Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỷ X là thời Bắc thuộc ?
Trong thời gian Bắc thuộc nước ta đã bị mất tên bị chia ra, nhập vào với các quận huyện của Trung Quốc với những tên gọi khác nhau như thế nào ?
Hãy thống kê cụ thể qua từng giai đoạn bị đô hộ .
Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời Bắc thuộc như thế nào ?
Chính sách thâm hiểm nhất của họ là gì ?
Chăm Pa được hình thành và phát triển như thế nào ?
Nêu thành tựu văn hóa của Chăm Pa ?
Nêu diễn biến, kết quả, ý nghĩa của trận Bạch Đằng (938)
1) Sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỷ X là thời Bắc thuộc vì: Từ năm 179 Tcn -> thế kỷ X, dân tộc ta liên tiếp chịu sự thống trị, ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
2) Trong thời gian Bắc thuộc nước ta đã bị mất tên bị chia ra, nhập vào với các quận huyện của Trung Quốc với những tên gọi khác nhau như: Giao Chỉ, Cửu Chân, Giao Châu,…
3) Hình dưới
4) Những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời Bắc thuộc là:
– Thu thuế nặng
– Cống nạp những sản vạt quý hiếm
– Lao dịch nặng nề
– Đồng hóa nhân dân ta
5) Chính sách thâm hiểm nhất của họ là đồng hóa nhân dân ta. Chúng đem người Hán sang ở chúng với người Việt, bắt dân ta phải sống theo phong tục tập quán của họ
6) Từ cuối thế kỷ II, nhà Hán suy yếu. Nắm 192-193, nhân dân huyện Tương Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy khởi nghĩa dành chính quyền.
– Khu Liên tự xưng là vua, đặt tên nước là Lâm Âp, sau đổi thành Cham-pa, đặt kinh đô tại Trà Kiều (Quảng Nam)
7) Những thành tựu văn hóa của Chăm Pa là:
– Sử dụng công cụ sắt, dùng trâu bò kéo cày.
– Trồng lúa nước, hai vụ/năm; Làm ruộng bậc thang.
– Trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.
– Khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm, đánh cá, buôn bán.
8) Diễn biến và kết quả của trận Bạch Đằng (938) là:
– Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết chết
– Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc để trị tội Kiều Công TIễn
– Kiều Công TIễn vội cầu cứu vua Nam Hán, nhà Nam Hán liền kéo quân sang nước ta theo 2 đường thủy bộ hòng xâm lược nước ta lần 2
– Sau khi giết chết Kiều Công TIễn, Ngô Quyền trở về và chuẩn bị đánh giặc
– Ngô Quyền cho đóng cọc ở lòng sông nơi hiểm yếu, rồi cho quân mai phục 2 bên bờ
– Cuối năm 938, quân Nam Hán kéo sang nước ta theo của sông Bạch Đằng
– Ngô Quyền cho quân ra đánh nhữ địch rồi giả vờ thua
– Quân Nam Hán hăm hở đuổi theo
– Khi nước triều rút, quân ta liền phản công và giành được thắng lợi
* Ý nghĩa: chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã đem lại độc lập chủ quyền cho dân tộc ta. Chấm dứt hơn 1000 nắm đô hộ của giặc phương Bắc
–
Câu 1:
Vì từ 179 đến thế kỉ X, dân tộc ta liên tiếp chịu sự thống trị, ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
Câu 2: ( mk gửi ảnh đó nha)
Câu 3:
– Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…
– Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán,…
– Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,…
Chính sách thâm hiểm nhất: muốn đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt, biến nước ta trở thành một quận, huyện của chúng.
Câu 4:
Năm 192 – 193, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp. Sau khi mở rộng lãnh thổ thì đổi thành Chăm Pa.
Câu 5:
Nông nghiệp:
+ Trồng lúa một năm hai vụ, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.
+ Nghề khai thác lâm thổ sản và đánh bắt cá phát triển.
– Thủ công nghiệp: nghề làm gốm khá phát triển.
– Thương nghiệp: Có sự giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.
Văn hóa:
– Chữ viết: người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV).
– Tôn giáo: Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.
– Phong tục, tập quán: ở nhà sàn, ăn trầu cau, tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển.
– Nghệ thuật: người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm,…
Câu 6:
Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
– Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
– Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút…).
– Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.
Kết quả: Ta thắng lợi
Ý nghĩa :
– Đây là một chiến thắng vĩ đại trong lịch sử dân tộc.
– Tiếp tục củng cố và giữ vững nền độc lập.
– Mở ra thời kì phát triển đất nước.