Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”
từ đoạn văn trên em hãy hãy viết đoạn văn ngắn( khoảng 5-7 câu) trình bày suy ngĩ của mình về trách nghiệm của thế hệ trẻ đói với quê hương đất nước.
Việt Nam ta đã trải qua bao đổ máu đau thương từ thời xưa đến nay, nhưng vẫn vững vàng là do công giữ nước tài tình của nhân dân (1) Chúng ta đây- những thế hệ non trẻ của đất nước cũng cần phải góp phần trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh, như vậy mới xứng con cháu Việt Nam .(2) Chúng ta may mắn được sinh sống ở thời bình, không phải chứng kiến cảnh bom rơi đạn bắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù (3) Chúng ta cố gắng học tập thật tốt, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. (4) Khi chúng ta làm được thì sẽ áp dụng được và đưa đất nước phát triển , vươn xa hơn hiện tại (5) Ngoài ra, chúng ta phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau ,một xã hội Việt Nam đẹp đẽ , giàu mạnh sẽ có cả những người tài lẫn người đức (6) Vì vậy thế hệ trẻ ngày nay cần phải học hỏi nhiều hơn, tích cực rèn luyện hơn để góp phần đưa đất nước ta vươn tới các cường quốc 5 châu (7)
@Kêm
Trong Hịch tướng sỹ, vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn từng viết “Ta thường tới bữa quên ăn…vui lòng”. Qua câu nói này, tác giả Trần Quốc Tuấn đã thể hiện được sự lo âu và đau khổ trong tâm tư của mình trước tình cảnh nước mất nhà tan. Một loạt những hình ảnh nói quá giàu sức biểu cảm như: tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa cho thấy sự đau khổ, căm phẫn và uất ức khi phải nhìn cảnh giặc ngoại xâm sang xâm phạm nước nhà của 1 vị chủ tướng yêu nước. Đó là nỗi đau mất nước, nỗi trăn trở của một vị tướng yêu nước thương dân. Tiếp theo, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ khát khao được hy sinh để đánh đuổi giặc của mình và ông cũng chấp nhận những cái chết đau đớn miễn là bảo vệ được độc lập tổ quốc. Những hình ảnh vô cùng giàu sức biểu cảm như: xả thịt lột da, nuốt gan uống máu để nói lên được khát khao được đánh đuổi giặc. Dù cho hy sinh, dù cho ngã xuống, tác giả vẫn thể hiện được ý chí đánh giặc sục sôi của mình bằng những hình ảnh như: “dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa”. Đây đều là hình ảnh phóng đại của những cái chết thật đau đớn. Nhưng với Trần Quốc Tuấn thì đó là cái chết hy sinh cao đẹp vì tổ quốc, vì độc lập. Tóm lại, qua đoạn trích người đọc thấy được tình yêu nước nồng nàn, khát vọng đánh giặc và ý chí độc lập cao đẹp của vị anh hùng dân tộc vĩ đại Trần Quốc Tuấn.
cho xin 5 sao, cảm ơn