chưa, ánh mắt đầy lo lắng đợi chờ. em bật khóc nức nở, ôm mẹ và ngập ngừng vài tiếng lí nhí không thành lời. Mẹ xoa đầu em mỉm cười đầy trìu mến.
Mẹ là vầng trăng, làm dịu mát tâm hồn thơ ngây trong trẻo của em, mẹ cũng là ánh mặt trời tỏa nắng tâm hồn em. Mẹ là tất cả những gì thiêng liêng, cao quý nhất. Cảm giác mỗi khi bị ốm được bàn tay mẹ chăm sóc như có liều thuốc tiên khỏi bệnh rất nhanh. Phải chăng đó chính là sức mạnh của tình mẫu tử.
Tình mẹ dành cho con luôn luôn rất sâu đậm, nó được thể hiện rất nhiều khi con bị ốm.
CHÚC BẠN MAY MẮN
Đạo Phật từng dạy “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ”, đúng vậy, người duy nhất tha thứ cho mọi lỗi lầm của chúng ta là mẹ, người duy nhất ở bên chúng ta lúc cùng đường tuyệt lộ là mẹ, chân lý ấy không bao giờ thay đổi. Sau một lần bị ốm đợc mẹ chăm sóc, em lại càng thấm thía lời dạy ấy hơn.
Hôm đó là một buổi trưa hè nắng như nung, em phải đi học thêm đến trưa mới về. Bước về nhà, cả chiếc áo đã ướt mồ hồi, mặt em đỏ lựng lên vì hơi nóng ngột ngạt, đầu óc có phần quay cuồng vì ở dưới mặt trời quá lâu. Ngồi trong nhà uống một ngụm nước, em càng cảm nhận sâu sắc cơn đau đầu dần ập đến, mẹ bê mâm cơm vào chuẩn bị cho bữa trưa, nhìn thấy em xoa xoa hai thái dương thì ánh mắt bất chật thay đổi, đôi lông mày nhíu lại. Mẹ hốt hoảng chạy đến hỏi em bị làm sao, đầu óc mơ hồ, em không trả lời mẹ làm mẹ càng rối rít cả lên. Bàn tay mềm mại với từng ngón tay thon thả của mẹ áp vào trán em, ngay khi lòng bàn tay mát lạnh vừa chạm vào, giọng nói của mẹ thốt lên trong lo lắng: “Con bị sốt rồi!”. Nhưng kể cả trong nỗi lo âu, em vẫn có thể nghe được ngữ điệu đầy yêu thương của mẹ trong lời nói, giọng mẹ nhẹ nhàng và ấm áp, cách mẹ nhả chữ làm cho từng câu mẹ cất lên đều chân tình và sâu sắc, người ta nói đó là đặc trưng của nghề giáo. Mẹ đỡ em lên giường nằm, sau đó em mệt mỏi chìm vào giấc ngủ, chỉ cảm nhận được thỉnh thoảng có một bàn tay đặt chiếc khăn mặt ẩm lên trán để làm dịu cơn đau đầu của mình, đôi lúc bàn tay còn hơi xoa đầu em…Khi tỉnh dậy em vẫn thấy bóng mẹ tần tảo hơi khom lưng giặt khăn, vài lọn tóc của mẹ rơi trên vai, mẹ ở nhà giản dị và xuề xòa, nhưng em yêu sự giản dị và xuề xòa đó. Nhận ra em tỉnh, mẹ hồ hởi hẳn lên, ánh mắt sang lấp lánh, mẹ vội múc bát cháo nóng đến bên em, bón cho em từng thìa một, hai mẹ con chẳng nói chẳng rằng nhưng không gian không hề bị trống vắng mà tràn đấy tình yêu thương.
Cả đời mẹ hi sinh vất vả vì con, vậy mà chỉ cần một niềm vui nho nhỏ, một điểm 10 cũng làm mẹ vui cả ngày vì con, chỉ cần con bị ôm cũng làm mẹ ăn không ngon ngủ không yên. Em vô cùng thương mẹ, tự hỏi bao giờ mới có thể đền đáp công ơn mẹ?