Tam giác ABC vuông tại A, M là trung điểm của cạnh BC; D, E lần lượt là chân đường vuông góc từ M xuống AB và AC. a) CM: tứ giác ADME là hình chữ nhật

Tam giác ABC vuông tại A, M là trung điểm của cạnh BC; D, E lần lượt là chân đường vuông góc từ M xuống AB và AC.
a) CM: tứ giác ADME là hình chữ nhật.
D là trung điểm của AB.
b) CM: tứ giác DBME là hbh

0 bình luận về “Tam giác ABC vuông tại A, M là trung điểm của cạnh BC; D, E lần lượt là chân đường vuông góc từ M xuống AB và AC. a) CM: tứ giác ADME là hình chữ nhật”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    a) CM: tứ giác ADME là hình chữ nhật. D là trung điểm của AB.

    Xét tứ giác ADME có:

    góc MDA=90 độ(gt)

    góc DAE=90 độ(gt)

    góc MEA=90 độ(gt)

    ⇒tứ giác ADME là hình chữ nhật

    Ta có: DM//AE do tứ giác ADME là hình chữ nhật(cmt)

    Mà: AE∈AC(gt)⇔DM//AC

    Ta lại có: BM=MC(gt)

    ⇒DA=DB

    Hay D là trung điểm của AB.

    b) CM: tứ giác DBME là hbh

    Ta có: ME//DA do tứ giác ADME là hình chữ nhật(cmt)

    Mà DA∈AB(gt)

    ⇔ME//AB

    ⇔DB//ME do DB∈AB(1)

    Ta lại có: BM=MC(gt)

    ⇒EA=EC

    Mà tứ giác ADME là hình chữ nhật(cmt)

    ⇒DA=ME

    Mà DA=DB và EA=EC(cmt)

    ⇔DB=ME(2)

    Từ 1 và 2

    ⇒tứ giác DBME là hbh

    Bình luận
  2. a/ Xét tứ giác `ADME` có

    `hat{BAC}=90^o` (do t/g ABC vuông tại `A`)

    `hat{ADM}=90^o` (do `AB⊥MD` tại `D` )
    `hat{AEM}=90^o` (do `AC⊥ME` tại `E` )
    `=>ADME` là hcn

    `AB⊥AC`

    `AB⊥DM`

    `=>DM//AC`

    Xét `ΔABC` cos

    `M` là trung điểm `BC`

    `DM//AC`

    `=>D ` là trung điểm `AB`

    b/ 

    `DA=DB` (D là trungđiểm AB_

    `DA=ME` (do `ADME` là hcn

    `=> ME = DB` (1)

    Có `DA // ME` (`ADME` là hcn)

    `B;A;D` thẳng hàng

    `=>DB//ME` (2)
    (1);(2)
    `=>DBME` là hbh

    Bình luận

Viết một bình luận