tại sao nói vào các thế kỉ 17-18 nền văn học và nghệ thuật dân tộc phát triển phong phú đa dạng? ai làm câu trả lờ hay mik sử điểm thành 50đ cho bn nà

By Natalia

tại sao nói vào các thế kỉ 17-18 nền văn học và nghệ thuật dân tộc phát triển phong phú đa dạng?
ai làm câu trả lờ hay mik sử điểm thành 50đ cho bn nào làm tốt!!!

0 bình luận về “tại sao nói vào các thế kỉ 17-18 nền văn học và nghệ thuật dân tộc phát triển phong phú đa dạng? ai làm câu trả lờ hay mik sử điểm thành 50đ cho bn nà”

  1. – Văn học chữ Hán: Ở Đàng Trong, xuất hiện một số nhà thơ, hội thơ, nhà nghiên cứu biên soạn các sưu tập thơ văn, một số người viết truyện kí,…

    – Văn học chữ Nôm:

    + Xuất hiện nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ,…

    + Hình thành những bài thơ Nôm bất hủ như: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc,…

    – Văn học dân gian:

    + Xuất hiện hàng loạt những ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện dân gian,…

    + Ở các vùng dân tộc ít người văn học dân gian cũng phát triển, phản ánh cuộc sống tinh thần và tâm linh của người dân ở thời đó.

    Trả lời
  2. Điểm nổi bật ở các thế kỉ này là sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian. Nhiều khách nước ngoài đến nước ta thế kỉ XVII còn được xem biểu diễn múa trên dây, múa đèn và các trò ảo thuật. Điêu khắc gỗ trong các đình, chùa diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày ở nông thôn (chèo thuyền, đấu vật, chọi gà, đi cày, tắm ao, đánh cờ…), nét chạm trổ đơn giản mà dứt khoát.
    Nghệ thuật sân khấu cũng đa dạng và phong phú. Khắp nông thôn, đâu đâu cũng có gánh hát. Nội dung các vở chèo, tuồng, hát ả đào… thường phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng lạc quan của nhân dân, lên án kẻ gian nịnh và ca ngợi tình thương yêu con người.
    Khách nước ngoài đã ghi lại bằng những kí hoạ cảnh biểu diễn múa trên dây, đánh đu, luyện võ… ở nước ta thời bấy giờ

    Trả lời

Viết một bình luận