“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”
Câu 1: (1 điểm) Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào, ai là tác giả?
Câu 2: (1 điểm) Nội dung của đoạn văn trên là gì?
Câu 3: (2 điểm) Nêu biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn trên và ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật đó ?
0 bình luận về ““Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho t”
Viết một bình luận
“…ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu tr
“…ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng…”
1. Những câu văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Quân thù được nói đến ở đây là quân giặc nào?
2. Hãy giới thiệu một vài nét về hoàn cảnh sánh tác chứa đoạn trích trên ?
3. Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó
4. Kể tên ít nhất 2 văn bản trung đại khác mà em đã được học trong chương trình ngữ văn 8 cũng nói về lòng yêu nước như trên?
5. Từ nội dung đoạn văn em có suy nghĩ gì về cách thể hiện lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay?
0 bình luận về ““…ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu tr”
-
1. Những câu văn trên trích từ tác phẩm “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn. Quân thù được nói đến trong đoạn trích trên là quân Mông-Nguyên.
2. HCST: Được viết vào khoảng thời gian trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai (1285): Khi giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ hai, lúc này quân giặc rất mạnh muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân, vì vậy Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc.
3. Biện pháp nghệ thuật: Liệt kê, nói quá, phóng đại, so sánh. Tác dụng: bộc lộ sự căm giận, phẫn uất, lòng căm thù giặc, niềm uất hận đến tột cùng của Trần Quốc Tuấn.
4. “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi và “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn.
5. Bài làm:
Từ văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn ta có thể thấy được lòng yêu nước của nhân dân ta đã trở thành một truyền thống quý báu được lưu truyền đến tận ngày nay. Thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai đất nước, là những con người đầy sức sống, khát vọng. Lòng yêu nước là tình cảm yêu quý, gắn bó, tự hào về quê hương, làng xóm, yêu núi sông, yêu Tổ Quốc hay yêu những thứ nhỏ bé, bình dị nhất xung quanh chúng ta mà ta cần gìn giữ, bảo vệ và tiếp túc phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha anh. Từ xa xưa, lòng yêu nước của nhân dân ta đã giúp cho nền hòa bình ngày nay được duy trì, ổn định. Những anh hùng sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì nền hòa bình, vì độc lập tự do của dân tộc, của Tổ Quốc. Trong thời đại hiện nay, lòng yêu nước đã được thế hệ trẻ Việt Nam ta thể hiện một cách mạnh mẽ điển hình trong những sự kiện gần đây như: đại dịch Covid, đợt bão lũ lịch sử ở miền Trung ruột thịt vừa qua cả nước đã chung tay đẩy lùi khó khăn, đoàn kết vượt qua những gian nan, vất vả. Hay lòng yêu nước xuất phát từ những anh lính ngoài đảo xa ngày đêm canh gác, bảo vệ chủ quyền dân tộc; là những doanh nhân trẻ đưa thương hiệu Việt tới bạn bè quốc tế và cũng chính là những học sinh đang ngày ngày cố gắng học tập chăm chỉ vì tương lai phát triển đất nước. Thế nhưng trái lại, vẫn có một bộ phận nhỏ những người trẻ Việt Nam sống thờ ơ, vô cảm trước tình hình đất nước, ích kỉ chỉ biết đến lợi ích bản thân, mang những suy nghĩ, hành động lệch lạc chống phá Nhà nước, tuyên truyền những thông tin sai trái, cực đoan, bôi nhọ Tổ quốc. Đó là những con người khiếm khuyết về nhân cách, đạo đức, đáng bị cả xã hội lên án và phê phán gay gắt. Bản thân là một mầm non tương lai của đất nước, em luôn trang bị cho mình những nhận thức đúng đắn nhất về lòng yêu nước, thể hiện tấm lòng của mình bằng cách cố gắng học tập thật tốt để đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu như lời vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh.
Chúc bạn học tốt nha!
@ngoc
“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”
Câu 1:
– Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm “Hịch tướng sĩ”
– Tác giả: Trần Quốc Tuấn.
Câu 2:
– Nội dung: Sự đau xót, thương tiếc cho dân tộc “tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” Nỗi căm thù cháy bỏng, cảm xúc không nguôi, niềm thương cảm với dân, sự đau xót và nỗi uất ức cho vận mệnh của một dân tộc “chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”
Câu 3:
– Biện pháp nghệ thuật:
+ Giọng ca mãnh liệt, đau xót, tình cảm.
+ So sánh “Ruột đau như cắt”
+ Nhiều động từ chân thực để miêu tả: Quên ăn, vỗ gối, xẻ thịt, lột da, nuốt gan, uống máu, nghìn xác gói trong da ngựa.
+ Sử dụng nhiều dấu chấm phẩy, phẩy.
=> Làm nổi bật lên sự căm phẫn ấy, diễn tả toàn diện tất cả trạng thái đã lên tới cực điểm, nỗi lòng của trái tim ấy, khiến người đọc liên tưởng từ đó khơi dậy nỗi đồng cảm, thương cảm trong lòng người đọc.
Câu 1:
Trích tác phẩm “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn
Câu 2:
Nội dung: Nói về lòng căm giận của vị chủ tướng trước cảnh mất nước nhà tan.
Câu 3:
Biện pháp nghệ thuật: Lối nói khoa trương (nói quá)
Ý nghĩa: Thể hiện lòng căm giận đối vs kẻ thù