tại sao quân nam hán xâm lược nước ta lần 2 ? Ngô Quyền chuẩn bị chuẩn bị chống quân nam hán như thế nào ?Diễn biến , ý nghĩa của trận bạch đằng năm 9

By Isabelle

tại sao quân nam hán xâm lược nước ta lần 2 ? Ngô Quyền chuẩn bị chuẩn bị chống quân nam hán như thế nào ?Diễn biến , ý nghĩa của trận bạch đằng năm 983 ?

0 bình luận về “tại sao quân nam hán xâm lược nước ta lần 2 ? Ngô Quyền chuẩn bị chuẩn bị chống quân nam hán như thế nào ?Diễn biến , ý nghĩa của trận bạch đằng năm 9”

  1. vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thù sang xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn (Bách Bạch – Quảng Tây – Trung Quốc), sẵn sàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo.
    Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình – Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược.
    Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách chống giặc.
    Ông đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.

    Trả lời
  2. -Quân Nam Hán xâm lược nước ta lần hai do mong muốn bành trướng xuống phía nam để mở rộng lãnh thổ.

    – Ngô Quyền đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.
    – Diễn biến:
    +)
    Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

    +) Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm mà không biết.

    +) Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

    +) Đúng lúc triều rút nhanh, bãi cọc ngầm nhô lên, quân ta từ phía thượng lưu đánh mạnh xuống, quân mai phục hai bên bờ đánh tạt ngang. Quân Nam Hán rối loạn, xông vào đánh giáp lá cà rất quyết liệt. Quân địch bỏ thuyền chạy xuống sông, phần bị giết, phần bị chết đuối, bị hại đến quá nửa. Hoằng Tháo cũng bị thiệt mạng trong đám loạn quân.

    – Ý nghĩa:

    +) Chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam

    +) Mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.

    Trả lời

Viết một bình luận