Tại sao nói thời đại dưới thời vua Lê Thành Tông là thời kì phát triển nhất của chế độ phong kiến Việt Nam
0 bình luận về “Tại sao nói thời đại dưới thời vua Lê Thành Tông là thời kì phát triển nhất của chế độ phong kiến Việt Nam”
(TCTG) – Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nhất là từ khi Thái Tổ Lý Công Uẩn dời đô về thành Đại La, qua 1.000 năm phát triển đã in dấu và xây đắp nên một Thăng Long Hà Nội văn hiến ngày nay. Trải qua các thời Lý, Trần với những thành tựu, giá trị và dấu ấn lịch sử, văn hóa, đến thời hậu Lê đã đánh dấu nhũng bước phát triển vượt bậc của đất nuớc nói chung và Thăng Long – Hà Nội nói riêng. Trong đó, phải kể đến thời kỳ hoàng kim là khoảng trong nửa sau của thế kỷ XV dưới sự trị vì của vua Lê Thánh Tông.
Tượng thờ Chu Văn An tại Quốc Tử Giám
Lê Thánh Tông, tên thật là Lê Tư Thành, còn có tên khác là Lê Hạc, nổi tiếng là vị minh quân một nhà văn hóa là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Trong lúc trị vì, Lê Thánh Tông đề xuất nhiều cải cách trong hệ thống quân sự, hành chính, kinh tế, giáo dục và luật pháp. Ngoài ra, ông đã có công bảo vệ và mở mang bờ cõi Đại Việt.
Năm Canh Thìn 1460, Lê Tư Thành lên ngôi, tức vua Lê Thánh Tông, lấy niên hiệu là Quang Thuận, ông chỉ định Nguyễn Xí và Đinh Liệt vào các chức quan cao nhất của triều đình, nắm giữ binh quyền. Lê Thánh Tông trị vì Đại Việt 38 năm đã để lại những giá trị văn hóa, xã hội như Hồng Đức thiên hạ bản đồ, Hồng Đức hình luật, Thiên Nam dư hạ tập, Hồng Đức quốc âm thi tậpv.v…
Vềphát triển hành chính,ngay từ buổi đầu lên ngôi, Lê Thánh Tông nhanh chóng chấm đứt tình trạng chia rẽ của triều đình, khẩn trương tổ chức củng cố và xây dựng nền hành chính Đại Việt mạnh mẽ, táo bạo. Nhà nước phong kiến tập quyền qua các đời từ nhà Trần chỉ có 4 bộ: Hình, Lại, Binh, Hộ.
Đời vua Lê Thái Tổ chỉ có 3 bộ: Lại, Lễ, Dân (tức Hộ Bộ). Lê Thánh Tông tổ chức thành 6 bộ: Lại Bộ: Trông coi việc tuyển bổ, thăng thưởng và thăng quan tước; Lễ Bộ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học hành thi cử, đúc ấn tín, cắt giữ người coi giữ đình, chùa, miếu mạo; Hộ Bộ: Trông coi công việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tô thuế kho tàng, thóc tiền và lương, bổng của quan, binh; Binh Bộ: Trông coi việc binh chính, đặt quan trấn thủ nơi biên cảnh, tổ chức việc giữ gìn các nơi hiểm yếu và ứng phó các việc khẩn cấp; Hình Bộ: Trông coi việc thi hành luật, lệnh, hành pháp, xét lại các việc tù, đày kiện cáo; Công bộ: Trông coi việc xây dựng, sửa chữa cầu đường, cung điện thành trì và quản đốc thợ thuyền.
Về cơ cấu chính quyền các cấp, ông đã tiến hành xóa bỏ hệ thống tổ chức hành chính cũ thời Lê Thái Tổ từ 5 đạo đổi thành 13 đạo (thừa tuyên). Dưới thời Lê Thánh Tông, các quan chỉ đượclàmviệc tối đa đến tuổi 65 và ông bãi bỏ luật cha truyền con nối cho các gia đình có công – công thần. Ông tôn trọng việc chọn quan phải là người có tài và đức.
