Thầy/cô dựa vào những tiêu chí đánh giá nào để lựa chọn, sử dụng HT, PPGD của một chủ đề trong HĐTN, HN?
0 bình luận về “Thầy/cô dựa vào những tiêu chí đánh giá nào để lựa chọn, sử dụng HT, PPGD của một chủ đề trong HĐTN, HN?”
Dựa vào 4 tiêu chí đánh giá
Tiêu chí 1:Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.
– Chuỗi hoạt động học của HS bao gồm nhiều hoạt động học cụ thể được xây dựng một cách tuần tự nhằm đạt được mục
– Mục tiêu dạy học đã được xác định trong kế hoạch dạy học, bao gồm cả mục tiêu về năng lực đặc thù cũng như phẩm chất chủ yếu và năng lực chung. Thông thường, hoạt động học được thiết kế dựa trên nền tảng về PPDH và cần đảm bảo các đặc trưng của phương pháp đó. Điều quan trọng là các PP phải có sự đáp ứng tốt đối với mục tiêu dạy học và nội dung dạy học chủ đề/bài học.
Tiêu chí 2:Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
– Tiêu chí này nhấn mạnh về việc vận dụng các KTDH, là những phương thức để tổ chức hiệu quả mỗi hoạt động học, trong đó HS thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể. Cần lưu ý mỗi hoạt động học cần có mục tiêu dạy học cụ thể, rõ ràng. Thông qua các KTDH GV áp dụng, HS chủ động, tích cực tham gia hoạt động để hoàn thành sản phẩm học tập, là minh chứng về kết quả của năng lực và phẩm chất HS. Các sản phẩm học tập này có thể là câu hỏi, bài kiểm tra, nhật kí học tập, phiếu học tập, câu hỏi trao đổi, bảng kết quả thảo luận nhóm, … Sản phẩm học tập được lựa chọn trên cơ sở đáp ứng đúng mục tiêu dạy học kết hợp chặt chẽ với nội dung, PP, KTDH.
Tiêu chí 3:Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS.
– Tiêu chí này nhấn mạnh việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học và học liệu trong hoạt động học.
– Cần áp dụng các KTDH tích cực để HS sử dụng phương tiện, học liệu một cách hiệu quả để hoàn thành sản phẩm học tập.
Tiêu chí 4:Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS
– Tiêu chí này nhấn mạnh về phương án kiểm tra đánh giá trong mỗi hoạt động học của tiến trình dạy học. Các công cụ đánh giá cần phù hợp với PP, KTDH đã lựa chọn, không chỉ là các công cụ đánh giá sản phẩm học tập ở cuối hoạt động học, mà còn các tiêu chí đánh giá sự
– Tham gia hoạt động của HS, bao gồm cả đánh giá về mức độ đạt được về PC, NL đã đặt ra trong mục tiêu….
Tiêu chí 1: Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và PPDH được sử dụng.
Chuỗi hoạt động học của HS bao gồm nhiều hoạt động học cụ thể được xây dựng một cách tuần tự nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã được xác định trong KHBD, bao gồm cả mục tiêu về NL đặc thù cũng như PC chủ yếu và NL chung. Thông thường, hoạt động học được thiết kế dựa trên nền tảng về PPDH và cần đảm bảo các đặc trưng của PP đó. Điều quan trọng là các PP phải có sự đáp ứng tốt đối với mục tiêu dạy học và nội dung dạy học bài học.
Để đánh giá sự lựa chọn các PP, KTDH trong chuỗi hoạt động học, có thể đặt ra một số câu hỏi để xem xét sự phù hợp của PP, KTDH trong chuỗi hoạt động học như sau:
Theo tiêu chí này thì chuỗi hoạt động học mà GV thiết kế cho HS tham gia cần bao gồm những hoạt động học cụ thể được xây dựng một cách trình tự và phù hợp với mục tiêu, nội dung và PPDH. Như vậy, có thể thấy từ góc độ PP, KTDH thì các PP, KTDH phải phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học, tạo thành chuỗi hoạt động học dưới hình thức các nhiệm vụ học tập theo tiến trình: chuẩn bị -> chuyển giao nhiệm vụ -> thực hiện nhiệm vụ -> báo cáo kết quả -> Đánh giá kết quả. Ví dụ ở bài dạy về thể loại truyền thuyết qua ngữ liệu đọc Thánh Gióng ở lớp 6, khi GV dạy nội dung tìm hiểu nhân vật Thánh Gióng trên các phương diện: ngôn ngữ, ngoại hình và hành động nhằm mục tiêu giúp HS Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật nếu GV dùng PP thuyết trình (thuyết giảng) thì có thể phù hợp với nội dung nhưng sẽ không phù hợp mục tiêu vì HS chỉ nghe GV thuyết giảng sẽ khó phát triển NL Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật. Trong trường hợp này, nếu GV dùng Dạy học hợp tác để HS tìm các dẫn chứng về ngôn ngữ, ngoại hình và hành động của nhân vật và thảo luận trao đổi, phân tích để rút ra các đặc điểm của nhân vật truyền thuyết thì sẽ phù hợp hơn.
