Tác động vủa cuộc khai thác thuộc địa lần 2 với xã hội của việt nam Phân tích thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội n

Tác động vủa cuộc khai thác thuộc địa lần 2 với xã hội của việt nam
Phân tích thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội nước ta sau cttgl1 . Tại sao lại có sự khác nhau đó

0 bình luận về “Tác động vủa cuộc khai thác thuộc địa lần 2 với xã hội của việt nam Phân tích thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội n”

  1. Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp đã khiến cho kinh tế – xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi. Quan hệ kinh tế phong kiến cũ được duy trì. Do đó trong nền kinh tế nước ta đã diễn ra một quá trình hoà trộn, hỗn hợp giữa quan hệ tư bản thực dân với các quan hệ tiền tư bản, chủ yếu là quan hệ phong kiến. Tính chất thuộc địa, nửa phong kiến của xã hội Việt Nam biểu hiện ngày càng rõ nét.

    Tình hình các giai cấp trong xã hội Việt Nam phát triển như sau:

    + Giai cấp địa chủ phong kiến: Vốn là giai cấp thống trị đã đầu hàng, được thực dân Pháp nuôi dưỡng làm tay sai. Sự câu kết giữa hai thế lực phản động tư bản và phong kiến đã tạo điều kiện cho địa chủ Việt Nam tiếp tục chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, đàn áp, bóc lột nông dân về kinh tế và chính trị, làm tay sai cho Pháp và vua quan. Tuy vậy vẫn có một bộ phận địa chủ (nhỏ và vừa) yêu nước, tham gia cuộc đấu tranh chống đế quốc khi có điều kiện.

    + Giai cấp nông dân chiếm hơn 90% dân số, gánh chịu hậu quả nặng nề của chính sách cướp đoạt ruộng đất và sưu cao, thuế nặng của bọn thực dân, phong kiến. Giai cấp nông dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, sẵn sàng đứng dậy đấu tranh, nhưng vì không đại diện cho một phương thức sản xuất mới, tiên tiến, không có hệ tư tưởng riêng cho nên không thể lãnh đạo, tổ chức và tự giải phóng được mình. Họ chỉ có thể phát huy khả năng và sức mạnh khi có một lực lượng tiên tiến lãnh đạo và trở thành một lực lượng cách mạng lớn.

    + Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai trong một hoàn cảnh của một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến; thế lực kinh tế nhỏ bé lại bị tư bản nước ngoài chèn ép nên phát triển chậm chạp, yếu ớt; thái độ chính trị không kiên quyết, nhất quán. Giai cấp tư sản Việt Nam dần dần phân hoá thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Tư sản mại bản có quyền lợi kinh tế gắn liền với đế quốc. Bộ phận tư sản dân tộc có tinh thần yêu nước, có mâu thuẫn với thực dân, phong kiến, nhưng do có những quan hệ nhất định về quyền lợi với thực dân, phong kiến nên không có tình thần đấu tranh mạnh mẽ, không thể trở thành lực lượng lãnh đạo. Họ chỉ là một lực lượng trong cách mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam mà thôi.

    + Giai cấp tiểu tư sản thành thị ra đời gần như đồng thời với giai cấp tư sản Việt Nam. Tuy có tinh thần yêu nước, vì bị tư sản, đế quốc bóc lột, khinh rẻ, đời sống bấp bênh, nhưng dễ hoang mang, dao động. Trong giai cấp tiểu tư sản, bộ phận trí thức có điều kiện tiếp xúc với các trào lưu tư tưởng, văn hoá tiên tiến từ bên ngoài đưa vào nên nhạy bén với thời cuộc, dễ tiếp thu tư tưởng tiến bộ.

    Giai cấp tiểu tư sản thành thị sẽ trở thành một lực lượng cách mạng quan trọng nếu được giáo dục, rèn luyện và được giác ngộ đầy đủ.

    + Giai cấp công nhân ra đời ngay trong cuộc khai thác lần đầu tiên của tư bản Pháp ở Việt Nam. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp công nhân phát triển nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng (từ 10 vạn trước chiến tranh lên 22 vạn năm 1929). Tuy chỉ chiếm khoảng hơn 1% dân số, nhưng giai cấp công nhân có những điều kiện để đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam mà lịch sử giao phó

    Tuy nhiên, giai cấp công nhân phải thành lập được một chính đảng chân chính, theo chủ nghĩa Mác – Lênin. Đảng sẽ vạch ra đường lối đúng đắn, tổ chức phải chặt chẽ, kỉ luật phải nghiêm minh, luôn luôn liên hệ mật thiết với quần chúng và không ngừng trưởng thành trong thực tiễn đấu tranh cách mạng.

    Bình luận

Viết một bình luận