Nhà Trần có sự tham khảo, kế tục từ nhà Lý, đều có sự mô phỏng rất lớn chế độ các triều đại Trung Hoa. Trong hoàng tộc cũng vì thế quy định chặt chẽ tước vị, và một số tước vị phong tặng cho công thần, tương tự nhà Lý.
Hoàng thái tử(皇太子): tước vị dành cho người kế vịHoàng đế.
Đại vương(大王) /Vương(王): dành chohoàng tử, các anh em và con trai khác của Hoàng đế.
Trưởng công chúa(長公主) /Công chúa(公主): dành chohoàng nữ, chị em hoặc con gái của Hoàng đế.
Quốc công(國公) /Khai quốc công(開國公): dành tặng công thần.
Thượng vị hầu(上位侯): dành cho con trai các thân vương.
Liệt hầu(列侯): dành cho tôn thất và công thần.
Á hầu(亞侯).
Quan nội hầu(關內侯): có phẩm trật bổng lộc, nhưng không thể thừa kế thế tập.
Minh Tự(明字): một dạngtước Báthời Trung Quốc cổ đại; cận thị Hoàng đế thì thêm chữNội(內).
Đại liêu ban(大僚班): dành tặng công thần; cận thị Hoàng đế thì thêm chữNội(內).
Thân vương ban(亲王班): dành tặng công thần.
Chư vệ(諸衛): dành tặng công thần; cận thị Hoàng đế thì thêm chữNội(內).
Thượng chế(上製): dành tặng công thần; cận thị Hoàng đế thì thêm chữNội(內).
Thấp nữa làSùng ban(崇班),Cung phụng(供奉),Hầu cấm(侍禁),Nội điện trực(內殿直) vàĐiện trực(殿直).
Bộ máy
Nhà Trần kế thừanhà Lývà cũng không ngừng tham khảonhà Tống. Đứng trên trăm quan, tứcTể tướngcũng làThái úy, song chế độ nhà Trần chỉ trọng dụng tông thất dự vào hàng này.
Thời kìTrần Thái Tôngcó anh traiTrần Liễugiữ chức vụ này, tiếp nối cóTrần Nhật Hiệu,Trần Quang Khải,…cũng từng đảm nhận qua. Trọng thần được phongThái sư, thời Thái Tông tuy nói Trần Liễu danh vị Tể tướng chính thức, nhưngTrần Thủ Độmới là“Chân chính Tể tướng”vậy. Bên cạnh chức vụ, còn có các tên nhưThượng tướng Thái sư(上相太师),Quyền tướng quốc sự(权相国事) là những gia tặng, kính ngữ của Tể tướng, đều do tông thất đảm nhiệm. Theo thông lệ, bất kể tông thất nhập chính,Thái úy,Thái sư,Tư đồ,… đều gia thêm hàmKiểm hiệu đặc tiến Nghi đồng tam ti bình chương sự(檢校特進儀同三司平章事). Ngoài ra, lệ nhà Trần cũng có quy định về tước phong, phàm tước Vương khi vào triều làm Tể tướng đều gọi làCông tước, chỉ có Thân vương (tức làHoàng tửphong Vương) thì mới giữ nguyên (như Chiêu Minh vươngTrần Quang Khải), còn không đều phải gọi là Công (như Uy Túc côngTrần Văn Bích, cháu của Quang Khải).
Giúp việc cho tể tướng là Thứ tướng, xưng gọiHành khiển. Do sự kiện năm1254, cóPhạm Ứng Mộngđược lệnh tự cung, trở thành Thứ tướng, đấy thành lệ Thứ tướng phải làhoạn quan. Sau này,Trần Khắc Chungđảm nhận chức này, khai thủy việc nho sinh xuất sĩ cũng có thể đảm nhận. Sử thầnNgô Sĩ Liênnói pháp lệ: [“Theo quy chế nhà Trần, các vương hầu đều ở phủ đệ nơi hương ấp của mình, khi chầu hầu thì đến kinh đô, xong việc lại về phủ đệ. Như Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp, Thủ Độ ở Quắc Hương, Quốc Chẩn ở Chí Linh đều thế cả. Đến khi vào triều làm Tể tướng, mới thống lĩnh việc nước. Nhưng cũng chỉ nắm đại cương thôi, còn quyền thì thuộc về Hành khiển. Người khinh lại thành trọng, người trọng lại thành khinh, mà không phải lo thêm một tầng công việc, cũng là có ý bảo toàn vậy”].
