tại sao trong quá trinh phát triển và hình thành nhật bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao? trả lời giúp mình với

tại sao trong quá trinh phát triển và hình thành nhật bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao? trả lời giúp mình với ạ, mai thì r 🙁

0 bình luận về “tại sao trong quá trinh phát triển và hình thành nhật bản chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao? trả lời giúp mình với”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Công nghiệp hóa trước đổi mới diễn ra theo mô hình của Liên Xô, chỉ đến khi khởi đầu là đổi mới tư duy kinh tế và nhất là từ Đại hội VIII (1996), công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta mới được xác định một cách đầy đủ. Trong 35 năm đổi mới, đặc biệt sau 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011, nhận thức của Đảng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã có những bước phát triển mới về cả nội dung và phương thức thực hiện.

    Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định: “Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế”. Đại hội Đảng XI (năm 2011) đã bổ sung thêm Cơ cấu lại nền công nghiệp theo hướng phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, từng bước có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và phân phối toàn cầu; Ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn; Phát triển hợp lý công nghiệp sử dụng nhiều lao động, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động”.

    Sau 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp và ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới; đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, vị thế và uy tín của đất nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Đóng góp vào những thành quả to lớn này của phát triển đất nước có vai trò hết sức quan trọng của ngành Công Thương với việc Việt Nam đã và đang dần khẳng định được vị thế là một trong những trung tâm sản xuất công nghiệp của khu vực và của thế giới.

    Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những quốc gia có nền công nghiệp có năng lực cạnh tranh toàn cầu (CIP) ở mức khá cao, thuộc vào nhóm các quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp trung bình cao với vị trí thứ 44 trên thế giới vào năm 2018 theo đánh giá của UNIDO. Theo đó, trong giai đoạn 1990-2018 đã tăng 50 bậc và giai đoạn 2010-2018 tăng 23 bậc, tăng nhanh nhất trong các nước thuộc khu vực ASEAN và đã tiệm cận vị trí thứ 5 của Philipphin (chỉ thua 0.001 điểm), tiến gần hơn với nhóm 4 nước có năng lực cạnh tranh mạnh nhất trong khối.

    Công nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân với đóng góp xấp xỉ 30% GDP và trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước, góp phần đưa Việt Nam lên vị trí thứ 22 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới vào năm 2018. Một số ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn theo định hướng chiến lược của ta đã trở thành các ngành công nghiệp lớn nhất đất nước, qua đó đưa nước ta cơ bản đã hội nhập thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu với sự dẫn dắt của một số doanh nghiệp công nghiệp lớn như điện tử, dệt may, da giày…

    Trong tổng số 32 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD vào năm 2019 hàng công nghiệp chiếm 29/32 mặt hàng và 5/5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD (điện tử, dệt may, da giày, đồ gỗ, máy móc, thiết bị). Một số ngành công nghiệp hiện có vị trí vững chắc trên thị trường thế giới hiện nay như dệt may (đứng thứ 7 về xuất khẩu), da giày (thứ 3 về sản xuất và thứ 2 về xuất khẩu), điện tử (đứng thứ 12 về xuất khẩu, trong đó mặt hàng điện thoại di động đứng thứ 2 về xuất khẩu), đồ gỗ (đứng thứ 5 về xuất khẩu).

    Theo xếp hạng doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2019, trong số 10 doanh nghiệp lớn nhất thì có tới 8/10 doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, trong đó 7/10 doanh nghiệp nội địa ; chiếm 5/10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất cả nước . Các doanh nghiệp công nghiệp lớn của Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dầu khí, điện, khoáng sản, ô tô, thép, sữa và thực phẩm.

    Bên cạnh đó, quá trình tái cơ cấu ngành công nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động đã đi vào thực chất hơn, ngày càng hướng vào lõi công nghiệp hóa. Theo đó, công nghiệp tiếp tục duy trì là ngành có năng suất lao động cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân  với tỷ trọng trong GDP tăng từ 26,63% năm 2011 lên 27,81% năm 2015 và 28,55% năm 2019.

