KHÔNG GIAN VĂN HÓA CHĂM” GIỮA LÒNG HÀ NỘI ân tộc Chăm, xưa kia là cư dân của Vương quốc Champa cổ, có một nền văn hóa dân gian độc đáo và đặc sắc được giữ gìn cho đến tận ngày nay. Không Gian Sáng Tạo Trung Nguyên sẽ giới thiệu một “Không gian văn hoá Chăm” giữa lòng Hà Nội. Triển lãm sẽ khai mạc tại 36 – Điện Biên Phủ-Hà Nội vào chiều 28/5 và được trưng bài tới hết ngày 11/6/2010. Dân tộc Chăm, xưa kia là cư dân của Vương quốc Champa cổ, hiện có khoảng 20 vạn người, nhiều nhất ở Ninh Thuận – 85.000 người, và Bình Thuận – 37.000 người. Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, sinh hoạt hàng ngày vẫn giữ nếp truyền thống với các lễ hội dân gian rất đặc sắc. Rija Nưgar (vào đầu năm Chăm lịch, tức tháng 4 Dương lịch) và Katê (Tết Chăm, vào tháng 7 Chăm lịch, tức tháng 10 Dương lịch) là hai lễ hội quan trọng hơn cả. Người Chăm biết sử dụng chữ viết từ khá sớm. Bia Võ Cạnh bằng chữ Sanskrit ở Nha Trang (năm 192 sau Công nguyên) và bia Đông Yên Châu (cuối thế kỉ IV) là minh văn bằng chữ bản địa có mặt sớm nhất trong khu vực. Ngôn ngữ-chữ viết phát triển thúc đẩy văn học Chăm phát triển theo. Song hành với văn học bình dân như tục ngữ, ca dao, truyện cổ… là nền văn học viết có mặt từ rất sớm: văn bi kí, sử thi, trường ca, thơ thế sự, thơ triết lí, gia huấn ca… Mặc dù đã thất tán nhiều, nhưng ngày nay người ta vẫn có thể tìm đọc một số tác phẩm, như những cuốn sách 150 năm tuổi tại triển lãm “Không gian văn hoá Chăm” lần này. Đặc biệt, người Chăm rất giỏi nghề thủ công, nổi bật nhất là nghề gốm và dệt thổ cẩm. Nói về nghề gốm, hiện còn hai cộng đồng Chăm còn giữ nghề này là làng Bầu Trúc (Ninh Thuận) và xã Phan Hòa (Bình Thuận). Đất sét trộn cát mịn được nhồi nhuyễn thành hình quả bí đặt lên bàn kê (chứ không phải bàn xoay); người thợ vừa đi giật lùi vừa dùng tay tạo khối đất thành dáng cơ bản. Hoa văn trang trí gốm Chăm khá đơn giản, thường là hình sóng hay hình con thoi, được tạo bằng que nhỏ, răng lược hay vỏ sò… Sản phẩm gốm được phơi khô cả trong nhà và ngoài nắng, trước khi đem nung bằng củi, phân trâu bò khô, rơm rạ… Sau 2 – 3 tiếng, người thợ dùng sào móc sản phẩm và dùng màu thực vật chiết từ da cây săng, trái thị để tạo màu cho gốm ngay khi gốm còn nóng. Do nung bằng nhiều nguyên liệu khác nhau, lửa táp không đều, nên không có hai sản phẩm gốm Chăm nào hoàn toàn giống nhau. D Thư mục chuyên đề Văn hóa Chăm 27 Trước đây, gốm Chăm gồm ba nhóm: gốm nấu (nồi nấu cơm, nồi nấu canh, trách kho cá, bếp lò,…); gốm đựng (khương đựng gạo, lu đựng nước, ảng…); và gốm dùng trong sinh hoạt chung. Ngày nay, nhờ biết tạo nhiều mẫu mã mới, gốm Chăm không chỉ là mặt hàng tiêu dùng tự cung tự cấp nữa mà phần nào đã trở thành hàng mĩ nghệ, nhưng kĩ thuật sản xuất vẫn không thay đổi. “Không gian văn hoá Chăm” tự hào giới thiệu với người xem hơn 50 sản phẩm tiêu