Vềphát triển kinh tế,Lê Thánh Tông đặc biệt quan tâm các chính sách nhằm phát triển kinh tế như, sửa đổi luật thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, mở đồn điền. Những nỗ lực nhằm xây dựng phát triển Đại Việt của Lê Thánh Tông đã được kiểm chứng qua các bài chiếu, chỉ dụ do ông trực tiếp chấp bút và ban bố, như Chiếu khuyến nông, Chiếu lập đồn điền, Chiếu định quan thuế v.v…
Các ngành nghề thủ công nghiệp và xây dựng dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông cũng phát triển rực rỡ. Nghề in và làm giấy ở Đại Việt đạt một trình độ cao của thế giới thời bấy giờ. Số lượng sách in thời này khá đồ sộ. Đặc biệt nhất thời kỳ này là thành tựu trong công nghệ chế tạo vũ khí và đồ sắt chiếm ưu thế. Đồ gốm, sứ thời Lê sơ phát triển đạt được độ tinh xảo và hoa văn đẹp. Việc giao thương buôn bán đã chắp cánh cho đồ gốm thời này đi xa và hiện nay bộ sư tập về đồ gốm Lê sơ cũng rất phong phú.
Thương mại vàgiao dịch buôn bán với các lân bang phát triển mạnh, cùng với bước chân viễn chinh xa xôi của đội quân đế chế Đại Việt. Để tạo thuận tiên cho việc mua bán Lê Thánh Tông đã từng khuyến dụ các quan rằng:“Trong dân gian hễcó dân là có chợ để lưu thông hàng hoá, mở đường giao dịch cho dân. Các xã chưa có chợ có thể lập thêm chợ mới. Những ngày họp chợ mới không đuợc trùng hay trước ngày họp chợ cũ để tránh tình trạng tranh giành khách hàng của nhau “. Chính nhờ sự quan tâm đến việc phát triển thương nghiệp nên nền nông nghiệp đã phát triển mạnh mẽ. Các nghề thủ công như: Dệt lụa, ươm tơ, dệt vải, nghề mộc, nghề chạm, nghề đúc đồng cũng phát triển. Kinh đô Thăng Long 36 phố phường sầm uất, nhộn nhịp tồn tại phát triển đến tận ngày nay. Phường Yên Thái làm giấy, Phường Nghi Tàm dệt vải lụa, Phường Hà Tân nung vôi, Phường Hàng Đào nhuộm điều, Phường Ngũ Xá đúc đồng, Phường gạch và gốm sứ Bát Tràng và nhiều phường khác nữa, v.v…
Vềgiáo dục.cùng với việc xây dựng thiết chế mới, Lê Thánh Tông đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. Ngoài Hànlâmviện, Quốc sử viện, nhà Thái học Quốc Tử Giám là những cơ quan văn hóa, giáo dục lớn. Lê Thánh Tông còn cho xây kho bí thư chứa sách, đặc biệt đã sáng lập Hội Tao đàn bao gồm những nhà văn hóa có tiếng đương thời mà Lê Thảnh Tông là Tao Đàn chủ soái. Thời kỳ này, việc thi cử và học tập thường xuyên và rất nhiều tiến sĩ vả trạng nguyên đỗ đạt và thành danh. Đặc biệt ông rất tích cực trong cải tổ giáo dục, có những chính sách mới về thi cử vẩ tránh gian lận trong thi cử.
Nhiều lần ông đích thân chấm bài làm và khảo lại các bài thi có nghi ngờ. Để có thêm một di sản tư liệu thế giới ở Việt Nam có công đóng góp quan trọng của Lê Thánh Tông, người đã khởi xướng lập bia Tiến sĩ và tiến hành cho dựng để ghi danh, tôn vinh những người tài và đức của dân tộc Đại Việt ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám và các thế hệ. Các triều đình sau này tiếp tục bổ sung các tấm bia vinh danhmới. ỞTrường đại học đầu tiên của xã hội phong kiến Việt Nam, trên một tấm bia đá, có ghi một danh sĩ nổi tiếng thời nhà Lê, đó là Thân Nhân Trung, người quê Việt Yên, Bắc Giang, ông có sớ dâng vua“Chiêu nạp hiền tài” và cho rằng“Hiền tàilànguyên khí quốc gia“.
