tại sao công thương nghiệp ở phương tây lại phát triển hơn phương đông?

tại sao công thương nghiệp ở phương tây lại phát triển hơn phương đông?

0 bình luận về “tại sao công thương nghiệp ở phương tây lại phát triển hơn phương đông?”

  1. SEP

    15

    Vì sao phương Tây lại phát triển hơn phương Đông ?

     

    Vì sao phương Tây lại phát triển hơn phương Đông ?

     Xét theo chiều dài lịch sử, đến giờ, nơi dẫn dắt nền văn minh nhân loại vẫn là phương Tây chứ không phải là phương Đông, dù xuất phát điểm phương Đông giàu có hơn. Tại sao lại như vậy ?

     Thưở sơ khai, phương Đông đạt được nhiều thành tựu về xã hội, con người, thương mại do người phương Đông chăm chỉ hơn người phương Tây (Lý do : Văn hóa trồng lúa nước đem lại). Việc cấy lúa đòi hỏi con người ta phải chăm chỉ, lao động tay chân nhiều, thức khuya, dậy sớm, một nắng, hai sương..v.v..nên máu cần cù đã thấm vào huyết quản dân châu Á. Ngược lại dân châu Âu lại không được như vậy. Vì lý do gì mà phương Tây đã tạo nên được kỳ tích phát triển vượt bậc như vậy ?

     Có nhiều lý do mà các nhà sử học đưa ra, nhưng theo tôi, lý do chủ yếu nằm ở 2 điều sau :

    –       Thứ nhất : phương Tây không có chuyện độc quyền tri thức. Ở phương Tây, trong các lớp học, người ta không cho phép ai được ép buộc người khác phải công nhận điều mình nói là chân lý. Học viên có quyền nêu câu hỏi và phản bác lại người thầy. Trái ngược lại với phương Đông, thích áp đặt người khác phải tuân theo ý của mình. Như trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam hay Trung Quốc, việc con cái có suy nghĩ khác với quan điểm của cha mẹ được coi là hành vi thiếu tôn trọng.

    –       Thứ hai : người phương Tây khuyến khích con người ta đi khám phá thế giới. Ngày nay, bạn sẽ tìm thấy tên của Elon Musk hay Steve Jobs trong câu lạc bộ Explorer the World. Điều này hoàn toàn không bất ngờ. Ngay từ thời kì phong kiến, các nước phương Tây đã thúc giục con người phải đi để mở rộng tầm mắt, đến những nơi mình chưa bao giờ đến. Và đó là lý do tại sao bạn có thể thấy họ ở khắp nơi, từ những thành phố đông đúc chật chội ở châu Á đến các khu đô thị nghèo khổ, các vùng đất khô cằn ở châu Phi. Ngay đến cả Nam Cực, Bắc Cực cũng là do người phương Tây khai phá. Điều khá thú vị là Con đường tơ lụa mà Trung Quốc tự hào nối TQ và châu Âu lại là do 1 người châu Âu tìm ra ! Trái ngược với người châu Á, chủ yếu họ sống ở những nơi gần với gia đình, họ hàng của mình. Thậm chí, trong dân gian người Việt còn lưu truyền câu nói : “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”.

     Giờ hãy cùng nhìn lại Dòng thời gian phát triển của châu Âu để thấy họ đã đi xa đến như thế nào qua 1 số mốc cơ bản sau  :

    –       Thời kỳ Phục Hưng : châu Âu thoát khỏi sự kìm kẹp của các tư tưởng cực đoan, phản tiến bộ, mạnh mẽ bước lên thời kì khai sáng để khám phá khoa học. Kết quả là một loạt các nghiên cứu, thành tựu nhỏ lẻ được tập hợp lại thành các nghành khoa học lớn.

    –       Thời kỳ Cách mạng công nghiệp ở Anh : việc máy hơi nước của James Watt ra đời cải tổ mạnh mẽ một lần nữa bộ mặt của châu Âu. Về mặt kĩ thuật : Năng lực sản xuất được cải thiện khiến hiệu suất tăng vọt, lượng hàng hóa dịch vụ được làm ra nhiều chưa từng thấy. Về mặt xã hội : con người di dân từ nông thôn đến thành thị, hình thành một tầng lớp lao động mới. Lúc này, các nghành nghề không còn đơn giản là ở quy mô gia đình nhỏ , lẻ nữa mà đã được biến thành một tổ chức lớn, có phân công rõ ràng, chuyên môn hóa sâu sắc. Chất lượng sản phẩm làm ra vượt trội.

    –       Trong khi đó, đối lập lại là châu Á vẫn chỉ là sự phát triển chậm chạp của Nhà nước và xã hội. Con người chủ yếu sản xuất thủ công, các làng nghề hay các gia đình chỉ tồn tại ở quy mô nhỏ, và chủ yếu là tự làm hết tất cả các công đoạn chứ không có sự phân công. Kĩ thuật non kém.

     Thế kỉ 18, Nhật Bản là quốc gia phương Đông đầu tiên đã mạnh dạn tiếp cận Mỹ và Đức. Các nhà tư tưởng cấp tiến của Nhật Bản đã choáng ngợp trước sự phát triển như vũ bảo của khoa học kĩ thuật phương Tây. Họ quay trở về báo cáo Nhật Hoàng và quyết tâm thực hiện cuộc cải cách Minh Trị Mây Gi. Sau đó hơn 100 năm, Nhật vượt qua Trung Quốc trở thành đất nước văn minh và giàu có nhất ở châu Á.

     Đến thời điểm hiện tại, khi đưa mắt nhìn xung quanh, chỉ là khán phòng của bạn thôi, bạn có thể thấy tất cả những ứng dụng của văn minh phương Tây : Laptop, bóng đèn, dòng điện, thậm chí cả ngôi nhà của bạn.

     Thiết nghĩ, nếu châu Á muốn đuổi kịp với phương Tây thì cần phải thay đổi lại mạnh mẽ một số quan điểm lạc hậu đã ăn sâu vào máu của người dân.

    Bình luận
  2. Bởi vì nền kinh tế của phương tây là kinh tế công thương trong khi đó kinh tế phương đông lại là nông nghiệp tuy phương đông ra đời sớm hơn phương tây tới hơn 1000 năm do sự bóc lột sức lao động của chủ nô đối với nô lệ -> giải phóng chủ nô khỏi lao động chân tay.Giao lưu và tiếp thu thành tựu văn hóa cổ đại phương đông thái độ của cư dân cổ đại phương tây với di sản văn hóa nhân loại.

    Bình luận

Viết một bình luận