biểu cho gốm Chăm xưa và nay. Với người Chăm, dệt thổ cẩm là nghề “mẹ truyền con nối”. Nghề này hiện vẫn là nguồn sống của cả làng Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận), mảnh đất văn vật từ thời Vương quốc Champa cổ mà tên còn tìm thấy trong bi kí. Khoảng thập niên 50 trở về trước, người Chăm thường trồng bông để lấy sợi và dùng lá cây, vỏ cây để tạo màu, còn ngày nay, các nguyên liệu từ tơ sợi cho đến thuốc nhuộm đều được mua sẵn. Trên nền vải ưa thích là màu đen hay đỏ, người thợ Chăm dệt nên các loại hoa văn rất phong phú và độc đáo: có hoa văn được bố trí trên toàn mặt vải, có hoa văn chạy song song với nền sợi dọc, cũng có hoa văn hình động vật cách điệu như rồng, phụng, chim trão, công… Trong xã hội Chăm, có thể phân biệt mức độ sang hèn của một người chỉ qua hoa văn trên y phục. Như phụ nữ Chăm thuộc tầng lớp trên thì mặc y phục có hoa văn chim trão hay chim phụng…, còn phụ nữ tầng lớp dưới thì mặc y phục có hoa văn dây rừng… Đến với “Không gian văn hoá Chăm”, người xem có cơ hội thưởng lãm những mẫu hoa văn thổ cẩm Chăm cổ xưa và nguyên bản nhất. Triển lãm còn có sự tham gia của nghệ nhân Thuận Thị Trụ, danh hiệu “Bàn tay vàng thổ cẩm Việt Nam”, cùng tham gia hành trình giới thiệu văn hóa Chăm. Bà là người có công sưu tầm hơn ba mươi hoa văn nền tưởng như đã thất truyền và từ đó cách điệu ra khoảng năm mươi hoa văn khác. Công ty Dệt may thổ cẩm Inrahani do bà thành lập là công ty thổ cẩm đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam, chuyên chế tác hàng thô thành các sản phẩm phục vụ cuộc sống như váy áo, túi xách, ví, thắt lưng, khăn trải bàn …, góp phần đưa thổ cẩm Chăm được nhiều người biết đến hơn. Tại triển lãm, bà sẽ kể những câu chuyện thú vị về văn hóa Chăm thông qua phần trình diễn nghệ thuật dệt thổ cẩm và những điệu múa của mình.
Vì nền văn hóa chăm pa ngoài ra trong các kiến trúc tường thành còn có sự ảnh hưởng từ văn hóa sử thi ấn độ và văn hóa đảo java indonesia
cho mình ctlhn nhé #yêu sử#
KHÔNG GIAN VĂN HÓA CHĂM”
GIỮA LÒNG HÀ NỘI
ân tộc Chăm, xưa kia là cư dân của Vương quốc Champa cổ, có một
nền văn hóa dân gian độc đáo và đặc sắc được giữ gìn cho đến tận
ngày nay. Không Gian Sáng Tạo Trung Nguyên sẽ giới thiệu một
“Không gian văn hoá Chăm” giữa lòng Hà Nội. Triển lãm sẽ khai mạc tại 36 –
Điện Biên Phủ-Hà Nội vào chiều 28/5 và được trưng bài tới hết ngày 11/6/2010.
Dân tộc Chăm, xưa kia là cư dân của Vương quốc Champa cổ, hiện có khoảng
20 vạn người, nhiều nhất ở Ninh Thuận – 85.000 người, và Bình Thuận – 37.000
người. Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, sinh hoạt hàng ngày vẫn giữ nếp truyền
thống với các lễ hội dân gian rất đặc sắc. Rija Nưgar (vào đầu năm Chăm lịch, tức
tháng 4 Dương lịch) và Katê (Tết Chăm, vào tháng 7 Chăm lịch, tức tháng 10
Dương lịch) là hai lễ hội quan trọng hơn cả.
