Tại sao chính sách cộng sản thời chiến lại bị thay thế bởi chính sách kinh tế mới trong thời kì nước Nga khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh?
Nội dung cơ bản và ý nghĩa của chính sách kinh tế mới ở Nga năm 1921?
Cách mạng Việt Nam đã vận dụng chính sách này như thế nào trong cuộc đổi mới hiện nay?
Tại sao chính sách cộng sản thời chiến lại bị thay thế bởi chính sách kinh tế mới trong thời kì nước Nga khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh?
⇒ Trong cuộc nội chiến (1917-1921), Lenin thông qua chinh sách Cộng sản thời chiến, bắt buộc giải tán các bất động sản ruộng đất và cưỡng ép tịch thu thặng dư nông nghiệp để ngăn chặn nạn đầu cơ lương thực.
Nội dung cơ bản và ý nghĩa của chính sách kinh tế mới ở Nga năm 1921?
Chính sách kinh tế mới (NEP) do Lê-nin đề xướng, bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ.
* Trong nông nghiệp: Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực.
* Trong công nghiệp:
– Tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) có sự kiểm soát của Nhà nước.
– Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
– Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương.
– Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp, phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động.
* Trong thương nghiệp và tiền tệ:
– Tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn.
– Năm 1924, phát hành đồng rúp mới.
⟹ Bằng việc thực hiện Chính sách kinh tế mới, chỉ sau một thời gian ngắn, nền kinh tế quốc dân của nước Nga Xô viết đã có những chuyển biến rõ rệt.
Cách mạng Việt Nam đã vận dụng chính sách này như thế nào trong cuộc đổi mới hiện nay?
⇒ Công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã đi được một chặng đường dài, gần cán đến mốc 30 năm. Có được những thành quả to lớn như ngày hôm nay, các nhà lý luận ở Việt Nam đều thống nhất cho rằng Chính sách kinh tế mới của Lênin có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với Việt Nam trong thời kỳ đầu đổi mới, chuyển từ cái cũ sang cái mới với rất nhiều khó khăn, trăn trở./.
1.Trong cuộc nội chiến (1917-1921), Lenin thông qua chinh sách Cộng sản thời chiến, bắt buộc giải tán các bất động sản ruộng đất và cưỡng ép tịch thu thặng dư nông nghiệp để ngăn chặn nạn đầu cơ lương thực.
2. Năm 1921 nước Nga Xô viết thực hiện Chính sách kinh tế mới vì:
– Sau 7 năm chiến tranh liên miên, nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.
– Tình hình chính trị không ổn định. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo loạn ở nhiều nơi.
– Chính sách cộng sản thời chiến đã lạc hậu kìm hãm nền kinh tế, khiến nhân dân bất bình.
=> Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng. Để giải quyết khủng hoảng và tình trang khó khăn của đất nước, tháng 3/1921, Đảng Bônsêvich quyết định thực hiện Chính sách Kinh tế mới do Lê-nin đề xướng.
Nội dung cơ bản:Chính sách Kinh tế mới do Lê-nin đề xướng, bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ.
– Nông nghiệp: thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực, (ban hành thuế nông nghiệp).
– Công nghiệp: Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng. Tư nhân xây dựng những xí nghiệp nhỏ, dưới 20 công nhân có sự kiểm soát của nhà nước. Khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt: công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương. Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp.
– Thương nghiệp và tư nhân: Tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đảy mạnh mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn. Phát hành đồng rúp mới thay cho các loại tiền cũ (1924).
Ý nghĩa:
– Thúc đẩy kinh tế quốc dân chuyển biến rõ rệt, giúp nhân dân Xô viết vượt qua khó khăn, hoàn thành khôi phục kinh tế.
– Là bài học đối với công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới.
3. Đổi mới là một chương trình cải cách toàn diện bao gồm kinh tế và nhiều khía cạnh khác của đời sống xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vào thập niên 1980. Chính sách Đổi mới được chính thức thực hiện từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI, năm 1986.
Đổi mới về kinh tế được thực hiện song song với Đổi mới trên các mặt khác như hành chính, chính trị, văn hóa, giáo dục…Tuy nhiên chính trị không có những thay đổi lớn và nhanh chóng so với kinh tế.