    Cơ cấu nội ngành công nghiệp đã chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai khoáng (từ 36,47% năm 2011 xuống còn 25,61% năm 2019) và tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo (từ 49,82% năm 2011 lên 54,57% năm 2019) và trở thành động lực tăng trưởng chính của ngành công nghiệp (ước VA tăng 10,99% giai đoạn 2011-2020 và 12,64% giai đoạn 2016-2020).

    Cơ cấu công nghệ trong ngành công nghiệp đã có nhiều thay đổi theo hướng tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn với sự dịch chuyển mạnh từ các ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày sang các ngành công nghiệp công nghệ cao như máy vi tính, sản phẩm điện tử, điện thoại.

    Đầu tư cho phát triển công nghiệp ngày càng được mở rộng, trong đó, đầu tư FDI trở thành động lực chính của phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu phát triển các ngành công nghiệp nước ta theo hướng hiện đại (chiếm tỷ trọng xấp xỉ 70% tổng vốn đầu tư FDI vào các ngành kinh tế, trong đó, đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất với xấp xỉ 60%).

    Đầu tư FDI có vai trò to lớn trong việc hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như viễn thông; khai thác, chế biến dầu khí; điện tử, công nghệ thông tin, thép, xi măng, dệt may, da giày… tạo nền tảng quan trọng cho tăng trưởng dài hạn, cũng như thúc đẩy quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. Chẳng hạn, các dự án đầu tư quan trọng của một số công ty đa quốc gia hàng đầu bao gồm Tập đoàn Samsung, Tập đoàn Intel, LG… đã chọn Việt Nam làm nơi sản xuất các sản phẩm điện tử như điện thoại di động và máy tính bảng để xuất khẩu trên toàn thế giới đã đưa ngành điện tử Việt Nam với xuất phát điểm gần như bằng 0 vào những năm trước 2010 lên thành ngành xuất khẩu lớn nhất của đất nước trong giai đoạn hiện nay (đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu điện thoại di động). Trong vài năm trở lại đây, dòng vốn FDI đang dịch chuyển sang các ngành, nghề có giá trị gia tăng cao hơn trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên là công nghệ cao, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), chế tạo, chế biến, công nghiệp hỗ trợ và nông nghiệp… và giảm dần trong một số ngành thâm dụng lao động.

    Để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp, trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

    Trong đó, quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng đối với chính sách công nghiệp quốc gia là phải gắn liền với chính sách phát triển các ngành kinh tế khác, đặc biệt là chính sách thương mại quốc gia, tài chính – tiền tệ, khoa học, công nghệ, đào tạo, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp với chiến lược tổng thể phát triển công nghiệp, giữa chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp với chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành kinh tế khác để hình thành các vùng công nghiệp, cụm liên kết ngành công nghiệp, khu công nghiệp, các mạng sản xuất, chuỗi giá trị công nghiệp, trong đó cụm liên kết ngành công nghiệp là trọng tâm. Kết hợp hài hoà giữa phát triển công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp. Tận dụng tối đa lợi thế của nước đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, khai thác triệt để thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, lợi thế thương mại để phát triển nhanh, chuyên sâu một số ngành công nghiệp nền tảng, chiến lược, có lợi thế cạnh tranh. Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử là con đường chủ đạo; phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo là trung tâm; phát triển công nghiệp chế tạo thông minh là bước đột phá; chú trọng phát triển công nghiệp xanh.

    Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, trong thời gian tới ngành Công Thương sẽ tiếp tục tích cực triển khai thực hiện, cụ thể hóa các đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo môi trường pháp lý bình đẳng và minh bạch cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cạnh tranh, phát triển, khơi thông các nguồn lực trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài, quyết tâm sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

    Bình luận

Viết một bình luận