Tập làm văn : Thuyết minh về núi Bài Thơ
Dàn ý
1 Mở bài : giới thiệu chung
2 thân bài
a, Nguồn gốc
— Núi hình thành từ kỷ Devon , trong cuộc vận động tạo núi Indonesia
— núi Bài Thơ cũng từng có nhiều tên gọi khác
+ trước đây núi có tên là truyền Đăng có nghĩa là “sự chiếu sáng ”
+ năm 1468 vua Lê Thánh Tông tức cảnh sáng tác một bài thơ và cho người khắc vào vách núi phía Nam . Từ đó núi được gọi tên là núi đề thơ , sau đổi thành Bài Thơ
b, Vị trí địa lý
núi Bài Thơ nằm ven biển trung tâm thành phố Hạ Long kề bên bờ Vịnh Hạ Long thuộc thành phố Hạ Long , tỉnh Quảng Ninh
c, Đặc điểm cấu tạo
— núi Bài Thơ là ngọn núi đá vôi đẹp một nửa nằm dưới nước , thuộc khu di sản Vịnh Hạ Long , nhìn từ xa trông như một tòa lâu đài khổng lồ với ba ngọn tháp nhấp nhô trên những bức tường thành kiên cố
— đỉnh cao nhất của núi có hình ngọn móc chĩa lên trời , phía dưới có nhiều ngọn , nhiều mỏm chông chênh vách đá dựng đứng , những nền đá tai mèo nhọn hoắt làm cho nó có vẻ cổ kính , huyền bí
— từ nhiều góc độ người ta nhìn thấy núi có lúc dáng như hổ phục , lúc có dáng như sư tử vờn mồi , lúc có dáng như con rồng sắp cất cánh
— đường mòn lên đỉnh núi tương đối trắc trở có đoạn có bậc thang nhưng có đoạn phải bám lấy vất đá mà đi . Ngay cả lối vào chân núi cũng khá khó tìm chỉ là con ngõ nhỏ nằm lót thảm giữa những dãy nhà dân san sát
d, Giá trị
— Giá trị thẩm mĩ
+ đứng từ đỉnh núi , du khách không khỏi Ngỡ ngàng trước quang cảnh kỳ vĩ của Vịnh Hạ Long , xa xa là biển nước xanh mênh mông ,đạo đã nhấp nhô Điệp Xuyến những con thuyền phải con tàu nhỏ xíu
+ từng cảnh chim chao lươn trên mặt vị khi chiều về , tạo nên một vẻ đẹp hùng vĩ nhưng không kém phần yên bình
— Giá trị lịch sử và văn hóa
+ Núi bài thơ mang nhiều giá trị về lịch sử , văn hóa điểm đếm thú vị cho những nhà lịch sử , các thi sĩ , nhiếp ảnh gia , nhân dân và khách du lịch gần xa
+ tên chữ của núi Bài Thơ xưa là thuyền Đăng Sơn Tuyên truyền rằng ngày xưa lính thú gác trên núi hễ có giặc giã đến thì đốt lửa báo về kinh thành
+ đây còn là nơi liên đến một nhân vật lịch sử Trần Quốc nghiễn . Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông để tưởng nhớ công lao to lớn của ông , một ngôi đền thờ lo các chủ thuyền thường hay qua lại dưng tại chân núi Bài Thơ
+ Năm 1468 vua Lê Thánh Tông đi Kinh Lý vùng đông bắc và đề thơ
+ năm 1729 Chúa Trịnh Cương cũng khắc lên một bài thơ
+ Trên Đỉnh Núi là cột cờ được dựng từ năm 1930 với lá cờ đỏ sao vàng đã tung bao trên đỉnh cao nhất từ những năm kháng chiến chống Pháp kêu gọi tinh thần đấu tranh bất khuất của công nhân mỏ lúc bấy giờ
+ trong thời gian chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ , núi Bài Thơ giống như điểm hoạt động cách mạng sôi nổi với những trạm gác phòng không hang trú ẩn cứu thương
e, khai thác và bảo vệ
— có ý thức bảo vệ môi trường , hệ sinh thái của núi
— cần di dời một số nhà dân ở xung quanh chân núi , khai thác hợp lý để bảo vệ sự nguyên vẹn của núi
3 kết bài
— Có ý thức bảo vệ môi trường
Giúp mình với
Núi Bài Thơ là ngọn núi đá vôi đẹp thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Trên núi này còn lưu lại các bài thơ chữ Hán của Lê Thánh Tông khắc trên đá năm 1468, và của Trịnh Cương năm 1729. Các bài thơ này đã đem lại tên gọi cho núi.
Núi hình thành từ kỷ Devon, trong cuộc vận động tạo núi Indonesia. Đỉnh cao nhất của núi có hình ngọn mác chĩa lên trời, đấy là cốt + 168 m, phía dưới có nhiều ngọn, nhiều mỏm chông chênh, vách đá dựng đứng, những lèn đá tai mèo nhọn hoắt làm cho núi có một vẻ cổ kính, huyền bí.
Từ nhiều góc độ người ta nhìn thấy núi có lúc dáng như hổ phục, lúc có dáng như sư tử vờn mồi, lúc có dáng như con rồng sắp cất cánh.
