Tác giả bài Ông Đồ
Tâm tư nhà thơ thể hiện qua bài thơ như thế nào?
bài thơ hay ở những điểm nào
0 bình luận về “Tác giả bài Ông Đồ
Tâm tư nhà thơ thể hiện qua bài thơ như thế nào?
bài thơ hay ở những điểm nào”
1.) Tác giả của bài thơ” Ông Đồ” là: Vũ Đình Liên
2.) Tâm tư của nhà thơ:
– Khổ 1+2: nhà thơ với ký ức của mình phác hoạ 1 ông đồ già viết chữ đẹp, cảnh nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội xưa. Cảnh đẹp, đường xá vui vẻ, rộn ràng, tấp nập
– Khổ 3+4: nhà thơ vẽ lại khung cảnh Hà Nội mới. Gần Tết nhưng không còn tấp nập, đông đúc, không còn vây quanh ông đồ nữa. Ông đồ chỉ ngồi đấy, nhìn lá rơi, trời mưa bay mà chẳng hề có ai để ý
– Khổ 5: hình ảnh thực tại, ông đồ ngày xưa chẳng còn nữa mà cũng chẳng còn những người xưa
⇒ Tâm tư của tác giả thay đổi theo chiều sâu tâm trạng. Lúc vui vẻ nhìn đường xá tấp nập, lúc buồn lại nhìn cảnh tiêu điều, nhớ lại người cũ. Tác giả đã thể hiện niềm cảm thương chân thành, sâu sắc trước 1 lớp người đang tàn tạ( ông đồ) và nỗi nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả
3.) Những điểm hay của bài thơ:
– Không chỉ hay ở nội dung hoài niệm, bài thơ còn hay ở nghệ thuật. Trước hết là dựng cảnh tương phản. Một bên tấp nập, đông vui. Một bên buồn bã, hiu hắt; Một bên nét chữ như bay múa, bên kia thì cả giấy cũng buồn, cả mực cũng sầu, lại kèm theo lá vàng, mưa bụi
– Bài thơ được cấu trúc theo kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng. Cũng là thời gian ngày giáp Tết, cũng là không gian mùa xuân, cũng vẫn có hoa đào nở. Nhưng hình ảnh ông đồ thì cứ nhạt nhoà dần. Cuối cùng thì không thấy ông đồ nữa
– Bài thơ làm theo thể 5 chữ. Lời lẽ bài thơ dung dị, không có gì tân kì, nhưng hình ảnh thơ gợi cảm, sinh động:
” Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”
Hay hình ảnh :
” Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay”
Đó không phải chỉ là hình ảnh thiên nhiên, mà còn là thiên nhiên nhuốm đầy tâm trạng
1.) Tác giả của bài thơ” Ông Đồ” là: Vũ Đình Liên
2.) Tâm tư của nhà thơ:
– Khổ 1+2: nhà thơ với ký ức của mình phác hoạ 1 ông đồ già viết chữ đẹp, cảnh nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội xưa. Cảnh đẹp, đường xá vui vẻ, rộn ràng, tấp nập
– Khổ 3+4: nhà thơ vẽ lại khung cảnh Hà Nội mới. Gần Tết nhưng không còn tấp nập, đông đúc, không còn vây quanh ông đồ nữa. Ông đồ chỉ ngồi đấy, nhìn lá rơi, trời mưa bay mà chẳng hề có ai để ý
– Khổ 5: hình ảnh thực tại, ông đồ ngày xưa chẳng còn nữa mà cũng chẳng còn những người xưa
⇒ Tâm tư của tác giả thay đổi theo chiều sâu tâm trạng. Lúc vui vẻ nhìn đường xá tấp nập, lúc buồn lại nhìn cảnh tiêu điều, nhớ lại người cũ. Tác giả đã thể hiện niềm cảm thương chân thành, sâu sắc trước 1 lớp người đang tàn tạ( ông đồ) và nỗi nhớ cảnh cũ người xưa của tác giả
3.) Những điểm hay của bài thơ:
– Không chỉ hay ở nội dung hoài niệm, bài thơ còn hay ở nghệ thuật. Trước hết là dựng cảnh tương phản. Một bên tấp nập, đông vui. Một bên buồn bã, hiu hắt; Một bên nét chữ như bay múa, bên kia thì cả giấy cũng buồn, cả mực cũng sầu, lại kèm theo lá vàng, mưa bụi
– Bài thơ được cấu trúc theo kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng. Cũng là thời gian ngày giáp Tết, cũng là không gian mùa xuân, cũng vẫn có hoa đào nở. Nhưng hình ảnh ông đồ thì cứ nhạt nhoà dần. Cuối cùng thì không thấy ông đồ nữa
– Bài thơ làm theo thể 5 chữ. Lời lẽ bài thơ dung dị, không có gì tân kì, nhưng hình ảnh thơ gợi cảm, sinh động:
” Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”
Hay hình ảnh :
” Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay”
Đó không phải chỉ là hình ảnh thiên nhiên, mà còn là thiên nhiên nhuốm đầy tâm trạng
Chúc bạn học tốt !!
Mình xin hay nhất nha !!
Tác giả bài Ông Đồ là Vũ Đình Liên
Tâm tư của nhà thơ với Ông Đồ:
+cảnh thiên nhiên thành bình,tươi đẹp còn ông đồ thì bị dòng đời lãng quên.vắng bóng
+những nỗi niềm có ở trong bài thơ đối với ông đồ và những thứ giá trị văn hóa đối với dân tộc
Bài thơ hay ở chỗ:
+những cách dựng tương phản khóe léo của tác giả có một bên buồn và một bên vui vẻ.
+bài thơ được làm theo thể thơ có 5 chữ:lời lẽ giản dị,ung dung.Những hình ảnh thơ có gợi cảm,sinh động