Sự kiện này được khắc trên bia đá dựng thời Lê Thánh Tông, chứng tỏ ông là người rất trọng dụng nhân tài và thực tế đã đoàn kết được nhân tài để cùng phát triển đất nước. (Các danh nhân thời Lê Thánh Tông như Ngô Sĩ Liên với tác phẩmĐại Việt Sử ký toàn thư;Lương Thế Vinh vớiToán pháp đại thành,Phan Phu Tiên vớiBản thảo thực vật toát yếu, …).Bằng nhiều cách, Lê Thảnh Tông đã làm cho công việc giáo dục trở thành nếp. Ngoài trường Quốc Tử Giám và các viện lớn ra còn có các trường học ở các đạo, phủ, thừa với rất đông học trò. Các kỳ thi được các sĩ từ khắpnới hưởng ứng.
Vephát triển vănhọc, Lê Thánh Tông là một nhà thơ và phê bình văn học, vừa sáng tác văn thơ, vừa nghiên cứu, phê bình. Những trước tác của Hội Tao Đàn được ghi chép trong bộ sáchThiên Nam du hảo tập,và trong các sáchQuỳnh uyển cửu ca, Minh hương cẩmtú,Văn minh cổ xúy, Chinh Tây kỳ hànhviết bằng chữ Hán vàHồng Đức quốcâmthi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ vănđược viết bằng chữ Nôm. Trong đó, không chỉ ghi chép thơ văn, mà còn ghi chép về lý luận phê bình văn học, về lịch sử, kinh tế, quan chế, địa lý v.v…
Lê Thánh Tông là người dẫn đầu phong trào mới này, cả về nghệ thuật thể hiện và tư tưởng triết học.Thánh Tông dicảolà dấu mốc quan trọng ghi nhận bước trưởng thành của truyện ký Đại Việt viết bằngchữ Hán, ra đời trước cả tậpTruyền kỳ mạn lụccủa Nguyễn Dữ. Lê Thánh Tông khuyến khích các quan lại và tự mình tích cực sử dụng chữ Nôm như một sự tự tôn và tự cường. Trong một bài thơ Nôm, Lê Thánh Tông tự trình bày mình:Trốngdờicanh còn đọc sách /chiêng xế bóng chúa thôi chầu.
Năm 1464, Lê Thánh Tông đã rửa oan cho Nguyễn Trãi, cho sưu tầm thơ văn Nguyễn Trãi để lưu lại hậu thế, ông đã như tạc bia cho Nguyễn Trãi bằng câu thơ: ỨcTrai tâm thượng quang Khuêtảo (dịch:Tâm hồn Ức trai soi sáng văn chương,có người dịch: Taohồn Ức traí sángtựasao Khuê).
Về luậtpháp,bộ Quốc triều hình luật của nhà hậu Lê đã được hoàn thiện trong thời Lê Thánh Tông, nên còn được gọi là Luật Hồng Đức. Với bộ luật này, Đại Việt đã hình thành một nhà nước pháp quyền sơ khởi và thuộc loại sớm trên thế giới. Lê Thánh Tông đã lấy những quan điểm của Nho giáo làm hệ tư tưởng.. chỉ đạo việc biên soạn, ban hành luật pháp, nhằm thể chế hoá một nhà nước phong kiến Đại Việt, với truyền thống nhân nghĩa, lấy dân làm gốc.
