tác giả+tác phẩm bài Qua Đèo Ngang và Phương thức biểu đạt. Nội dung và nghệ thuật .tác giả+tác phẩm bài Bánh Trôi Nước và Phương thức biểu đạt,phân t

tác giả+tác phẩm bài Qua Đèo Ngang và Phương thức biểu đạt.
Nội dung và nghệ thuật
.tác giả+tác phẩm bài Bánh Trôi Nước và Phương thức biểu đạt,phân tích hình ảnh người phụ nữ.Nội dung và nghệ thuật.
tác giả+tác phẩm bài Bạn đến chơi nhà và Phương thức biểu đạt.Nội dung và nghệ thuật
-SO SÁNH CỤM TỪ ” ta với ta” TRONG HAI BÀI THƠ:QUA ĐÈO NGANG VÀ BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ

0 bình luận về “tác giả+tác phẩm bài Qua Đèo Ngang và Phương thức biểu đạt. Nội dung và nghệ thuật .tác giả+tác phẩm bài Bánh Trôi Nước và Phương thức biểu đạt,phân t”

  1. -Qua Đèo Ngang:

    +Tác giả : bà Huyện Thanh Quan

    +Tác phẩm :

    1. Hoàn cảnh ra đời

    Dưới thời vua Minh Mạng, bà Huyện Thanh Quan được mời vào kinh đô Huế giữ chức Cung Trung giáo tập để dạy học cho công chúa và cung phi. Trên đường di chuyển từ Bắc Hà vào Huế, bà có dừng chân nghỉ ngơi tại Đèo Ngang – đây là lần đầu tiên bà đến nơi này. Đứng trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Đèo Ngang, bà tức cảnh sinh tình mà sáng tác nên bài thơ Qua đèo ngang

    +PTBĐ:Biểu cảm đan xen tự sự 

    +NT:

    – Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

    – Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

    – Sử dụng từ láy gợi hình gợi cảm và nghệ thuật đối lập, đảo ngữ

    +ND:

    bài thơ “Qua Đèo Ngang” cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời, thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của tác giả

    -Bánh Trôi Nước :

    +Tác giả :Hồ Xuân Hương 

    +Tác phẩm :

    Thể thơ:

    – Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

    +PTBĐ:Biểu cảm 

    +NT:

    – Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

    – Ngôn ngữ thơ bình dị, thành ngữ, mô-típ dân gian

    – Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa

    +ND:

    – Bánh trôi nước là bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa, với ý nghĩa tả thực là miêu tả chiếc bánh trôi nước trắng, tròn, chìm nổi

    – Bài thơ là tiếng lòng cảm thông, xót xa cho thân phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ. Là tiếng nói trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất trong sáng, tình nghĩa, sắt son của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa.

    So sánh :

    * Giống nhau: Đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình.

    * Khác nhau:

    – Trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến:

    + Ta: Tác giả (Nguyễn Khuyến)

    + Ta: Khách (bạn)

    => Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.

    – Trong bài qua đèo ngang của bà Huyện Thanh Quan:

    + Ta: Đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)

    => Tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ 1 người, 1 tâm trạng

    – Cụm từ ta với ta:

    + Bà Huyện Thanh Quan: Biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ

    + Nguyễn Khuyến: Thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy.

    ————————————————Chúc bạn học tốt—————————————-

    Bình luận
  2. Qua Đèo Ngang:

    Tác giả

    – Bà Huyện Thanh Quan (1805 – 1848).

    – Tên thật là Nguyễn Thị Hinh là một nhà lớn nổi tiếng trong thời văn học trung đại.

    – Bà sinh ra tại mảnh đất Nghi Tàm, Vĩnh Thuận, Tây Hồ.

    – Bà là một người phụ nữ tài giỏi nên được cử một chức quan vào cung dạy học cho những cung phi công chúa.

    – Các sáng tác của bà chỉ còn lại 6 bài thơ Đường luật.

    Tác phẩm

    – Hoàn cảnh sáng tác

    + Bài thơ được viết khi Bà Huyện Thanh Quan vào Phú Xuân – Huế nhận chức quan của mình.

    + Bài thơ này được viết vào khoảng thế kỉ XIX, khi tác giả lần đầu tiên tới Đèo Ngang.

    – Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật.

    – Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

    – Bố cục: 4 phần (Đề, thực, luận, kết)

    + Hai câu luận: bàn luận, nhận xét

    + Hai câu thực: miêu tả cụ thể cảnh và người

    + Hai câu đề: mở ý

    + 2 câu cuối: khép lại mạch ý bài thơ. Đó chính là nỗi lòng của Bà Huyện Thanh Quan.

    – Nghệ thuật

    – Sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật điêu luyện

    – Sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.

    – Bút pháp miêu tả kết hợp với biểu cảm hấp dẫn.

