Tại sao triều Nguyễn lại kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất 1862?.Nội dung của bản hiệp ươc

Tại sao triều Nguyễn lại kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất 1862?.Nội dung của bản hiệp ươc

0 bình luận về “Tại sao triều Nguyễn lại kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất 1862?.Nội dung của bản hiệp ươc”

  1. * Nguyên nhân

    Nguyên nhân chính dẫn đến việc triều đình nhà Nguyễn phải ký kết hiệp ước là do ở ngoài Bắc Kỳ có quân nổi dậy của Lê Duy Phụng và đồ đảng là Trường. Tình hình ngày càng nguy cấp khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, quân pháp thừa thắng các trận nên cũng lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long. Tình hình này làm cho triều đình phong kiến nhà Nguyễn rất hốt hoảng và lo sợ nên đã đồng ý ký kết hòa ước Nhâm Tuất với Pháp.

    *Nội dung bản hiệp ước

    -Nhường cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (gồm Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.

    -Cho pháp tự do buôn bán tại 3 cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên.

    -Cho phép các thương thuyền và chiến thuyền của Pháp được tự do hoạt động trên sông Cửu Long tới Campuchia.

    -Triều đình Huế phải trả chiến phí (bao gồm 280 vạn lạng bạc tương đương 4 triệu đô la Mỹ) cho Pháp và Tây Ban Nha.

    * Ở phần nguyên nhân còn có một lí do khác như sau :

    Lí do nhà Nguyễn đồng ý kí hiệp ước là :

    1. Do triều đình xuất hiện tư tưởng sợ Pháp, sợ đe dọa đến ngôi vàng

    2. Triều đình hòa hoãn với Pháp ở Nam Kỳ để tập trung lực lượng đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ở Bắc và Trung Kì

    3. Triều đình không tin tưởng vào năng lực kháng chiến của nhân dân.Thấy Pháp mạnh về vũ khí.

    Bình luận
  2. – Ngày 5 – 6 – 1862, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất.

     * Nội dung cơ bản sau:

    – Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn.

    – Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.

    – Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

    – Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương  vạn lạng bạc.

    – Pháp sẽ “trả lại” thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.

    ______________________

    – Ngày 5/6/1862 triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất với các nội dung sau:

    + Thừa nhận sự cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì ..

    + Cho người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền bá đạo Gia Tô

    + Bồi thường cho Pháp một khoảng chiến phí tương đương 288 lạng bạc

    + Sau hiệp ước giáp tuất triều đình Huế tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở Trung Kì và Bắc Kì, đồng thời găn cản các phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở Nam Kì.

    Bình luận

Viết một bình luận