Vềquân sự,theo các sử gia, thì vũ khí quân sự dưới thời Lê Thánh Tông đã có những tiến bộ vượt bậc, do tiếp thu các kỹ thuật chế tạo súng hỏa công cá nhân từ phương Tây và với số vũ khí thu được trước đây trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, kết hợp kỹ thuật vũ khí của Đại Việt thời nhà Hồ đã tạo thành một bộ vũ khí đa dạng và hùng mạnh. Lê Thánh Tông rất chú ý đến việc tích trữ lương thảo ở các vùng biên cương để sử dụng cho quân lương khi cần thiết. Một nghệ thuật làm lương khô thời Lê Thánh Tông được sử sách ghi lạilà một kỹ thuật đặc biệt của Đại Việt, đó là đồ (hấp) thóc chín và sấy khô. Loại lương khô này có thể cất giữ vài năm không bị mất phẩm chất và rất tiện cho việc vận chuyển và sử dụng trong chiến tranh, đặc biệt là dùng cho quân đội viễn chinh. Nhà vua cải tổ quân đội mạnh mẽ về mặt tồ chức, trước đó quân đội chia làm 5 đạo vệ quân, nay đổi làm 5 phủ đô đốc. Mỗi phủ có vệ, sở. Bên cạnh còn có 2 đạo nội, ngoại, gồm nhiều ti, vệ. Ngoài tổ chức quân thường trực, Lê Thánh Tông còn chú ý lựclượng quân dự bị ở các địa phương.43 điều quân chínhlà luật quân đội Lê Thánh Tông ban hành cho thấy kỷ luật quân đội của ông rất nghiêm ngặt, có sức chiến đấu cao.
Trong thời kỳ Lê Thánh Tông nắm quyền, nhà nước Đại Việt phát triển rực rỡ ở mọi phương diện từ kinh tế, chính trị, quân sự đến giáo dục, văn hóa, xã hội chứ không chỉ riêng kinh tế hay giáo dục. Đặc biệt trong thời kỳ này, lãnh thổ Đại Việt được mở rộng đáng kể sau nhiều cuộc chiến với các nước xung quanh như Chiêm Thành, Ai Lao, Bồn Man.
Về quân sự, vừa lên ngôi, vua đã ra chỉ thị cho các vệ quân, phủ, trấn phải chỉnh đốn đội ngũ, dạy cho quân lính không quên võ bị. Vua cho tổ chức lại quân đội một cách hùng mạnh và tinh nhuệ hơn, tiếp tục cho thực hiện phép ngụ binh ư nông từ những đời trước, đặt ra các chế độ trưng tập, huấn luyện, chế độ cấp pháp cho quân đội.
Về luật pháp, vua Lê Thánh Tông cho hoàn thiện một bộ luật đồ sộ, tư tưởng dùng luật pháp để trị quốc đặc biệt thành công, đưa nước Đại Việt trở thành nhà nước hùng mạnh, làm kiểu mẫu cho các đời vua sau noi theo.
Về hành chính, vua Lê Thánh Tông tổ chức lại bộ máy hành chính thành 6 bộ gồm Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công với những chức năng riêng. Về phân chia chính quyền các cấp, ông đã xóa bỏ hệ thống tổ chức hành chính cũ dưới thời Lê Thái Tổ, đổi từ 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên. Ngoài ra, Lê Thái Tông còn chỉ thị vẽ các tập bản đồ phục vụ quản lý hành chính và việc học tập.
Về kinh tế, Lê Thánh Tông chủ trương trọng nông nghiệp, đẩy mạnh các chính sách phát triển kinh tế. Mọi ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều phát triển rực rỡ giúp nền kinh tế Đại Việt nhanh chóng được phục hồi và phát triển.
Về giáo dục, Lê Thánh Tông đặc biệt chú trọng phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. Ông cho mở rộng xây mới nhiều nhà học, kho chứa sách; thường xuyên tổ chức thi cử lấy nhiều tiến sĩ và trạng nguyên; tích cực cải tổ giáo dục, ra những chính sách mới nhằm tránh gian lận trong thi cử.
Về văn hóa, Nho học trở nên chiếm ưu thế. Vua chú trọng đến việc biên soạn lịch sử, sách, thơ văn.
