Thái độ của nhân dân ta và triều đình huế như thế nào từ năm 1858-1884
Lập bản niên biểu và so sánh sự giống nhau và sự khác nhau giữa hiệp ước hắc-mang và hiệp ước Pa- Tơ- nốt
Thái độ của nhân dân ta và triều đình huế như thế nào từ năm 1858-1884
Lập bản niên biểu và so sánh sự giống nhau và sự khác nhau giữa hiệp ước hắc-mang và hiệp ước Pa- Tơ- nốt
*Thái độ:
– Nhân dân :sôi sục ý chí căm thù giặc
– Triều đình Huế: không tỏ rỏ thái độ chống hay hoà
* Hành động:
– Nhân dân: Tự trang bị vũ khí, tự động chống giặc
– Triều đình Huế: Không tích cực, quyết tâm chống Pháp, chỉ bảo vệ quyền lợi cho dòng họ, giai cấp.
____________________
* Giống nhau:
– Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của Pháp ở Bắc kì và Trung kì
– Triều đình cai quản Trung kì nhưng mọi việc đều phải qua viên khâm sứ người Pháp ở Huế.
– Công sứ Pháp ở Bắc kì thường xuyên kiển soát công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.
– Mọi giao thiệp với nước ngoài do Pháp nắm.
– Triều đình thu quân đội ở Bắc kì về Trung kì.
* Khác nhau
– Hiệp ước Hác-măng qui định: Khu vực triều đình cai quản thu hẹp (từ Đèo Ngang đến Khánh Hoà). Cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung kì để nhập vào đất Nam kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh- Nghệ- Tĩnh được sáp nhập vào Bắc kì.
– Theo Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp trả lại tỉnh Thanh- Nghệ -Tĩnh và Bình Thuận cho Trung kì để triều đình cai quản như cũ, để xoa dịu sự công phẫn của nhân dân, và mua chuộc, lung lạc quan lại phong kiến triều Nguyễn.
Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược :
Dựa vào nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp :
– Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 : thừa nhận sự cai quản của Pháp ờ 3 tỉnh Nam Bộ (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn ; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán…
– Hiệp ước Giáp Tuất 1874 : thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp…
– Hiệp ước Hác-măng 1883 : Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ờ Bắc Kì và Trung Kì…; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.ệ.
– Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884 : Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp…
Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình của triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta (các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề hơn, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn).