“Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng cái đẹp và cái nhân đạo cốt lõi của lòng người”( Xê- lê- Khốp) Hãy lí giải về nội dung

“Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng cái đẹp và cái nhân đạo cốt lõi của lòng người”( Xê- lê- Khốp)
Hãy lí giải về nội dung

0 bình luận về ““Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng cái đẹp và cái nhân đạo cốt lõi của lòng người”( Xê- lê- Khốp) Hãy lí giải về nội dung”

  1.  “Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái đẹp và cái nhân đạo cốt lõi của lòng người”

    ——————————

    – Thanh nam châm: tự nhiên thì vốn là một vật dụng có thể tạo ra từ trường và có khả năng hút các vật bằng sắt hoặc thép non. Nhưng trong văn cảnh, thanh nam châm mà Xê-lê-khốp muốn nói tới chính là một thanh nam châm có khả năng” thu hút mọi thế hệ”, thu hút lòng người. Sử dụng cách nói thanh nam châm vừa là để hữu hình hóa cái vô hình cũng vừa là để tạo ra cách nhìn ẩn dụ, gây liên tưởng cho người đọc.

    – Cao thượng: vượt lên trên những điều tầm thường, có tư cách và đạo đức hơn người.

    – Cái đẹp: ở đây có ý chỉ cái đẹp về lòng người, đẹp tâm hồn. 

    – Nhân đạo: là đạo đức thể hiện sự yêu thương, quý trọng và bảo vệ con người; là sự trợ giúp đầy tình người về vật chất, tinh thần, sức khỏe, trí tuệ cho những người kém may mắn trong xã hội; là chỉ số, thước đo của văn minh và sự tiến bộ xã hội.( trích Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, năm 2019)

    `->` nhân đạo cốt lõi là nhân đạo đích thực xuất phát từ tận đáy lòng của con người không vì bất cứ một danh lợi hay mục đích cá nhân nào khác.

    `=>` Từ đó có thể suy ra nghĩa cả câu: Thời gian không thể dừng lại, nó vẫn chạy qua năm tháng, qua từng thế hệ nhưng cái trường tồn nhất thì vẫn cứ là tình yêu thương, tư cách, giá trị đạo đức của mỗi con người. Nó làm nên nền tảng của một cuộc sống văn minh, tốt đẹp, duy trì sự sống của mỗi con người, hướng con người đến những giá trị cốt lõi của cuộc sống: chân-thiện-mĩ.

    Bình luận

Viết một bình luận