Các thành tựu trong nước và ngoại giao của Lê Thánh Tông đã giúp Đại Việt trở thành quốc gia lớn mạnh trong khu vực, được các nước láng giềng kiêng nể. Thời kỳ này thường được gọi là Hồng Đức thịnh trị, vì diễn ra trong những năm Hồng Đức.
(TCTG) – Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, nhất là từ khi Thái Tổ Lý Công Uẩn dời đô về thành Đại La, qua 1.000 năm phát triển đã in dấu và xây đắp nên một Thăng Long Hà Nội văn hiến ngày nay. Trải qua các thời Lý, Trần với những thành tựu, giá trị và dấu ấn lịch sử, văn hóa, đến thời hậu Lê đã đánh dấu nhũng bước phát triển vượt bậc của đất nuớc nói chung và Thăng Long – Hà Nội nói riêng. Trong đó, phải kể đến thời kỳ hoàng kim là khoảng trong nửa sau của thế kỷ XV dưới sự trị vì của vua Lê Thánh Tông.
Tượng thờ Chu Văn An tại Quốc Tử Giám
Lê Thánh Tông, tên thật là Lê Tư Thành, còn có tên khác là Lê Hạc, nổi tiếng là vị minh quân một nhà văn hóa là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Trong lúc trị vì, Lê Thánh Tông đề xuất nhiều cải cách trong hệ thống quân sự, hành chính, kinh tế, giáo dục và luật pháp. Ngoài ra, ông đã có công bảo vệ và mở mang bờ cõi Đại Việt.
Năm Canh Thìn 1460, Lê Tư Thành lên ngôi, tức vua Lê Thánh Tông, lấy niên hiệu là Quang Thuận, ông chỉ định Nguyễn Xí và Đinh Liệt vào các chức quan cao nhất của triều đình, nắm giữ binh quyền. Lê Thánh Tông trị vì Đại Việt 38 năm đã để lại những giá trị văn hóa, xã hội như Hồng Đức thiên hạ bản đồ, Hồng Đức hình luật, Thiên Nam dư hạ tập, Hồng Đức quốc âm thi tập v.v…
Về phát triển hành chính, ngay từ buổi đầu lên ngôi, Lê Thánh Tông nhanh chóng chấm đứt tình trạng chia rẽ của triều đình, khẩn trương tổ chức củng cố và xây dựng nền hành chính Đại Việt mạnh mẽ, táo bạo. Nhà nước phong kiến tập quyền qua các đời từ nhà Trần chỉ có 4 bộ: Hình, Lại, Binh, Hộ.
Đời vua Lê Thái Tổ chỉ có 3 bộ: Lại, Lễ, Dân (tức Hộ Bộ). Lê Thánh Tông tổ chức thành 6 bộ: Lại Bộ: Trông coi việc tuyển bổ, thăng thưởng và thăng quan tước; Lễ Bộ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học hành thi cử, đúc ấn tín, cắt giữ người coi giữ đình, chùa, miếu mạo; Hộ Bộ: Trông coi công việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tô thuế kho tàng, thóc tiền và lương, bổng của quan, binh; Binh Bộ: Trông coi việc binh chính, đặt quan trấn thủ nơi biên cảnh, tổ chức việc giữ gìn các nơi hiểm yếu và ứng phó các việc khẩn cấp; Hình Bộ: Trông coi việc thi hành luật, lệnh, hành pháp, xét lại các việc tù, đày kiện cáo; Công bộ: Trông coi việc xây dựng, sửa chữa cầu đường, cung điện thành trì và quản đốc thợ thuyền.
Về cơ cấu chính quyền các cấp, ông đã tiến hành xóa bỏ hệ thống tổ chức hành chính cũ thời Lê Thái Tổ từ 5 đạo đổi thành 13 đạo (thừa tuyên). Dưới thời Lê Thánh Tông, các quan chỉ được làm việc tối đa đến tuổi 65 và ông bãi bỏ luật cha truyền con nối cho các gia đình có công – công thần. Ông tôn trọng việc chọn quan phải là người có tài và đức.
