Tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn ” Làng” của Kim Lân trong những ngày nghe tin làng Chợ Dầu việt gian theo tây được tả như sau:
” Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng không thể cất lên được… có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài… ”
a) Nếu lược bỏ các dấu chấm lửng và dấu chấm hỏi trong đoạn văn trên thì cách miêu tả nhân vật và giá trị biểu cảm đoạn văn có gì thay đổi vì sao?
b) Viết 1 đoạn văn ngắn nhận xét tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn văn trên?
a, Nếu lược bỏ các dấu chấm lửng và dấu chấm hỏi trong đoạn văn trên thì cách miêu tả nhân vật và giá trị biểu cảm đoạn văn có thay đổi trong sự biểu hiện. Dấu chấm lửng cùng dấu chấm hỏi trong câu cho thấy tâm trạng vô cùng phức tạp, bối rối trong ông Hai lúc này. Dấu câu cho thấy sự lo lắng, sự băn khoăn tột độ trong nhân vật. Những dấu chấm lửng, dấu chấm hỏi trong câu là sự dồn ép trong cảm xúc nhân vật chứ không chỉ mang tính biểu hiện về mặt hình thức.
b.
Tâm trạng ông Hai vô cùng phức tạp khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Là một người yêu làng quê sâu sắc, luôn tự hào về làng của mình, với ông, tin đó đúng là sét đánh giữa trời quang. Hành động trở mình là sự trằn trọc trong tâm trạng nhân vật. Chỉ một sự đổi thay bên ngoài cũng làm ông Hai sợ hãi, lo lắng. Đó chính là tâm trạng vô cùng bất an, vô cùng thấp thỏm. Những dấu chấm lửng cùng một loạt câu nghi vấn được sử dụng thể hiện sự sợ hãi trong tâm trạng nhân vật. Từ suy nghĩ, đến hành động của ông đều chứa sự bất an trước tin dữ về làng chợ Dầu. Kim Lân vô cùng tinh tế khi diễn tả một loạt hành động và dặc biệt là đổi thay trong tâm lí nhân vật lúc này.