Tại sao trong bài thơ Vọng nguyệt ở lời thơ cuối, tác giả lại dùng từ “thi gia” để chỉ “nhân” ( người tù ) ?

By Ximena

Tại sao trong bài thơ Vọng nguyệt ở lời thơ cuối, tác giả lại dùng từ “thi gia” để chỉ “nhân” ( người tù ) ?

0 bình luận về “Tại sao trong bài thơ Vọng nguyệt ở lời thơ cuối, tác giả lại dùng từ “thi gia” để chỉ “nhân” ( người tù ) ?”

  1. Trong bài thơ Vọng nguyệt ở lời thơ cuối, tác giả lại dùng từ “thi gia” để chỉ “nhân” ( người tù ) vì lúc này vượt lên trên cả “nhân”, người tù đã hòa hợp với ánh trăng thơ mộng, là người bạn của vầng trăng thiên nhiên tuyệt đẹp, vĩnh hằng và là thi gia- nhà thơ. DÙng thi gia muốn nhấn mạnh vào cái lãng mạn, sự hòa hợp của tâm hồn người nghệ sĩ cùng trăng. 

    Trả lời
  2. “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

    Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”     

    -Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt, minh nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song), người tù và ánh trăng bị chia cách bởi cánh cửa nhà tù. Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau, ngắm nhình nhau một cách tình tứ, lãng mạn.

    -Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ, nổi bật tình yêu thiên nhiên của Bác.

    Trả lời

Viết một bình luận