Tại sao nói thành thị là hình ảnh tương phản về KT, XH, VĂN HÓA với lãnh địa pk…..giải gấp ạ dành cho mấy a/c best môn sử. (Ko coppi trên mạng)
Tại sao nói thành thị là hình ảnh tương phản về KT, XH, VĂN HÓA với lãnh địa pk…..giải gấp ạ dành cho mấy a/c best môn sử. (Ko coppi trên mạng)
ỊCH SỬ LỚP 7VÌ SAO XUẤT HIỆN THÀNH THỊ TRUNG ĐẠI ? NỀN KINH TẾ TRONG THÀNH THỊ CÓ ĐIỂM GÌ KHÁC SO VỚI NỀN KINH TẾ TRONG LÃNH ĐỊA ? Chuyên mục: Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu ÂuKinh tế lãnh địaKinh tế thành thị
– Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp.
– Sản xuất ra sản phẩm chỉ để tiêu dùng trong lãnh địa, không trao đổi, buôn bán ra bên ngoài nên gọi là nền kinh tế “tự cấp, tự túc”.
– Kinh tế lãnh địa kìm hãm sự phát triển của xã hội phong kiến.
– Sản xuất chủ yếu là thủ công nghiệp.
– Sản xuất ra sản phẩm thủ công để trao đổi, mua bán nên gọi là nền kinh tế hàng hóa.
– Kinh tế thành thị tạo điều kiện cho xã hội phong kiến phát triển.
Xem tiếp…
Quảng cáoTHẾ NÀO LÀ LÃNH ĐỊA PHONG KIẾN ?EM HÃY NÊU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA KINH TẾ LÃNH ĐỊA. Chuyên mục: Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
* Lãnh địa phong kiến là vùng đất rộng lớn do lãnh chúa làm chủ, trong đó có lâu đài và thành quách.
* Những đặc điểm chính của kinh tế lãnh địa
– Sản xuất chủ yếu là nông nghiệp.
– Nền kinh tế trong lãnh địa mang tính chất tự cung, tự cấp, trong đó thủ công nghiệp gắn chặt với nông nghiệp.
Xem tiếp…
XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU ĐÃ ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ? Chuyên mục: Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
– Cuối thế kỉ V, các quốc gia cổ địa phương Tây tan rã do người Giéc-man xâm chiếm và tiêu diệt.
– Người Giéc-man chiếm ruộng đất hình thành giai cấp lãnh chúa phong kiến.
– Nô lệ và nông dân không có ruộng đất phải làm việc cho lãnh chúa hình thành giai cấp nông nô.
-> Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành với 2 giai cấp đặc trưng: Lãnh chúa và nông nô.
Xem tiếp…
NHỮNG AI SỐNG TRONG CÁC THÀNH THỊ ? HỌ LÀM NHỮNG NGHỀ GÌ ? Chuyên mục: Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
Trong thành thị, cư dân chủ yếu là những thợ thủ công và thương nhân. Họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán. Hằng năm, họ còn tổ chức những hội chợ để triển lãm, trao đổi và buôn bán sản phẩm.
Xem tiếp…
THÀNH THỊ TRUNG ĐẠI ĐÃ XUẤT HIỆN NHƯ THẾ NÀO ? Chuyên mục: Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
Cuối thế kỉ XI, sản xuất phát triển, hàng hóa thừa được đem đi trao đổi, buôn bán ở những nơi đông người và lập xưởng sản xuất → thị trấn ra đời → thành thị trung đại xuất hiện.
Xem tiếp…
EM HÃY MIÊU TẢ LÃNH ĐỊA PHONG KIẾN VÀ CUỘC SỐNG CỦA LÃNH CHÚA TRONG LÃNH ĐỊA. Chuyên mục: Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
– Lãnh địa phong kiến là những vùng đất rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được bao gồm: đất canh tác, rừng, ao, hồ… bị họ biến thành khu đất riêng của mình. Mỗi lãnh chúa đều có một lãnh địa riêng, có mọi quyền hành trong lãnh địa đó.
– Cuộc sống của lãnh chúa phong kiến: trong các lãnh địa, lãnh chúa phong kiến sống nhàn rỗi, xa hoa. Nghề nghiệp chính của họ là chiến đấu, vì vậy từ nhỏ, con em quý tộc chỉ học quân sự như: phi ngựa, đấu kiếm, đâm lao… Thời bình, quanh năm, họ tổ chức tiệc tùng linh đình, tổ chức vũ hội, săn bắn,, đua ngựa và thi đấu võ….
Xem tiếp…
LÃNH CHÚA PHONG KIẾN VÀ NÔNG NÔ ĐƯỢC HÌNH THÀNH TỪ NHỮNG TẦNG LỚP NÀO CỦA XÃ HỘI CỔ ĐẠI ? Chuyên mục: Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
– Các thủ lĩnh quân sự của người Giéc – man và quan lại người Giéc – man được ban nhiều ruộng đất, trở thành lãnh chúa – những kẻ có thế lực trong xã hội.
– Những nô lệ được giải phóng (hoặc nông dân công xã bị mất đất) biến thành nông nô – tầng lớp sống phụ thuộc vào lãnh chúa.
Xem tiếp…
KHI TRÀN VÀO LÃNH THỔ CỦA ĐẾ QUỐC RÔ – MA, NGƯỜI GIÉC – MAN ĐÃ LÀM GÌ ? NHỮNG VIỆC LÀM ẤY CÓ TÁC DỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH XÃ HỘI PHONG KIẾN CHÂU ÂU ? Chuyên mục: Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu
– Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô – ma, người Giéc – man đã thành lập nên nhiều vương quốc mới của họ như: vương quốc Ang-glo Xac-xong, vương quốc Phơ-răng, vương quốc Tây Gốt, vương quốc Đông Gốt,..
– Người Giéc – man còn chiếm ruộng đất của chủ nô Rô – ma cũ rồi chia cho nhau.
Xem tiếp…
QUAN HỆ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở CHÂU ÂU ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ? Chuyên mục: Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
– Giai cấp tư sản: Nhờ các cuộc phát kiến địa lí, quý tộc và thương nhân châu Âu trở nên giàu có. Họ lập ra các xưởng thủ công, các đồn điền và dần dần họ trở thành giai cấp tư sản.
– Đội ngũ công nhân làm thuê: Những người nông nô bị mất ruộng đất, phải lang thang, cuối cùng phải vào làm thuê trong các xí nghiệp của tư sản. Ngoài nông nô, còn có nô lệ được mua từ châu Phi sang châu Âu.
Xem tiếp…
CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ ĐÃ TÁC ĐỘNG THẾ NÀO ĐẾN XÃ HỘI CHÂU ÂU ? Chuyên mục: Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
Những cuộc phát kiến địa lí đã góp phần thúc đẩy thương nghiệp phát triển và đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ cùng những vùng đất mênh mông ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ.