Tại sao có những nhóm máu thì truyền được cho tất cả nhóm máu còn lại, cơ thể không đào thải ra nhưng khi cấy ghép tử cung, ghép gan chẳng hạn thì cơ

Tại sao có những nhóm máu thì truyền được cho tất cả nhóm máu còn lại, cơ thể không đào thải ra nhưng khi cấy ghép tử cung, ghép gan chẳng hạn thì cơ thể có người lại đào thải ra không tiếp nhận vào hả bạn ???.
Xin cảm ơn !!!.

0 bình luận về “Tại sao có những nhóm máu thì truyền được cho tất cả nhóm máu còn lại, cơ thể không đào thải ra nhưng khi cấy ghép tử cung, ghép gan chẳng hạn thì cơ”

  1. – Cả truyền máu và ghép tạng người ta đều cần làm xét nghiệm để đạt được một mục đích chung là hòa hợp về kháng thể. Cơ chế của 2 việc này là gần như nhau, tức là tìm kiếm một mô thay thế và có hệ kháng nguyên kháng thể hòa hợp nhất có thể. Tuy nhiên truyền máu thì ít có hiện tượng thải ghép hơn vì:

     + Tế bào (cụ thể là hồng cầu) có thời gian tồn tại ngắn, một thời gian sau – khoảng 3 tháng máu truyền vào cũng sẽ chết theo chu trình và thay thế vào đó là tế bào máu do chính cơ thể sản xuất ra còn các mô lớn như gan hay tử cung sẽ tồn tại nhiều tháng, nhiều năm trong cơ thể người, quá trình miễn dịch diễn ra từ từ cho đến lúc mô bị thải ghép

     + Hệ nhóm máu có ít kháng nguyên kháng thể hơn so với các cơ quan lớn như gan, thận, tử cung,… và sự sai khác giữa các cá thể cũng ít hơn.

     

    Bình luận
  2. Như nhóm máu O có thể truyền cho tất cả nhóm máu còn lại tuân theo nguyên tắc truyền máu vì nó ko mang kháng nguyên nên ko bị kháng thể của những nhóm máu khác gây kết dính

    Còn khi ghép cơ quan, thải ghép giống như cơ chế miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào, chia ra làm 2 cơ chế là:

    • Thải ghép dịch thể: Do kháng thể kháng mô hiện diện sẵn trong cơ thể người nhận, sau một lần tiếp xúc với kháng nguyên (sau mang thai, sau ghép một lần, sau truyền máu…).
    • Thải ghép tế bào: Phản ứng miễn dịch với mô ghép xảy ra khi có sự bất tương hợp giữa 2 hệ thống kháng nguyên bạch cầu người (HLA) trong phức hợp tương hợp mô chủ yếu (MHC) của người cho và người nhận. Tác động giữa các điểm nối tiếp và polypeptide của lympho T giúp đỡ làm khởi động đáp ứng miễn dịch. Trong lâm sàng ghép tạng, kháng nguyên loại A, B và DR quan trọng nhất. Các HLA này có giá trị quyết định trong chọn người cho và người nhận trong ghép tạng, vì có liên quan đến tỉ lệ thành công của phẫu thuật ghép. HLA loại II giữ vai trò trung tâm trong công việc khởi đầu phản ứng với mô ghép. Sự hiện diện của các kháng nguyên này kích hoạt lympho T giúp đỡ (CD4 +), sự kích hoạt này khởi đầu cho chuỗi phản ứng thải ghép.

    Hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta bảo vệ cơ thể khỏi bị các vật chất lạ tấn công. Các kháng thể được tạo ra bởi các tế bào bạch cầu chuyên biệt trong cơ thể của chúng ta. Sự kết hợp giữa tác động của kháng thể và các tế bào khác trong hệ miễn dịch chống lại loại mô của người hiến tặng được gọi là ‘sự đào thải’.

    Bình luận

Viết một bình luận