    – Lời thơ trang nhã, điêu luyện; âm điệu trầm lắng.

    – Sử dụng phép đối, từ láy trong việc tả cảnh, tả tình.

    Nội dung: Cảnh đèo Ngang lúc chiều tà thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng của sự sống con người nhưng còn hoang sơ, gợi lên cảm giác buồn vắng lặng

    Ý nghĩa:

    – Bài thơ thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn cô đơn thầm lặng của tác giả.

    – Nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang.

    Bánh Trôi Nước:

    Tác giả

    – Hồ Xuân Hương (1772 – 1822), quê ở Nghệ An

    – Là nhà thơ tài hoa, độc đáo nhất trong nền văn học trung đại Việt Nam

    – Được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm

    Tác phẩm

    – Là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hương

    – Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

    – Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

    – Đề tài: vịnh vật

    – Bố cục: Chia làm 2 phần

    – Hình ảnh bánh trôi nước

    – Nhan sắc, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước.

    * Hình ảnh bánh trôi nước

    Nội dung

    – Hình thức bên ngoài

    + Màu sắc: Trắng

    + Hình dáng: Tròn

    + Nhân: Đỏ son

    + Cách nấu: luộc trong nước

    + Sống: Chìm; Chín: Nổi

    → Tròn trịa, tinh khiết, không pha tạp, có thể thay đổi

    – Chất lượng bên trong: ngon, ngọt, không thay đổi

    Nghệ thuật

    – Nhân hóa

    – Sử dụng cặp quan hệ từ: vừa…vừa hô ứng nhau

    – Đảo ngữ

    ⇒ Bánh trôi là một loại bánh vừa đẹp về hình thức, vừa ngon đậm đà và hấp dẫn.

    ⇒ Thể hiện tình yêu tha thiết với món ăn bình dị, dân dã mang đậm bản sắc dân tộc

    * Vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước

    – Hình thể “vừa trắng lại vừa tròn”

    + Vừa tròn

    + Vừa trắng

    → Vẻ đẹp ngoại hình

    → Xinh đẹp, khỏe mạnh, hoàn hảo

    – Thân phận “bảy nổi ba chìm”

    + Đối lập: Nổi > < Chìm

    + Đảo thành ngữ: Ba chìm, bảy nổi → Bảy nổi, ba chìm

    → Bấp bênh, lận đận, vất vả, trôi nổi và truân chuyên

    – Số phận “rắn nát mặc dầu”

    → Phó thác, phụ thuộc, chìm nổi, bấp bênh và cam chịu

    – Phẩm chất “vẫn giữ tấm lòng son”

    → Sắt son, trong trắng, chung thủy, nghĩa tình

    ⇒ Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách

    => Phẩm chất cao quí, son sắt, thuỷ chung, tình nghĩa

    – Nghệ thuật

    – Kết cấu chặt chẽ, độc đáo

    – Ẩn dụ sử dụng qua hệ từ

    – Ngôn ngữ giản dị,thuần việt

    – Biểu cảm ẩn kín qua ẩn dụ

    – Nội dung

    – Miêu tả bánh trôi nước

    – Phản ánh thân phận và phẩm chất người phụ nữ trong xã hội cũ, trân trọng vẻ đẹp của họ

    – Cảm thông cho số phận của họ.

    Bạn Đến Chơi Nhà

    – Tác giả:

    + Nguyễn Khuyến (1835-1909)  tại Hà Nam.

    +Ông là 1 trong những nhà thơ nồi tiếng của dân tộc.

    Tác phẩm: 

    + Hoàn cảnh sáng tác: Nguyễn Khuyến cáo quan về quê sống với ruộng vườn dân dã, đến một hôm có người bạn tri kỉ đến chơi nhà nhưng không có gì thiết đãi bạn nhà thơ làm bài thơ này tự cười chính bản thân mình.

    – Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật.

    – Phương thức biểu đat: Biểu cảm

    – Bố cục: Chia làm 3 phần

    + Phần 1 (1 câu đầu): Giới thiệu sự việc.

    + Phần 2 (6 câu tiếp): Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến chơi.

    + Phần 3 (câu cuối): Tình bạn thắm thiết, chân thành.

    Nghệ thuật: Phép đối, nói quá, liệt kê, ngôn ngữ giản dị

    Nội dung: Cảm xúc chân thành tự nhiên về tình bạn gắn bó thủy chung son sắc.

    *Cụm từ “Ta với ta” ở bài Qua đèo ngang là chỉ nhà thơ với nhà thơ

    * Còn ở Bạn đến chơi nhà thì cụm từ “ta với ta” chỉ nhà thơ và bạn của nhà thơ 

    Tớ chỉ bik nhiu thôi ạ, mongc ậu thông cảm giúp!

    Chúc cậu học tốt :DDD

    Bình luận

Viết một bình luận