Tại sao Nguyễn Trãi lại dùng từ “ngô thay minh “trong tiêu đề đại cáo bình Ngô

By Melanie

Tại sao Nguyễn Trãi lại dùng từ “ngô thay minh “trong tiêu đề đại cáo bình Ngô

0 bình luận về “Tại sao Nguyễn Trãi lại dùng từ “ngô thay minh “trong tiêu đề đại cáo bình Ngô”

  1. Chu Nguyên Chương, người sáng lập ra nhà Minh là người Hào Châu, xưa thuộc đất Ngô, đó là đất tổ của nhà Minh. Năm 1356, Chu Nguyên Chương xưng Ngô Quốc Công, 8 năm sau ông cải xưng Ngô Vương. Bởi vậy Ngô ở đây vừa là tước hiệu của Chu Nguyên Chương, vừa là nguồn gốc, quê cha đất tổ của Chu Nguyên Chương (ý kiến: Ngô là nước Ngô chứ sao lại là tước hiệu?, Tước hiệu của Chu nguyên Chương thì lần lượt là “Quốc Công” rồi là “Vương”). Bình Ngô là bình tận gốc gác, giống nòi của giống họ Chu- Thái Tổ nhà Minh.

    Trả lời
  2. Vì, Ngô ở đây vừa là tước hiệu của Minh Thái Tổ khi chưa lên ngôi: Ngô Quốc công, Ngô Vương; vừa là nguồn gốc, quê cha đất tổ của người khai sáng ra nhà Đại Minh: Chu Nguyên Chương! “Bình Ngô” là “bình” tận gốc gác nòi giống họ Chu – Thái Tổ nhà Minh. Ba đời Vua Minh xâm lược nước ta là, Thành Tổ Chu Đệ, Nhân Tông Chu Cao Xí, Tuyên Tông Chu Chiêm Cơ Tuyên Đức. Nếu kể từ thái Tổ Chu Nguyên Chương, Tuyên Đức là đời vua Minh thứ năm. “Bình Ngô” là bình tận ông thượng tổ năm đời của “đứa trẻ ranh” Tuyên Đức. Hai chữ “Đại cáo” nói riêng, nhan đề Bình Ngô đại cáo  nói chung, mang ý nghĩa thâm thúy và sâu sắc như vậy(…)

    Trả lời

Viết một bình luận