Nhà Trần bảo lưu chế độ Tam tỉnh, cóTrung thư tỉnh(中书省),Thượng thư tỉnh(尚书省) vàMôn hạ tỉnh(门下省) làm trung khu đại quyền. Trưởng quan của Trung thư tỉnh làTrung thư lệnh(中书令), dưới có Tả Hữu tư, đặt chứcTham tri chính sự(参知政事), lại có Tả/ Hữu tưĐồng tri thượng thư sự(同知尚书事).Môn hạ tỉnhgiúp đỡ thân cận, có chứcĐồng tri môn hạ Bình chương sự(同知门下平章事). Chỉ là, các chức vụ Tam tỉnh địa vị không cao nếu so với nhà Tống, vì các chức Tể tướng đều do tông thất đảm nhiệm, còn Tam tỉnh trở đi mới là sĩ phu, địa vị khác xa quá cao.
Nhà Trần noi theo nhà Lý, lậpĐô Hộ phủđể tiến hành quản lý quốc pháp, nhưng đổi gọi làĐô Vệ phủ(都衛府). Sau năm1250, lại cải thànhPhụng Tuyên viện(奉宣院);Thanh Túc viện(清肃院);Hiến Chính viện(宪正院), gọi làTam Ti viện(三司院), cho trứcTam Ti viện Tri sựcai quản. Lập raQuốc Tử viện(國子院), là tối cao học phủ, tương đương với Trung Quốc Quốc Tử Giám. Sang thờiTrần Minh Tôngchính thức đổi tên thànhQuốc Tử giám. Giám sát cơ quan gọi làNgự Sử đài(禦史颱), trưởng quan làNgự Sử đại phu. Nhà Trần còn noi theo kế thừa Lý triều chế độ, thiết lậpHàn Lâm Viện, phụ trách vì quân chủ phác thảo chiếu thư, trưởng quan gọi làHàn lâm học sĩ phụng chỉ.
Từ thời Trần Thái Tông (1246), định lệ:“Cứ 15 năm 1 lần xét duyệt, 10 năm thăng tước 1 cấp, 15 năm thăng chức 1 bậc. Chức quan nào khuyết thì chức chánh kiêm chức phó. Chánh phó đều khuyết thì lấy quan khác tạm giữ, đợi đủ hạn xét duyệt thì bổ chức ấy”. Ngoài ra, cũng trong năm ấy, định lệ thi tiến sĩ, cứ 7 năm 1 khoa.
Quan chế
Hàng tể tướng:Thái úy(Tướng quốc Thái úy; Quyền tướng quốc sự),Thái sư(Thống quốc hành chinh phạt sự; Thượng tướng thái sư),Tướng quốc bình chương sự(trở lên tôn thất đảm nhiệm);Thái bảo,Thái phó,Tư đồ.
Thứ tướng:Hành khiển(行遣);Thiếu bảo;Thiếu phó.