Tiêu chí 2: Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
Tiêu chí này nhấn mạnh về việc vận dụng các KTDH, là những phương thức để tổ chức hiệu quả mỗi hoạt động học, trong đó HS thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể. Cần lưu ý mỗi hoạt động học cần có mục tiêu dạy học cụ thể, rõ ràng. Thông qua các kĩ thuật dạy học GV áp dụng, HS chủ động, tích cực tham gia hoạt động để hoàn thành sản phẩm học tập. Các sản phẩm học tập này có thể là câu trả lời, bài kiểm tra, nhật kí học tập, phiếu học tập, bảng kết quả thảo luận nhóm, sơ đồ, … Sản phẩm học tập được lựa chọn trên cơ sở đáp ứng đúng mục tiêu dạy học và phù hợp với nội dung, PP, KTDH.
Có thể đặt ra một số câu hỏi để xác định sự phù hợp của PP, KTDH cho mỗi hoạt động học như sau:
Ví dụ
Khi GV sử dụng dạy học hợp tác thì GV sẽ phải mô tả tường minh, rõ ràng cách thức sử dụng và sản phẩm học tập. Chẳng hạn GV có thể xác định sẽ sử dụng Dạy học hợp tác kết hợp với Kĩ thuật sơ đồ tư duy nhằm giúp HS thảo luận và tạo được sản phẩm là một sơ đồ tư duy khái quát được các đặc điểm về chủ đề, cốt truyện và nhân vật của truyền thuyết. Cách thức tổ chức cần chi tiết, chẳng hạn:
– Chuẩn bị: GV chia mỗi nhóm có khoảng từ 4-6 HS, phân công công việc cho các thành viên nhóm để đảm bảo mọi HS đều có cơ hội tham gia; chuẩn bị giấy A1, rubric đánh giá kết quả.
– Chuyển giao nhiệm vụ học tập: : GV yêu cầu các nhóm HS từ truyền thuyết Thánh Gióng khái quát lên những đặc điểm của thể loại truyền thuyết và thể hiện dưới dạng sơ đồ tư duy trên giấy A1.
– Thực hiện nhiệm vụ học: : HS hợp tác làm việc theo nhóm, dùng kĩ thuật Khăn trải bàn. Trong khi các nhóm làm việc, GV quan sát, hỗ trợ khuyến khích các HS chưa chủ động tham gia và gợi ý cho HS cách tìm câu trả lời (nếu cần).
– Trình bày kết quả: : GV gọi từ 1 – 2 nhóm HS trình bày kết quả; tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau; bổ sung, chốt các ý.
– Đánh giá hoạt động học của HS:: Dựa trên các góp ý, GV hướng dẫn các nhóm còn lại tự nhận xét sản phẩm của nhóm mình và tự rút ra những gì cần điều chỉnh, bổ sung cho tốt hơn.
Tiêu chí 3: Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS.
Tiêu chí này nhấn mạnh việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học và học liệu trong hoạt động học. Cần áp dụng các KTDH tích cực để HS sử dụng phương tiện, học liệu một cách hiệu quả để hoàn thành sản phẩm học tập.