Về phát triển kinh tế, Lê Thánh Tông đặc biệt quan tâm các chính sách nhằm phát triển kinh tế như, sửa đổi luật thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, mở đồn điền. Những nỗ lực nhằm xây dựng phát triển Đại Việt của Lê Thánh Tông đã được kiểm chứng qua các bài chiếu, chỉ dụ do ông trực tiếp chấp bút và ban bố, như Chiếu khuyến nông, Chiếu lập đồn điền, Chiếu định quan thuế v.v…
Các ngành nghề thủ công nghiệp và xây dựng dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông cũng phát triển rực rỡ. Nghề in và làm giấy ở Đại Việt đạt một trình độ cao của thế giới thời bấy giờ. Số lượng sách in thời này khá đồ sộ. Đặc biệt nhất thời kỳ này là thành tựu trong công nghệ chế tạo vũ khí và đồ sắt chiếm ưu thế. Đồ gốm, sứ thời Lê sơ phát triển đạt được độ tinh xảo và hoa văn đẹp. Việc giao thương buôn bán đã chắp cánh cho đồ gốm thời này đi xa và hiện nay bộ sư tập về đồ gốm Lê sơ cũng rất phong phú.
Thương mại và giao dịch buôn bán với các lân bang phát triển mạnh, cùng với bước chân viễn chinh xa xôi của đội quân đế chế Đại Việt. Để tạo thuận tiên cho việc mua bán Lê Thánh Tông đã từng khuyến dụ các quan rằng: “Trong dân gian hễ có dân là có chợ để lưu thông hàng hoá, mở đường giao dịch cho dân. Các xã chưa có chợ có thể lập thêm chợ mới. Những ngày họp chợ mới không đuợc trùng hay trước ngày họp chợ cũ để tránh tình trạng tranh giành khách hàng của nhau “. Chính nhờ sự quan tâm đến việc phát triển thương nghiệp nên nền nông nghiệp đã phát triển mạnh mẽ. Các nghề thủ công như: Dệt lụa, ươm tơ, dệt vải, nghề mộc, nghề chạm, nghề đúc đồng cũng phát triển. Kinh đô Thăng Long 36 phố phường sầm uất, nhộn nhịp tồn tại phát triển đến tận ngày nay. Phường Yên Thái làm giấy, Phường Nghi Tàm dệt vải lụa, Phường Hà Tân nung vôi, Phường Hàng Đào nhuộm điều, Phường Ngũ Xá đúc đồng, Phường gạch và gốm sứ Bát Tràng và nhiều phường khác nữa, v.v…
Về giáo dục. cùng với việc xây dựng thiết chế mới, Lê Thánh Tông đẩy mạnh phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. Ngoài Hàn lâm viện, Quốc sử viện, nhà Thái học Quốc Tử Giám là những cơ quan văn hóa, giáo dục lớn. Lê Thánh Tông còn cho xây kho bí thư chứa sách, đặc biệt đã sáng lập Hội Tao đàn bao gồm những nhà văn hóa có tiếng đương thời mà Lê Thảnh Tông là Tao Đàn chủ soái. Thời kỳ này, việc thi cử và học tập thường xuyên và rất nhiều tiến sĩ vả trạng nguyên đỗ đạt và thành danh. Đặc biệt ông rất tích cực trong cải tổ giáo dục, có những chính sách mới về thi cử vẩ tránh gian lận trong thi cử.
Nhiều lần ông đích thân chấm bài làm và khảo lại các bài thi có nghi ngờ. Để có thêm một di sản tư liệu thế giới ở Việt Nam có công đóng góp quan trọng của Lê Thánh Tông, người đã khởi xướng lập bia Tiến sĩ và tiến hành cho dựng để ghi danh, tôn vinh những người tài và đức của dân tộc Đại Việt ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám và các thế hệ. Các triều đình sau này tiếp tục bổ sung các tấm bia vinh danh mới. Ở Trường đại học đầu tiên của xã hội phong kiến Việt Nam, trên một tấm bia đá, có ghi một danh sĩ nổi tiếng thời nhà Lê, đó là Thân Nhân Trung, người quê Việt Yên, Bắc Giang, ông có sớ dâng vua “Chiêu nạp hiền tài ” và cho rằng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia “.