Văn ban nội chức:Đồng bình chương sự(同平章事);Tham tri chính sự(参知政事);Trung thư lệnh(中书令);Trung thư thị lang(中书侍郎);Thượng thư Tả phụ(尚书左辅);Tả bộc xạ(左仆射);Đồng tri Thượng thư Tả tư sự(同知尚书左司事);Đồng tri Môn hạ bình chương sự(同知门下平章事);Thiêm thư Khu mật viện sứ(佥书枢密院事);Nhập nội Tán đại tông chính phủ Đại tông chính(入内判大宗正府大宗正);Thượng thưLục bộ;Thị lang;Phụng Tuyên, Thanh Túc, Hiến Chính Tam tư viện tri sự(奉宣清肃宪正三司院知事);Thẩm hình viện sử(审刑院使);Hàn Lâm viện học sĩ phụng chỉ(翰林学士奉旨);Ngự sử trung tướng(御史中相);Ngự sử đại phụ(御史大夫);Chủ thư thị Ngự sử(主书侍御史);Thượng thư tri quốc tử viện đề điều sự(尚书知国子院提调事);Quốc tử giámTư nghiệp(司业); Quốc tử giámTế tửu(祭酒);Quốc sử việnGiám tu(国史院监修);Trung đại phu(中大夫);Phán thủ tri tả hữu ban sự(判首知左右班事);Viên ngoại lang;Nội thư gia.
Văn ban ngoại chức:Kinh sư đại an phủ sử(京师大安抚使) hayKinh sư Đại doãn(京师大尹);Thiên trường an phủ(天长安抚);An phủ sứ(安抚使) các Lộ;Phát vận sứ(发运使);Tri phủ;Tri châu;Châu phán(州判); Đại tiểuTư xã(司社).
Võ ban nội chức:Tiết chế thống lĩnh chư quân(节制统领诸军);Tiết độ sứ;Phiêu kị đô Thượng tướng quân(骠骑都上将军);Phủ quân tư(抚军司);Xa kị Thượng tướng quân(车骑上将军);Long tiệp phụng thần nội vệ Thượng tướng quân(龙捷奉宸内卫上将军);Điện súy đại tướng quân(殿帅大将军);Thủy quân đại tương quân(水军大将军);Đốc tướng(督将);Thân vệ Tướng quân(亲卫将军);Thần Vũ quân tướng(神武军将);Thị vệ quân tướng(侍卫军将);Thánh dực quân tướng(圣翊军将);Quản thiết liêm quân(管铁镰军);Quản thiếp giáp quân(管铁甲军);Quản thiếp thương quân(管铁枪军);Thông nghị đại phu(通侍大夫).
Võ ban ngoại chức:Kinh lược sứ;Trấn thủ;Giáo hóa Trại chủ.
vì nhà Trần rất quý trọng những ngs trong gia đình và tin tưởng họ nên phần lớn là do người họ Trần nắm giữ
Dương Thiên Vyvy~~~~~~~~~~~~~
Tước vị
Nhà Trần có sự tham khảo, kế tục từ nhà Lý, đều có sự mô phỏng rất lớn chế độ các triều đại Trung Hoa. Trong hoàng tộc cũng vì thế quy định chặt chẽ tước vị, và một số tước vị phong tặng cho công thần, tương tự nhà Lý.
Bộ máy
Nhà Trần kế thừa nhà Lý và cũng không ngừng tham khảo nhà Tống. Đứng trên trăm quan, tức Tể tướng cũng là Thái úy, song chế độ nhà Trần chỉ trọng dụng tông thất dự vào hàng này.
Thời kì Trần Thái Tông có anh trai Trần Liễu giữ chức vụ này, tiếp nối có Trần Nhật Hiệu, Trần Quang Khải,…cũng từng đảm nhận qua. Trọng thần được phong Thái sư, thời Thái Tông tuy nói Trần Liễu danh vị Tể tướng chính thức, nhưng Trần Thủ Độ mới là “Chân chính Tể tướng” vậy. Bên cạnh chức vụ, còn có các tên như Thượng tướng Thái sư (上相太师), Quyền tướng quốc sự (权相国事) là những gia tặng, kính ngữ của Tể tướng, đều do tông thất đảm nhiệm. Theo thông lệ, bất kể tông thất nhập chính, Thái úy, Thái sư, Tư đồ,… đều gia thêm hàm Kiểm hiệu đặc tiến Nghi đồng tam ti bình chương sự (檢校特進儀同三司平章事). Ngoài ra, lệ nhà Trần cũng có quy định về tước phong, phàm tước Vương khi vào triều làm Tể tướng đều gọi là Công tước, chỉ có Thân vương (tức là Hoàng tử phong Vương) thì mới giữ nguyên (như Chiêu Minh vương Trần Quang Khải), còn không đều phải gọi là Công (như Uy Túc công Trần Văn Bích, cháu của Quang Khải).