Có thể đặt ra một số câu hỏi sau để xem xét sự phù hợp của thiết bị dạy học phù hợp với PP, KTDH đã lựa chọn như sau:
Ví dụ
Khi dạy nội dung tìm hiểu nhân vật Thánh Gióng trên các phương diện: ngôn ngữ, ngoại hình và hành động nhằm mục tiêu giúp HS Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật như đã nêu ở trên, việc GV thiết kế nhiệm vụ học tập trên phiếu học tập cho HS hợp tác thảo luận thực hiện như trên có thể đánh giá là phù hợp vì nhiệm vụ học tập này có nhiều chi tiết khiến HS không thể nhớ nếu GV chỉ giao nhiệm vụ bằng lời. Tuy nhiên, nếu lớp học có máy chiếu, thì nếu GV không in phiếu học tập mà chỉ chiếu nội dung phiếu học tập lên bảng (vì các nhóm thực hiện nhiệm vụ như nhau) sẽ được coi là phù hợp hơn. Trong trường hợp không có máy chiếu, sau khi giao nhiệm vụ bằng lời, GV cũng có thể ghi lại trên bảng để HS tiện theo dõi. Việc này sẽ là phù hợp nếu nội dung nhiệm vụ không quá dài và GV có thể ghi nhanh xong để còn đủ thời gian cho HS thực hiện nhiệm vụ.
Tiêu chí 4: Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS.
Tiêu chí này nhấn mạnh về phương án kiểm tra đánh giá trong mỗi hoạt động học của tiến trình dạy học. Các công cụ đánh giá cần phù hợp với PP, KTDH đã lựa chọn, không chỉ là các công cụ đánh giá sản phẩm học tập ở cuối hoạt động học, mà còn các tiêu chí đánh giá sự tham gia hoạt động của HS, bao gồm cả đánh giá về mức độ đạt được về phẩm chất và năng lực đã đặt ra trong mục tiêu.
Có thể đặt ra một số câu hỏi để xác định sự phù hợp của phương án kiểm tra đánh giá như sau:
Ví dụ
Với hoạt động hợp tác để thực hiện sản phẩm sơ đồ tư duy nhằm mục tiêu giúp HS Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật như đã nêu ở trên, nếu GV không có phương án đánh giá nêu trong KHBD thì chưa đạt. Nếu phương án đánh giá chỉ là đánh giá hoạt động của HS thì cũng chưa hợp lí. Nếu chỉ nói chung chung là đánh giá sản phẩm HS thì cũng chưa hợp lí. Trong trường hợp cụ thể này, GV cần xây dựng rubric đánh giá sản phẩm của HS mà cụ thể ở đây là sơ đồ tư duy HS tạo ra. Trong rubric cần có các mức độ cụ thể. Ví dụ như sau:
Ngoài việc đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH thể hiện trong KHBD, GV cũng cần lưu ý đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH thể hiện trong quá trình tổ chức dạy học trên lớp. GV có thể vận dụng 8 tiêu chí còn lại trong bảng tiêu chí được giới thiệu trong Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH, trong đó nhấn mạnh sự tích cực, chủ động sáng tạo và hiệu quả của HS, việc sử dụng phù hợp các PP và KTDH chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hỗ trợ, đánh giá HS phù hợp. Có thể sử dụng một số câu hỏi cần đặt ra khi đánh giá về tính hiệu quả của việc sử dụng PP, KTDH trong hoạt động học như sau:
Như vậy, có thể đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH cho một bài học cụ thể thông qua 12 tiêu chí của Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH. Việc đảm bảo đánh giá đầy đủ theo các tiêu chí sẽ giúp GV nhận thức phù hợp trong việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH, từ đó có những sự lựa chọn chính xác, sử dụng hiệu quả hơn các PP, KTDH nhằm phát triển PC, NL HS.
Dựa vào 4 tiêu chí đánh giá
Tiêu chí 1: Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.
– Chuỗi hoạt động học của HS bao gồm nhiều hoạt động học cụ thể được xây dựng một cách tuần tự nhằm đạt được mục
– Mục tiêu dạy học đã được xác định trong kế hoạch dạy học, bao gồm cả mục tiêu về năng lực đặc thù cũng như phẩm chất chủ yếu và năng lực chung. Thông thường, hoạt động học được thiết kế dựa trên nền tảng về PPDH và cần đảm bảo các đặc trưng của phương pháp đó. Điều quan trọng là các PP phải có sự đáp ứng tốt đối với mục tiêu dạy học và nội dung dạy học chủ đề/bài học.
