tại sao Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế ở thế kỉ XV, nay lại được phục hồi

tại sao Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế ở thế kỉ XV, nay lại được phục hồi

0 bình luận về “tại sao Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế ở thế kỉ XV, nay lại được phục hồi”

  1. Sự trở lại của niềm tin tôn giáo, gia tăng nhu cầu đời sống tôn giáo, số lượng tín đồ, chức sắc. Dưới tác động của kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa, thời kỳ CMCN 4.0, đời sống tôn giáo ở nước ta có sự biến đổi sâu sắc. Đó là sự biến đổi về đức tin, nhu cầu đời sống tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo gia tăng với sự “trở lại niềm tin tôn giáo” diễn ra ở tất cả các tôn giáo, các cộng đồng xã hội, các tầng lớp dân cư ở mức độ “đậm, nhạt” khác nhau và ở mọi vùng miền trong cả nước.

    Trong vòng 16 năm (2001-2017), số tín đồ của các tổ chức tôn giáo đã được công nhận tăng lên 6% trong dân số(1). Đó là chưa kể các tôn giáo nhóm nhỏ (chủ yếu là các nhóm Tin lành tư gia) chưa được công nhận và các hiện tượng tôn giáo mới rất khó thống kê số lượng người theo. Số lượng tín đồ các tôn giáo đều tăng lên, trong đó tăng nhanh nhất là tín đồ đạo Tin lành, từ 670.000 người năm 2004, đã tăng lên tới trên 1,2 triệu tín đồ năm 2015, tức là tăng gấp gần 2 lần trong 10 năm. Sự phát triển có tính chất đột biến của đạo Tin lành diễn ra chủ yếu ở khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Đây cũng là hai địa bàn có sự chuyển đổi đức tin tôn giáo diễn ra mạnh mẽ nhất trong thời kỳ đổi mới(2).

    Sự thay đổi diện mạo tôn giáo. Cùng với nhu cầu đời sống tâm linh tôn giáo, sự trở lại của niềm tin tôn giáo và sự gia tăng tín đồ tôn giáo, diện mạo tôn giáo có sự thay đổi theo xu hướng ngày càng đa dạng hóa. Sự biến đổi đó, một mặt, do sự chuyển đạo, đổi đạo diễn ra mạnh mẽ dẫn đến sự ra đời nhiều tôn giáo mới. Mặt khác, do một số tôn giáo sau thời gian dài suy giảm nay đã được khôi phục hoạt động trở lại, được Nhà nước công nhận.

    Về diện mạo tôn giáo, trước năm 1985 ở nước ta có ba loại hình tôn giáo, gồm: tôn giáo, tín ngưỡng bản địa(3); tôn giáo nhập nội, từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam(4) và tôn giáo nội sinh(5). Từ năm 1986 đến nay, xuất hiện loại hình thứ tư, đó là “hiện tượng tôn giáo mới”, còn gọi là đạo lạ(6), với rất nhiều tên gọi khác nhau, số lượng lớn, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ(7).

    Sự thay đổi cấu trúc tôn giáo, diễn ra sự cấu trúc lại hệ thống tôn giáo cũng như trong từng tôn giáo. Nếu như thay đổi diện mạo tôn giáo nói lên sự biến đổi bên ngoài của thế giới tôn giáo tạo nên các loại hình tôn giáo (4 loại hình nêu trên) phản ánh xu hướng phát triển khách quan của đời sống tôn giáo diễn ra dưới tác động của điều kiện kinh tế – xã hội, thì tái cấu trúc tôn giáo lại nói lên sự biến đổi bên trong của hệ thống tôn giáo và từng tôn giáo, do tác động của chính sách, luật pháp tôn giáo, làm thay đổi địa vị pháp lý của tôn giáo. Nói cách khác, trong tái cấu trúc tôn giáo ở Việt Nam, vai trò chủ thể của Nhà nước mang tính quyết định.

    Sự thay đổi cấu trúc hệ thống tôn giáo. Trước năm 1990, nước ta chỉ có ba tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận: Tổng hội Thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc), (1958); Hội đồng giám mục Việt Nam (1980) và Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981). Từ khi có chính sách đổi mới về công tác tôn giáo, đánh dấu bằng sự ra đời Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị (16/10/1990) về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, đã có nhiều tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận. Từ năm 1990 đến khi Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ra đời (2004), đã có thêm 3 tôn giáo, gồm Hồi giáo (2 Ban đại diện), Cao Đài (9 hệ phái), Phật giáo Hòa Hảo và Hội Thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam), nâng lên 6 tôn giáo với 16 tổ chức tôn giáo được công nhận. Từ năm 2005 đến nay, có thêm 9 tôn giáo với 22 tổ chức tôn giáo và 1 pháp môn tu tập, nâng lên 15 tôn giáo với 41 tổ chức và 1 pháp môn được công nhận(8). Trong đó, có nhiều tôn giáo nhóm nhỏ mang tính địa phương cũng được công nhận như Tứ Ân hiếu nghĩa, Bửu Sơn kỳ hương, Minh Sư đạo, Minh Lý đạo.

    Cùng với sự cấu trúc lại hệ thống tôn giáo, với việc “thiết chế hóa” tôn giáo của Nhà nước, cấu trúc bên trong của mỗi tôn giáo cũng có sự thay đổi. Đối với Công giáo, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Nhà nước công nhận theo hình thức “trọn gói” (cả tôn giáo là một pháp nhân), còn đối với đạo Cao Đài, Tin lành, Hồi giáo, do tính đặc thù nên pháp luật thừa nhận theo tổ chức, hệ phái, thậm chí theo pháp môn tu tập.

    Như vậy, sự thay đổi về diện mạo và cấu trúc làm cho bức tranh tôn giáo của Việt Nam ngày càng đa dạng hơn, tính đa nguyên cũng được thể hiện rõ(9). Nếu như tính đa dạng thể hiện xu hướng phát triển khách quan của đời sống tôn giáo, thì tính đa nguyên lại phản ánh luật pháp tôn giáo của Việt Nam đang tiệm cận mô hình tôn giáo dân sự. Mặt khác, tính đa dạng tôn giáo là hệ quả tất yếu của quá trình chuyển đổi đức tin tôn giáo, còn tính đa nguyên là kết quả của việc hoàn thiện luật pháp tôn giáo ở nước ta.

    Bình luận
  2.    Vào Đại Việt của thế kỉ XVI – XVII của chúa Nguyễn , nước ta có 3 đạo là Nho giáo , Phật giáo , Đạo giáo ( được truyền từ các nước phương Tây) , Nho giáo rất được ưa chuộng , Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi ( sau khi nhà Lê sơ suy sụp và bị lật đổ , lúc đó vua Lê hạn chế tuyên truyền đạo Phật giáo và Nho giáo)

    Bình luận

Viết một bình luận