– Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! (Phạm Duy Tốn) – Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. (Bà Huyện Thanh Quan)

By Natalia

– Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! (Phạm Duy Tốn)
– Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
(Bà Huyện Thanh Quan)
– Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.
(Nam Cao)
– Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người. (Nguyễn Công Hoan)
a. Tìm câu rút gọn có trong các đoạn trích trên. Xác định thành phần được
rút gọn.
b. Tìm câu đặc biệt và nêu tác dụng của mỗi câu đó có trong đoạn trích.

0 bình luận về “– Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! (Phạm Duy Tốn) – Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. (Bà Huyện Thanh Quan)”

  1. Mik làm cả ý $a$ và $b$:

    – Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! (Phạm Duy Tốn)

    `=>` – Không có câu rút gọn.

            – Câu đặc biệt: “Than ôi!”

    `->` Tác dụng: bộc lộ cảm xúc.

    – Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

    Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

    (Bà Huyện Thanh Quan)

    `=>`

     Câu rút gọn: “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà”

    `->` Khôi phục: thành phần CN: Tôi

    – Không có câu đặc biệt.

    – Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. (Nam Cao)

    `=>` – Không có câu rút gọn.

           – Câu đặc biệt: “Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.”

    `->` Tác dụng: liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

    – Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người. (Nguyễn Công Hoan)

    `=>` 

    – Câu rút gọn: “Rồi ba bốn người, sáu bảy người.”

    `->` Khôi phục: thành phần VN: đuổi theo nó.

    – Không có câu đặc biệt.

         Cho mik hay nhất nhé :33.      

    Trả lời
  2. a, Câu rút gọn :

    + Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

    ⇒Rút gọn chủ ngữ

    +Rồi ba bốn người, sáu bảy người.

    ⇒Rút gọn vị ngữ

    b, Câu đặc biệt :

    +Than ôi!

    ⇒Bộc lộ cảm xúc

    + Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. 

    ⇒Liệt kê sự việc được nhắc tới

    Trả lời

Viết một bình luận