Tại sao GCCN lại “Buộc” phải bán sức lao động và “bị” GCTS bóc lột giá trị thặng dư?
0 bình luận về “Tại sao GCCN lại “Buộc” phải bán sức lao động và “bị” GCTS bóc lột giá trị thặng dư?”
9.Phân tích khái niệm giai cấp công nhân. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là gì? Phân tích những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
9.1. Khái niệm giai cấp công nhân (giai cấp vô sản):
Cũng như mọi hiện tượng xã hội khác, giai cấp công nhân là con đẻ của một hoàn cảnh lịch sử cụ thể và cùng với sự phát triển của lịch sử, cũng luôn luôn phát triển với những biểu hiện và đặc trưng mới trong từng giai đoạn nhất định.
Sự phát triển của đại công nghiệp không những đã làm tăng thêm số người vô sản, mà còn tập hợp họ lại thành một tập đoàn xã hội rộng lớn, thành giai cấp vô sản hiện đại. Chính vì vậy, một kết luận rút ra là, giai cấp công nhân hiện đại ra đời gắn liền với sự phát triển của đại công nghiệp, nó là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp và lớn lên cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp đó.
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là một trong những giai cấp cơ bản, chủ yếu, đối lập với giai cấp tư sản, là giai cấp bị giai cấp tư sản tước đoạt hết tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động cho nhà tư bản để sống, bị bóc lột giá trị thặng dư. Họ là những người được tự do về thân thể và có quyền bán sức lao động tùy theo cung – cầu hàng hóa sức lao động. Đây là giai cấp bị bóc lột nặng nề, bị bần cùng hóa về vật chất lẫn tinh thần. Sự tồn tại của họ phụ thuộc và quy luật cung – cầu hàng hóa sức lao động, phụ thuộc vào kết quả lao động của chính họ. Họ phải tạo ra giá trị thặng dư, nhưng giá trị thặng dư lại bị giai cấp tư sản chiếm đoạt.
Dưới chủ nghĩa tư bản, C. Mác và Ph. Ăngghen đã định nghĩa rằng, “Giai cấp vô sản là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất hết tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc bán sức lao động của mình đế sống”.
Dù giai cấp công nhân có bao gồm những công nhân làm những công việc khác nhau như thế nào đi nữa, thì theo C. Mác và Ph. Ăngghen, họ vẫn chỉ có hai tiêu chí cơ bản để xác định, phân biệt với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác.
– Một là, về phương thức lao động, phương thức sản xuất, đó là những người lao động trong nền sản xuất công nghiệp. Có thể họ là người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao. Đã là công nhân hiện đại thì phải gắn với nền đại công nghiệp, bởi vì nó là sản phẩm của nền đại công nghiệp. Giai cấp công nhân hiện đại là hạt nhân, bộ phận cơ bản của mọi tầng lớp công nhân.
– Hai là, về vị trí trong quan hệ sản xuất của giai cấp công nhân, chúng ta phải xem xét trong hai trường hợp sau:
+ Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa thì giai cấp công nhân là những người vô sản hiện đại, không có tư liệu sản xuất, nên buộc phải làm thuê, bán sức lao động cho nhà tư bản và bị toàn thể giai cấp tư sản bóc lột. Tức là giá trị thặng dư mà giai cấp công nhân tạo ra bị nhà tư bản chiếm đoạt. Chính căn cứ vào tiêu chí này mà những người công nhân dưới chủ nghĩa tư bản được gọi là giai cấp vô sản.
+ Sau cách mạng vô sản thành công, giai cấp công nhân trở thành giai cấp cầm quyền. Nó không còn ở vào địa vị bị áp bức, bị bóc lột nữa, mà trở thành giai cấp thống trị, lãnh đạo cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa. Giai cấp công nhân cùng với toàn thể nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu đã công hữu hóa. Như vậy họ không còn là những người vô sản như trước và sản phẩm thặng dư do họ tạo ra là nguồn gốc cho sự giàu có và phát triển của xã hội xã hội chủ nghĩa.
