-Tác dụng và ý nghĩa của cây phát sinh. -Nêu các ngành , lớp động vật đã học. -Nêu đặc điểm chung của ngành , lớp động vật *Giups mình vs mai mình kt

-Tác dụng và ý nghĩa của cây phát sinh.
-Nêu các ngành , lớp động vật đã học.
-Nêu đặc điểm chung của ngành , lớp động vật
*Giups mình vs mai mình kt bài cũ

0 bình luận về “-Tác dụng và ý nghĩa của cây phát sinh. -Nêu các ngành , lớp động vật đã học. -Nêu đặc điểm chung của ngành , lớp động vật *Giups mình vs mai mình kt”

  1. câu2

    1. Ngành động vật Nguyên Sinh: trùng giày, trùng roi, trùng biến hình

    2. Ngành Ruột khoang: sứa, thủy tức, san hô, hải quỳ

    3. Ngành Giun dẹp: sán lá gan, sán lông, sán lá máu

    4. Ngành Giun tròn: giun đũa, giun kim, giun móc câu

    5. Ngành Giun đốt: Giun đất

    6. Ngành Thân mềm: Trai sông,mực,bạch tuộc,ốc sên,ốc vặn,sò

    7. Ngành Chân khớp: tôm, cua, ghẹ

    8. Ngành động vật có xương sống: 

    + Lớp Lưỡng cư: ếch, nhái bén, ễnh ương, chẽo chuộc,..

    + Lớp Chim: chim bồ câu, chim đại bàng, chim cú,…

    + Lớp Bò sát: cá sấu, rắn, thằn lằn bóng đuopoi dài (rắn mối),… – Lớp Thú: con thỏ, cá heo, chó, mèo,…

    +  Lớp Cá: cá chép, cá vàng, cá đuối,…

    + Lớp Thú: con thỏ, cá heo, chó, mèo,…

     câu1

    Ý nghĩa, tác dụng của cây phát sinh giới động vật:

    – Cho biết nguồn gốc chung của giới động vật.

    – Cho biết quá trình phát sinh, tiến hóa của giới động vật, loài nào càng gần gốc thì xuất hiện càng sớm.

    – Cho biết mối quan hệ họ hàng giữa các ngành động vật.

    – Cho biết mức độ phong phú và đa dạng của các nhóm loài.

    câu3

    Đặc điểm về cấu tạo Giới Động vật gồm những sinh vật nhân thực, đa bào, cơ thể gồm nhiều tế bào phân hoá thành các mô, các cơ quan và hệ cơ quan khác nhau. Đặc biệt là động vật có hệ cơ quan vận động và hệ thần kinh. 

    Bình luận
  2. *-Mức độ quan hệ họ hàng của cac nhóm động vật.

    -Các loại động vật được thể hiện trên các cành gần nhau có quan hệ họ hàng và nguồn gốc gần hơn các nhóm động vật ở xa.

    -Các cành có kích thước lớn thì đó là số lượng loài sinh vật nhiều hơn các cành nhỏ.

    *1. Ngành động vật Nguyên Sinh

    2. Ngành Ruột khoang

    3.  Ngành Giun dẹp

    4.  Ngành Giun tròn

    5. Ngành Giun đốt

    6. Ngành Thân mềm

    7. Ngành Chân khớp

    8. Ngành động vật có xương sống

    – Các lớp cá

    – Lớp Lưỡng cư

    – Lớp Bò sát

    – Lớp chim

    – Lớp thú

    *Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh:

    + Kích thước hiển vi và cơ thể chỉ có 1 tế bào

    + Cơ quan dinh dưỡng

    + Hầu hết dinh dưỡng kiểu dị dưỡng

    + Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi

    * Đặc điểm chung của ngành ruột khoang:

    + Cơ thề có đối xứng tỏa tròn

    + Thành cơ thê đều có 2 lớp tế bào: lớp ngoài, lớp trong, giữa 2 lớp này là tầng keo

    + Đều có tế bào gai tự vệ, ruột dạng túi, miệng vừa là nơi thu nhận ăn vừa là nơi thải chất cặn bã.

    * Đặc điểm chung của ngành giun dẹp:

    + Cơ thể dẹp

    + Đối xứng hai bên và phân biệt đâu đuôi, lưng bụng, ruột phân nhiều nhành, chưa có ruột sau và hậu môn. 

    + Số lớn giun dẹp kí sinh còn có thêm: giác bám, cơ quan sinh sán phát triển, ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian

    *Đặc điểm chung của ngành giun tròn:

    + Cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu

    + có khoang co thể chưa chinh thức

    + Cơ quan tiêu hoá bắt đầu từ miệng và kết thúc  hậu môn.

    + Phần lón số loài giun tròn sống ki sinh. Một số nhỏ sống tự cừ).

    *Đặc điểm chung của ngành giun tròn:

    + Cơ thể phân đốt và đối xứng hai bên.

    + Hệ tiêu hóa cấu tạo hình ống và được phân hóa.

    + Hô hấp bằng da hoặc bằng mang.

    + Bắt đầu có hệ tuần hoàn.

    *Đặc điểm chung của ngành Thân mềm:

    – Thân mềm, cơ thể không phân đốt

    – Có vỏ đá vôi, có khoang áo

    – Hệ tiêu hóa phân hóa

    – Cơ quan di chuyển thường đơn giản

    – Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.

    *Đặc điểm chung của ngành chân khớp:

    + Cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên

    + Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở

    + Các chân phân khớp động

    + Qua lột xác mà tăng trưởng cơ thể

    *ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP CÁ

    – Cá là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước.

    – Di chuyển: bơi bằng vây

    – Hô hấp bằng mang

    – Tim 2 ngăn, có 1 vòng tuần hoàn máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể

    – Sinh sản: thụ tinh ngoài

    – Là động vật biến nhiệt

    *ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LƯỠNG CƯ

    – Môi trường sống đa dạng: dưới nước, trên cạn, trên cây, trong đất

    – Da trần, ẩm ướt

    – Di chuyển bằng 4 chi (trừ bộ Lưỡng cư không chân)

    – Hô hấp bằng da và phổi, sự thông khí ở phổi được thực hiện nhờ sự nâng hạ của thềm miệng

    – Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha

    – Thụ tinh ngoài, trong môi trường nước

    – Nòng nọc phát triển qua biến thái

    – Là động vật biến nhiệt

    *ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP BÒ SÁT

    + Da khô, có vảy sừng

    + Cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai

    + Chi yếu, có vuốt sắc

    + Thở hoàn toàn bằng phổi, phổi có nhiều vách ngăn

    + Có 2 vòng tuần hoàn, tâm thất có vách ngăn hụt, tạm thời chia tâm thất thành 2, máu nuôi cơ thể ít pha hơn.

    + Là động vật biến nhiệt

    + Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong

    + Trứng có màng dai hoặc có vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng

    *ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP CHIM:

    – Chim là động vật có xương sống

    – Mình có lông vũ bao phủ

    – Chi trước biến đổi thành cánh

    – Có mỏ sừng

    – Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể

    – Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ

    – Là động vật hằng nhiệt

    * Đặc điểm chung của lớp thú:

    _ Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.

    _ Có bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm.

    _ Có 2 vòng tuần hoàn với tim 4 ngăn.

    _ Là động vật hằng nhiệt.

    Bình luận

Viết một bình luận