Sự kiện này được khắc trên bia đá dựng thời Lê Thánh Tông, chứng tỏ ông là người rất trọng dụng nhân tài và thực tế đã đoàn kết được nhân tài để cùng phát triển đất nước. (Các danh nhân thời Lê Thánh Tông như Ngô Sĩ Liên với tác phẩm Đại Việt Sử ký toàn thư; Lương Thế Vinh với Toán pháp đại thành, Phan Phu Tiên với Bản thảo thực vật toát yếu, …). Bằng nhiều cách, Lê Thảnh Tông đã làm cho công việc giáo dục trở thành nếp. Ngoài trường Quốc Tử Giám và các viện lớn ra còn có các trường học ở các đạo, phủ, thừa với rất đông học trò. Các kỳ thi được các sĩ từ khắp nới hưởng ứng.
Ve phát triển văn học, Lê Thánh Tông là một nhà thơ và phê bình văn học, vừa sáng tác văn thơ, vừa nghiên cứu, phê bình. Những trước tác của Hội Tao Đàn được ghi chép trong bộ sách Thiên Nam du hảo tập, và trong các sách Quỳnh uyển cửu ca, Minh hương cẩm tú, Văn minh cổ xúy, Chinh Tây kỳ hành viết bằng chữ Hán và Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn được viết bằng chữ Nôm. Trong đó, không chỉ ghi chép thơ văn, mà còn ghi chép về lý luận phê bình văn học, về lịch sử, kinh tế, quan chế, địa lý v.v…
Lê Thánh Tông là người dẫn đầu phong trào mới này, cả về nghệ thuật thể hiện và tư tưởng triết học. Thánh Tông di cảo là dấu mốc quan trọng ghi nhận bước trưởng thành của truyện ký Đại Việt viết bằng chữ Hán, ra đời trước cả tập Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Lê Thánh Tông khuyến khích các quan lại và tự mình tích cực sử dụng chữ Nôm như một sự tự tôn và tự cường. Trong một bài thơ Nôm, Lê Thánh Tông tự trình bày mình: Trống dời canh còn đọc sách /chiêng xế bóng chúa thôi chầu.
Năm 1464, Lê Thánh Tông đã rửa oan cho Nguyễn Trãi, cho sưu tầm thơ văn Nguyễn Trãi để lưu lại hậu thế, ông đã như tạc bia cho Nguyễn Trãi bằng câu thơ: Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo (dịch: Tâm hồn Ức trai soi sáng văn chương, có người dịch: Tao hồn Ức traí sáng tựa sao Khuê).
Về luật pháp, bộ Quốc triều hình luật của nhà hậu Lê đã được hoàn thiện trong thời Lê Thánh Tông, nên còn được gọi là Luật Hồng Đức. Với bộ luật này, Đại Việt đã hình thành một nhà nước pháp quyền sơ khởi và thuộc loại sớm trên thế giới. Lê Thánh Tông đã lấy những quan điểm của Nho giáo làm hệ tư tưởng.. chỉ đạo việc biên soạn, ban hành luật pháp, nhằm thể chế hoá một nhà nước phong kiến Đại Việt, với truyền thống nhân nghĩa, lấy dân làm gốc.
