Tại sao ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ, lại chọn Tây Sơn Thượng Đạo, Tây Sơn Hạ đạo làm căn cứ. ??

Tại sao ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ, lại chọn Tây Sơn Thượng Đạo, Tây Sơn Hạ đạo làm căn cứ. ??

0 bình luận về “Tại sao ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ, lại chọn Tây Sơn Thượng Đạo, Tây Sơn Hạ đạo làm căn cứ. ??”

  1. Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ, lại chọn Tây Sơn Thượng Đạo, Tây Sơn Hạ đạo làm căn cứ vì vùng đất phía Tây bên kia dãy đèo Mang hiểm trở, quân giặc không thể tấn công trực diện

    #Nem.Olypia

    Bình luận
  2. Theo sử sách, từ thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, Tây Sơn thuộc phủ Quy Nhơn, bao gồm từ đồng bằng phía bắc tỉnh Bình Định lên đến vùng cao nguyên phía tây dãy Trường Sơn hùng vĩ. Phía đồng bằng được gọi là Tây Sơn hạ đạo, vùng đất phía tây bên kia dãy đèo Mang hiểm trở tức đèo An Khê được gọi là Tây Sơn thượng đạo, nay là các huyện An Khê, K’Bang, Kon Ch’ro của tỉnh Gia Lai. Ngày ấy, theo lời khuyên của sư phụ dạy võ Trương Văn Hiến, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ từ vùng đất Kiên Mỹ thuộc hạ đạo đã lên đây lập căn cứ địa. An Khê có đất đai phì nhiêu, có nhiều lâm thổ sản quý, có mỏ sắt, mỏ diêm tiêu, nhiều voi ngựa… Cư dân hầu hết là người Ba Na và một số nông dân miền xuôi lên khai hoang, buôn bán.

    Do những điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị trên, Tây Sơn thượng đạo nhanh chóng trở thành căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa của ba anh em nhà họ Nguyễn. Tại trung tâm lòng chảo tức thị trấn An Khê ngày nay có một con đường mang dấu tích được đắp cao, người dân gọi là “lũy ông Nhạc”, và đây chính là trung tâm, chỉ huy sở của nghĩa quân.

    Căn cứ đồn lũy của nghĩa quân Tây Sơn nằm trong một vùng đất rộng khá bằng phẳng thành một lòng chảo bởi được 4 mặt che chắn: đó là quần sơn Ngọc Linh ở phía bắc tức Kon Tum, cao trên 3.000m; hai dãy núi chạy song song theo hướng Bắc Nam là đèo Mang (đèo An Khê) và đèo Mang Yang (Cổng Trời); phía đông và đông nam có dãy Trụ Lĩnh trùng điệp bao bọc với những dãy núi cao bình quân trên 400m so với mặt nước biển; kế bên đó, con sông Ba và suối Cái làm thành hai chiến hào thiên nhiên bao bọc lấy mặt tây và nam. Toàn bộ khu vực này một lần nữa lại được bao bọc bởi một vành đai núi non án ngữ ở phía đông gồm dãy đèo Mang nhiều ngọn núi cao dưới 1.000m, sườn đông dốc đứng cùng với 3 ngọn núi lớn là hòn Bình, hòn Nhược và hòn Tào tạo thành bức tường thành thiên nhiên vĩ đại.

    Trong số 3 ngọn núi nhìn về phía đông, thì núi ông Bình (chỉ Nguyễn Huệ, cách gọi khác đi để che mắt nhà Nguyễn) cao nhất, đến 814m. Đứng ở đây, nghĩa quân có thể quan sát đến tận vùng hạ đạo, bờ biển Quy Nhơn. Hòn Bình nối với hòn Nhược (Nguyễn Nhạc) bằng một lũy đắp kiên cố tạo thành thế liên hoàn án ngữ phía đông và nam. Trong khi đó dưới chân hòn Tào (Nguyễn Lữ) là khu vực gò Kho, xóm Ké, nơi nghĩa quân đồn trữ binh lương.

    Mặc dù được các bức tường thành thiên nhiên là núi non bao bọc bốn bên, nhưng từ Tây Sơn thượng đạo theo nhiều con đường xuyên sơn khác có thể đi ra các tỉnh phía bắc bằng con đường sang Kon Tum xuống Quảng Nam ra Huế; còn phía nam, sông Ba và các con đường mòn dọc theo các sông, suối tạo thành nhiều đường giao thông thủy bộ quan trọng, nối liền Tây Sơn thượng đạo với vựa lúa Phú Yên và các tỉnh Nam Trung Bộ. Chính vị trí và địa hình ấy tạo cho An Khê có một địa bàn chiến lược lợi hại. Có thể coi vùng này như một bậc thang quan trọng giữa đồng bằng và Tây Nguyên. Từ đây nghĩa quân có thể tiến công xuống đồng bằng và rút về phòng thủ thuận lợi.

    Dâng hương tưởng niệm Vua Quang Trung tại bảo tàng Tây Sơn thượng đạo.

    Xin hay nhất đựt ko bồ?

    #harrysieucuteo

    Bình luận

Viết một bình luận