Núi Bài Thơ thuở xưa có tên núi Rọi Đèn, tên chữ là Truyền Đăng Sơn. Tương truyền rằng, ngày xưa lính thú gác trên núi hễ có giặc giã đến thì đốt lửa báo về kinh thành. Từ đó xuất hiện tên núi Truyền Đăng.
Năm 1468, vào dịp mùa xuân, năm Quang Thuận thứ 9, đời vua Lê Thánh Tông, cháu nội của Lê Lợi, đưa quân đi tuần ở vùng biển Đông Bắc, có dừng thuyền ở chân núi Truyền Đăng, phía giáp với Vịnh Hạ Long, để uống rượu ngâm thơ. Xúc động trước cảnh đẹp sơn thủy hữu tình của thiên nhiên, nhà thơ – nhà vua Lê Thánh Tông đã cho khắc một bài thơ lên vách đá tạm dịch ý như sau:
Nước lớn mênh mông, trăm sông chầu vào
Núi non, la liệt rải rác như quân cờ, vách đá liền trời
Có tráng trí, nhưng lúc mới dựng nghiệp vẫn theo người, như quẻ
Hàm hào cửu tam (đã định)
Nay một tay mặc sức tung hoành, quyền uy như thần gió
Phía bắc, bọn giặc giã như hùm beo đã dẹp yên
Vùng biển phía đông, khói chiến tranh đã tắt
Muôn thuở trời Nam, non sông bền vững
Bây giờ chính là lúc giảm việc võ, tu sửa việc văn.
Bài thơ này được khắc trên một vách đá khá phẳng, cách mặt đất chừng 2,5 m, gồm 56 chữ Hán, khắc liền một mạch, không phân câu như hiện nay chép lại. Trong 56 chữ trên có 21 chữ đã mờ hẳn, không thể đọc nổi, những chữ còn lại rất mờ. Trước phần thơ có phần lạc khoản (đề tựa) gồm 49 chữ, cũng bị phân hóa gần như hoàn toàn. May mắn, bài thơ trên có chép trong thư tịch cổ, nên đó chính là chỗ dựa của các nhà nghiên cứu.
261 năm sau, vào năm 1729 chúa An Đô Vương Trịnh Cương, một nhà thơ có tiếng thời Lê – Trịnh, cũng đem quân đi tuần qua đây. Ông cho đóng quân đồn trú dưới chân núi Truyền Đăng. Đọc thấy bài thơ của vua Lê Thánh Tông, chúa Trịnh bèn họa lại bằng một bài thất ngôn bát cú, lấy theo vần “yên” của bài trước, dùng lại 4 chữ “thiên” “quyền” “yêu” “niên” trong bài của Lê Thánh Tông. Bản dịch của Hà Minh bài thơ họa của Trịnh Cương:
Biển rộng mênh mang, nước dâng đầy
Núi chìm xuống nước, nước tràn mây
Bàn tay tạo hóa sao khéo dựng
Cảnh đẹp thần tiên một chốn này.
Mùi tanh giặc thác còn đâu đó
Cỏ hoa sương khói vẫn còn đây
Ba quân tướng sĩ đều vui vẻ
Bữa tiệc biển khơi chén rượu đầy.
Bài thơ của Trịnh Cương được khắc theo lối chữ hành, trên một vách đá nghiêng xuống đất, nên tránh được hủy hoại của nước mưa, đến nay còn rõ nguyên, rất dễ đọc.
Đến đầu thế kỷ 20 nhiều tao nhân, mặc khách đi du ngoạn vùng Hạ Long, gặp bài thơ này lại cho khắc 7 bài thơ nữa, có bài chữ Hán, có bài chữ Quốc ngữ trên những vách đá lân cận. Tổng số bây giờ có chín bài thơ còn lưu truyền trên vách đá.
Núi Bài Thơ là ngọn núi đá vôi đẹp một nửa nằm dưới nước , thuộc khu di sản Vịnh Hạ Long , nhìn từ xa trông như một tòa lâu đài khổng lồ với ba ngọn tháp nhấp nhô trên những bức tường thành kiên cố. đỉnh cao nhất của núi có hình ngọn móc chĩa lên trời , phía dưới có nhiều ngọn , nhiều mỏm chông chênh vách đá dựng đứng , những nền đá tai mèo nhọn hoắt làm cho nó có vẻ cổ kính , huyền bí. Từ nhiều góc độ người ta nhìn thấy núi có lúc dáng như hổ phục , lúc có dáng như sư tử vờn mồi , lúc có dáng như con rồng sắp cất cánh. Đường mòn lên đỉnh núi tương đối trắc trở có đoạn có bậc thang nhưng có đoạn phải bám lấy vất đá mà đi . Ngay cả lối vào chân núi cũng khá khó tìm chỉ là con ngõ nhỏ nằm lót thảm giữa những dãy nhà dân san sát. Hiện nay để leo lên núi Bài Thơ có 2 đường, một là lên từ phố Long Tiên, ngõ đi bên cạnh chùa Long Tiên, hai là từ phố Hàng Nồi, ngõ đi rất nhỏ nên cần chú ý hoặc hỏi người dân địa phương, có thể gửi xe ở chợ Hạ Long hoặc phố Cây Tháp đối diện.
Núi Bà Thơ là 1 trogn những danh lam thắng cảnh đẹp và nổi tiếng ở nước ta, vì vậy cần có ý thức bảo vệ và giữ gìn danh lam thắng cảnh này