* Tại sao các tế bào có cường độ trao đổi chất cao, hoạt động sinh lí phức tạp thường có nhiều ti thể? * Tế bào nhân thực có các bào quan có màng bao

* Tại sao các tế bào có cường độ trao đổi chất cao, hoạt động sinh lí phức tạp thường có nhiều ti thể?
* Tế bào nhân thực có các bào quan có màng bao bọc cũng như có lưới nội chất chia tế bào thành những xoang tương đối cách biệt có lợi gì cho sự hoạt động của các enzim? giải thích?
*Khi phân tích thành phần hóa học ở tế bào mô giậu, người ta tìm thấy có nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ có hàm lượng rất khác nhau. Theo em, hợp chất hóa học nào có hàm lượng lớn nhất, hợp chất hóa học nào có hàm lượng thấp nhất, vai trò của các hợp chất đó?

0 bình luận về “* Tại sao các tế bào có cường độ trao đổi chất cao, hoạt động sinh lí phức tạp thường có nhiều ti thể? * Tế bào nhân thực có các bào quan có màng bao”

  1. 1.

    Tế bào có cường độ trao đổi chất cao, hoạt động sinh lí phức tạp thường có nhiều ti thể vì:

    – Ti thể là bào quan sản xuất ra năng lượng cho tế bào, do đó những tế bào nào cần nhiều năng lượng thì sẽ có nhiều ti thể

    – Tế bào có cường độ trao đổi chất cao, hoạt động sinh lí phức tạp thì sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng

    2.

    – Mỗi loại enzim khác nhau cần có một môi trường hoạt động phù hợp để tạo hiệu suất hoạt động cao nhất.

     – Việc tế bào nhân thực có các bào quan có màng bao bọc cũng như có lưới nội chất chia tế bào thành những khoang tương đối cách biệt sẽ giúp tạo ra những môi trường khác nhau (nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất,… khác nhau) phù hợp cho hoạt động từng loại enzim mà vẫn không ảnh hưởng đến sự hoạt động của các enzim khác.

    3.

    * Chất có hàm lượng lớn nhất là nước
    – Vai trò của nước:
    + Là thành phần cơ bản của chất sống.
    + Là dung môi hoà tan các chất.
    + Môi trường của các phản ứng sinh hoá.
    +Nguyên liệu tổng hợp chất hữu cơ trong quang hợp.
    + Điều hoà nhiệt
    * Chất có hàm lượng thấp nhất là các muối khoáng vi lượng
    – Vai trò:
    + Thành phần cấu trúc của coenzim.
    + Hoạt hoá enzim.
    + Tham gia cấu trúc của lục lạp

    Bình luận

Viết một bình luận