Giúp việc cho tể tướng là Thứ tướng, xưng gọi Hành khiển. Do sự kiện năm 1254, có Phạm Ứng Mộng được lệnh tự cung, trở thành Thứ tướng, đấy thành lệ Thứ tướng phải là hoạn quan. Sau này, Trần Khắc Chung đảm nhận chức này, khai thủy việc nho sinh xuất sĩ cũng có thể đảm nhận. Sử thần Ngô Sĩ Liên nói pháp lệ: [“Theo quy chế nhà Trần, các vương hầu đều ở phủ đệ nơi hương ấp của mình, khi chầu hầu thì đến kinh đô, xong việc lại về phủ đệ. Như Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp, Thủ Độ ở Quắc Hương, Quốc Chẩn ở Chí Linh đều thế cả. Đến khi vào triều làm Tể tướng, mới thống lĩnh việc nước. Nhưng cũng chỉ nắm đại cương thôi, còn quyền thì thuộc về Hành khiển. Người khinh lại thành trọng, người trọng lại thành khinh, mà không phải lo thêm một tầng công việc, cũng là có ý bảo toàn vậy”].
Nhà Trần bảo lưu chế độ Tam tỉnh, có Trung thư tỉnh (中书省), Thượng thư tỉnh (尚书省) và Môn hạ tỉnh (门下省) làm trung khu đại quyền. Trưởng quan của Trung thư tỉnh là Trung thư lệnh (中书令), dưới có Tả Hữu tư, đặt chức Tham tri chính sự (参知政事), lại có Tả/ Hữu tư Đồng tri thượng thư sự (同知尚书事). Môn hạ tỉnh giúp đỡ thân cận, có chức Đồng tri môn hạ Bình chương sự (同知门下平章事). Chỉ là, các chức vụ Tam tỉnh địa vị không cao nếu so với nhà Tống, vì các chức Tể tướng đều do tông thất đảm nhiệm, còn Tam tỉnh trở đi mới là sĩ phu, địa vị khác xa quá cao.
Nhà Trần noi theo nhà Lý, lập Đô Hộ phủ để tiến hành quản lý quốc pháp, nhưng đổi gọi là Đô Vệ phủ (都衛府). Sau năm 1250, lại cải thành Phụng Tuyên viện (奉宣院); Thanh Túc viện (清肃院); Hiến Chính viện (宪正院), gọi là Tam Ti viện (三司院), cho trức Tam Ti viện Tri sự cai quản. Lập ra Quốc Tử viện (國子院), là tối cao học phủ, tương đương với Trung Quốc Quốc Tử Giám. Sang thời Trần Minh Tông chính thức đổi tên thành Quốc Tử giám. Giám sát cơ quan gọi là Ngự Sử đài (禦史颱), trưởng quan là Ngự Sử đại phu. Nhà Trần còn noi theo kế thừa Lý triều chế độ, thiết lập Hàn Lâm Viện, phụ trách vì quân chủ phác thảo chiếu thư, trưởng quan gọi là Hàn lâm học sĩ phụng chỉ.
Từ thời Trần Thái Tông (1246), định lệ: “Cứ 15 năm 1 lần xét duyệt, 10 năm thăng tước 1 cấp, 15 năm thăng chức 1 bậc. Chức quan nào khuyết thì chức chánh kiêm chức phó. Chánh phó đều khuyết thì lấy quan khác tạm giữ, đợi đủ hạn xét duyệt thì bổ chức ấy”. Ngoài ra, cũng trong năm ấy, định lệ thi tiến sĩ, cứ 7 năm 1 khoa.
Quan chế