Về quân sự, theo các sử gia, thì vũ khí quân sự dưới thời Lê Thánh Tông đã có những tiến bộ vượt bậc, do tiếp thu các kỹ thuật chế tạo súng hỏa công cá nhân từ phương Tây và với số vũ khí thu được trước đây trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, kết hợp kỹ thuật vũ khí của Đại Việt thời nhà Hồ đã tạo thành một bộ vũ khí đa dạng và hùng mạnh. Lê Thánh Tông rất chú ý đến việc tích trữ lương thảo ở các vùng biên cương để sử dụng cho quân lương khi cần thiết. Một nghệ thuật làm lương khô thời Lê Thánh Tông được sử sách ghi lại là một kỹ thuật đặc biệt của Đại Việt, đó là đồ (hấp) thóc chín và sấy khô. Loại lương khô này có thể cất giữ vài năm không bị mất phẩm chất và rất tiện cho việc vận chuyển và sử dụng trong chiến tranh, đặc biệt là dùng cho quân đội viễn chinh. Nhà vua cải tổ quân đội mạnh mẽ về mặt tồ chức, trước đó quân đội chia làm 5 đạo vệ quân, nay đổi làm 5 phủ đô đốc. Mỗi phủ có vệ, sở. Bên cạnh còn có 2 đạo nội, ngoại, gồm nhiều ti, vệ. Ngoài tổ chức quân thường trực, Lê Thánh Tông còn chú ý lực lượng quân dự bị ở các địa phương. 43 điều quân chính là luật quân đội Lê Thánh Tông ban hành cho thấy kỷ luật quân đội của ông rất nghiêm ngặt, có sức chiến đấu cao.
”Đời vua Thái Tổ,Thái Tông
Thóc lúa ngoài đồng trâu chẳng thèm ăn”
Vì
Trong thời kỳ Lê Thánh Tông nắm quyền, nhà nước Đại Việt phát triển rực rỡ ở mọi phương diện từ kinh tế, chính trị, quân sự đến giáo dục, văn hóa, xã hội chứ không chỉ riêng kinh tế hay giáo dục. Đặc biệt trong thời kỳ này, lãnh thổ Đại Việt được mở rộng đáng kể sau nhiều cuộc chiến với các nước xung quanh như Chiêm Thành, Ai Lao, Bồn Man.
Về quân sự, vừa lên ngôi, vua đã ra chỉ thị cho các vệ quân, phủ, trấn phải chỉnh đốn đội ngũ, dạy cho quân lính không quên võ bị. Vua cho tổ chức lại quân đội một cách hùng mạnh và tinh nhuệ hơn, tiếp tục cho thực hiện phép ngụ binh ư nông từ những đời trước, đặt ra các chế độ trưng tập, huấn luyện, chế độ cấp pháp cho quân đội.
Về luật pháp, vua Lê Thánh Tông cho hoàn thiện một bộ luật đồ sộ, tư tưởng dùng luật pháp để trị quốc đặc biệt thành công, đưa nước Đại Việt trở thành nhà nước hùng mạnh, làm kiểu mẫu cho các đời vua sau noi theo.
Về hành chính, vua Lê Thánh Tông tổ chức lại bộ máy hành chính thành 6 bộ gồm Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công với những chức năng riêng. Về phân chia chính quyền các cấp, ông đã xóa bỏ hệ thống tổ chức hành chính cũ dưới thời Lê Thái Tổ, đổi từ 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên. Ngoài ra, Lê Thái Tông còn chỉ thị vẽ các tập bản đồ phục vụ quản lý hành chính và việc học tập.
Về kinh tế, Lê Thánh Tông chủ trương trọng nông nghiệp, đẩy mạnh các chính sách phát triển kinh tế. Mọi ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều phát triển rực rỡ giúp nền kinh tế Đại Việt nhanh chóng được phục hồi và phát triển.
Về giáo dục, Lê Thánh Tông đặc biệt chú trọng phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. Ông cho mở rộng xây mới nhiều nhà học, kho chứa sách; thường xuyên tổ chức thi cử lấy nhiều tiến sĩ và trạng nguyên; tích cực cải tổ giáo dục, ra những chính sách mới nhằm tránh gian lận trong thi cử.
Về văn hóa, Nho học trở nên chiếm ưu thế. Vua chú trọng đến việc biên soạn lịch sử, sách, thơ văn.
Các thành tựu trong nước và ngoại giao của Lê Thánh Tông đã giúp Đại Việt trở thành quốc gia lớn mạnh trong khu vực, được các nước láng giềng kiêng nể. Thời kỳ này thường được gọi là Hồng Đức thịnh trị, vì diễn ra trong những năm Hồng Đức.