Người Chăm biết sử dụng chữ viết từ khá sớm. Bia Võ Cạnh bằng chữ Sanskrit
ở Nha Trang (năm 192 sau Công nguyên) và bia Đông Yên Châu (cuối thế kỉ IV)
là minh văn bằng chữ bản địa có mặt sớm nhất trong khu vực. Ngôn ngữ-chữ viết
phát triển thúc đẩy văn học Chăm phát triển theo. Song hành với văn học bình dân
như tục ngữ, ca dao, truyện cổ… là nền văn học viết có mặt từ rất sớm: văn bi kí,
sử thi, trường ca, thơ thế sự, thơ triết lí, gia huấn ca… Mặc dù đã thất tán nhiều,
nhưng ngày nay người ta vẫn có thể tìm đọc một số tác phẩm, như những cuốn
sách 150 năm tuổi tại triển lãm “Không gian văn hoá Chăm” lần này. Đặc biệt,
người Chăm rất giỏi nghề thủ công, nổi bật nhất là nghề gốm và dệt thổ cẩm. Nói
về nghề gốm, hiện còn hai cộng đồng Chăm còn giữ nghề này là làng Bầu Trúc
(Ninh Thuận) và xã Phan Hòa (Bình Thuận). Đất sét trộn cát mịn được nhồi
nhuyễn thành hình quả bí đặt lên bàn kê (chứ không phải bàn xoay); người thợ vừa
đi giật lùi vừa dùng tay tạo khối đất thành dáng cơ bản. Hoa văn trang trí gốm
Chăm khá đơn giản, thường là hình sóng hay hình con thoi, được tạo bằng que
nhỏ, răng lược hay vỏ sò… Sản phẩm gốm được phơi khô cả trong nhà và ngoài
nắng, trước khi đem nung bằng củi, phân trâu bò khô, rơm rạ… Sau 2 – 3 tiếng,
người thợ dùng sào móc sản phẩm và dùng màu thực vật chiết từ da cây săng, trái
thị để tạo màu cho gốm ngay khi gốm còn nóng. Do nung bằng nhiều nguyên liệu
khác nhau, lửa táp không đều, nên không có hai sản phẩm gốm Chăm nào hoàn
toàn giống nhau.
D
Thư mục chuyên đề Văn hóa Chăm 27
Trước đây, gốm Chăm gồm ba nhóm: gốm nấu (nồi nấu cơm, nồi nấu canh,
trách kho cá, bếp lò,…); gốm đựng (khương đựng gạo, lu đựng nước, ảng…); và
gốm dùng trong sinh hoạt chung. Ngày nay, nhờ biết tạo nhiều mẫu mã mới, gốm
Chăm không chỉ là mặt hàng tiêu dùng tự cung tự cấp nữa mà phần nào đã trở
thành hàng mĩ nghệ, nhưng kĩ thuật sản xuất vẫn không thay đổi. “Không gian văn
hoá Chăm” tự hào giới thiệu với người xem hơn 50 sản phẩm tiêu biểu cho gốm
Chăm xưa và nay.
Với người Chăm, dệt thổ cẩm là nghề “mẹ truyền con nối”. Nghề này hiện vẫn
là nguồn sống của cả làng Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận), mảnh đất văn vật từ thời
Vương quốc Champa cổ mà tên còn tìm thấy trong bi kí. Khoảng thập niên 50 trở
về trước, người Chăm thường trồng bông để lấy sợi và dùng lá cây, vỏ cây để tạo
màu, còn ngày nay, các nguyên liệu từ tơ sợi cho đến thuốc nhuộm đều được mua
sẵn. Trên nền vải ưa thích là màu đen hay đỏ, người thợ Chăm dệt nên các loại hoa
văn rất phong phú và độc đáo: có hoa văn được bố trí trên toàn mặt vải, có hoa văn
chạy song song với nền sợi dọc, cũng có hoa văn hình động vật cách điệu như
rồng, phụng, chim trão, công… Trong xã hội Chăm, có thể phân biệt mức độ sang
hèn của một người chỉ qua hoa văn trên y phục. Như phụ nữ Chăm thuộc tầng lớp
trên thì mặc y phục có hoa văn chim trão hay chim phụng…, còn phụ nữ tầng lớp
dưới thì mặc y phục có hoa văn dây rừng… Đến với “Không gian văn hoá Chăm”,
người xem có cơ hội thưởng lãm những mẫu hoa văn thổ cẩm Chăm cổ xưa và
nguyên bản nhất.
Triển lãm còn có sự tham gia của nghệ nhân Thuận Thị Trụ, danh hiệu “Bàn tay
vàng thổ cẩm Việt Nam”, cùng tham gia hành trình giới thiệu văn hóa Chăm. Bà là
người có công sưu tầm hơn ba mươi hoa văn nền tưởng như đã thất truyền và từ đó
cách điệu ra khoảng năm mươi hoa văn khác. Công ty Dệt may thổ cẩm Inrahani
do bà thành lập là công ty thổ cẩm đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam, chuyên chế
tác hàng thô thành các sản phẩm phục vụ cuộc sống như váy áo, túi xách, ví, thắt
lưng, khăn trải bàn …, góp phần đưa thổ cẩm Chăm được nhiều người biết đến
hơn. Tại triển lãm, bà sẽ kể những câu chuyện thú vị về văn hóa Chăm thông qua
phần trình diễn nghệ thuật dệt thổ cẩm và những điệu múa của mình.