Căn cứ vào hai tiêu chí cơ bản nói trên, chúng ta có thể định nghĩa giai cấp công nhân như sau: Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền đại công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao, là lực lượng lao động cơ bản trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại ngày nay.
9.Phân tích khái niệm giai cấp công nhân. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là gì? Phân tích những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
9.1. Khái niệm giai cấp công nhân (giai cấp vô sản):
Cũng như mọi hiện tượng xã hội khác, giai cấp công nhân là con đẻ của một hoàn cảnh lịch sử cụ thể và cùng với sự phát triển của lịch sử, cũng luôn luôn phát triển với những biểu hiện và đặc trưng mới trong từng giai đoạn nhất định.
Sự phát triển của đại công nghiệp không những đã làm tăng thêm số người vô sản, mà còn tập hợp họ lại thành một tập đoàn xã hội rộng lớn, thành giai cấp vô sản hiện đại. Chính vì vậy, một kết luận rút ra là, giai cấp công nhân hiện đại ra đời gắn liền với sự phát triển của đại công nghiệp, nó là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp và lớn lên cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp đó.
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là một trong những giai cấp cơ bản, chủ yếu, đối lập với giai cấp tư sản, là giai cấp bị giai cấp tư sản tước đoạt hết tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động cho nhà tư bản để sống, bị bóc lột giá trị thặng dư. Họ là những người được tự do về thân thể và có quyền bán sức lao động tùy theo cung – cầu hàng hóa sức lao động. Đây là giai cấp bị bóc lột nặng nề, bị bần cùng hóa về vật chất lẫn tinh thần. Sự tồn tại của họ phụ thuộc và quy luật cung – cầu hàng hóa sức lao động, phụ thuộc vào kết quả lao động của chính họ. Họ phải tạo ra giá trị thặng dư, nhưng giá trị thặng dư lại bị giai cấp tư sản chiếm đoạt.
Dưới chủ nghĩa tư bản, C. Mác và Ph. Ăngghen đã định nghĩa rằng, “Giai cấp vô sản là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất hết tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc bán sức lao động của mình đế sống”.
Dù giai cấp công nhân có bao gồm những công nhân làm những công việc khác nhau như thế nào đi nữa, thì theo C. Mác và Ph. Ăngghen, họ vẫn chỉ có hai tiêu chí cơ bản để xác định, phân biệt với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác.
– Một là, về phương thức lao động, phương thức sản xuất, đó là những người lao động trong nền sản xuất công nghiệp. Có thể họ là người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao. Đã là công nhân hiện đại thì phải gắn với nền đại công nghiệp, bởi vì nó là sản phẩm của nền đại công nghiệp. Giai cấp công nhân hiện đại là hạt nhân, bộ phận cơ bản của mọi tầng lớp công nhân.
– Hai là, về vị trí trong quan hệ sản xuất của giai cấp công nhân, chúng ta phải xem xét trong hai trường hợp sau:
+ Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa thì giai cấp công nhân là những người vô sản hiện đại, không có tư liệu sản xuất, nên buộc phải làm thuê, bán sức lao động cho nhà tư bản và bị toàn thể giai cấp tư sản bóc lột. Tức là giá trị thặng dư mà giai cấp công nhân tạo ra bị nhà tư bản chiếm đoạt. Chính căn cứ vào tiêu chí này mà những người công nhân dưới chủ nghĩa tư bản được gọi là giai cấp vô sản.
+ Sau cách mạng vô sản thành công, giai cấp công nhân trở thành giai cấp cầm quyền. Nó không còn ở vào địa vị bị áp bức, bị bóc lột nữa, mà trở thành giai cấp thống trị, lãnh đạo cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa. Giai cấp công nhân cùng với toàn thể nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu đã công hữu hóa. Như vậy họ không còn là những người vô sản như trước và sản phẩm thặng dư do họ tạo ra là nguồn gốc cho sự giàu có và phát triển của xã hội xã hội chủ nghĩa.
Căn cứ vào hai tiêu chí cơ bản nói trên, chúng ta có thể định nghĩa giai cấp công nhân như sau: Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền đại công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao, là lực lượng lao động cơ bản trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại ngày nay.