Tiêu chí 2: Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
– Tiêu chí này nhấn mạnh về việc vận dụng các KTDH, là những phương thức để tổ chức hiệu quả mỗi hoạt động học, trong đó HS thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể. Cần lưu ý mỗi hoạt động học cần có mục tiêu dạy học cụ thể, rõ ràng. Thông qua các KTDH GV áp dụng, HS chủ động, tích cực tham gia hoạt động để hoàn thành sản phẩm học tập, là minh chứng về kết quả của năng lực và phẩm chất HS. Các sản phẩm học tập này có thể là câu hỏi, bài kiểm tra, nhật kí học tập, phiếu học tập, câu hỏi trao đổi, bảng kết quả thảo luận nhóm, … Sản phẩm học tập được lựa chọn trên cơ sở đáp ứng đúng mục tiêu dạy học kết hợp chặt chẽ với nội dung, PP, KTDH.
Tiêu chí 3: Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS.
– Tiêu chí này nhấn mạnh việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học và học liệu trong hoạt động học.
– Cần áp dụng các KTDH tích cực để HS sử dụng phương tiện, học liệu một cách hiệu quả để hoàn thành sản phẩm học tập.
Tiêu chí 4: Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS
– Tiêu chí này nhấn mạnh về phương án kiểm tra đánh giá trong mỗi hoạt động học của tiến trình dạy học. Các công cụ đánh giá cần phù hợp với PP, KTDH đã lựa chọn, không chỉ là các công cụ đánh giá sản phẩm học tập ở cuối hoạt động học, mà còn các tiêu chí đánh giá sự
– Tham gia hoạt động của HS, bao gồm cả đánh giá về mức độ đạt được về PC, NL đã đặt ra trong mục tiêu….
Tiêu chí 1: Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và PPDH được sử dụng.
Chuỗi hoạt động học của HS bao gồm nhiều hoạt động học cụ thể được xây dựng một cách tuần tự nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã được xác định trong KHBD, bao gồm cả mục tiêu về NL đặc thù cũng như PC chủ yếu và NL chung. Thông thường, hoạt động học được thiết kế dựa trên nền tảng về PPDH và cần đảm bảo các đặc trưng của PP đó. Điều quan trọng là các PP phải có sự đáp ứng tốt đối với mục tiêu dạy học và nội dung dạy học bài học.
Để đánh giá sự lựa chọn các PP, KTDH trong chuỗi hoạt động học, có thể đặt ra một số câu hỏi để xem xét sự phù hợp của PP, KTDH trong chuỗi hoạt động học như sau:
Theo tiêu chí này thì chuỗi hoạt động học mà GV thiết kế cho HS tham gia cần bao gồm những hoạt động học cụ thể được xây dựng một cách trình tự và phù hợp với mục tiêu, nội dung và PPDH. Như vậy, có thể thấy từ góc độ PP, KTDH thì các PP, KTDH phải phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học, tạo thành chuỗi hoạt động học dưới hình thức các nhiệm vụ học tập theo tiến trình: chuẩn bị -> chuyển giao nhiệm vụ -> thực hiện nhiệm vụ -> báo cáo kết quả -> Đánh giá kết quả. Ví dụ ở bài dạy về thể loại truyền thuyết qua ngữ liệu đọc Thánh Gióng ở lớp 6, khi GV dạy nội dung tìm hiểu nhân vật Thánh Gióng trên các phương diện: ngôn ngữ, ngoại hình và hành động nhằm mục tiêu giúp HS Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật nếu GV dùng PP thuyết trình (thuyết giảng) thì có thể phù hợp với nội dung nhưng sẽ không phù hợp mục tiêu vì HS chỉ nghe GV thuyết giảng sẽ khó phát triển NL Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật. Trong trường hợp này, nếu GV dùng Dạy học hợp tác để HS tìm các dẫn chứng về ngôn ngữ, ngoại hình và hành động của nhân vật và thảo luận trao đổi, phân tích để rút ra các đặc điểm của nhân vật truyền thuyết thì sẽ phù hợp hơn.
Tiêu chí 2: Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
Tiêu chí này nhấn mạnh về việc vận dụng các KTDH, là những phương thức để tổ chức hiệu quả mỗi hoạt động học, trong đó HS thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể. Cần lưu ý mỗi hoạt động học cần có mục tiêu dạy học cụ thể, rõ ràng. Thông qua các kĩ thuật dạy học GV áp dụng, HS chủ động, tích cực tham gia hoạt động để hoàn thành sản phẩm học tập. Các sản phẩm học tập này có thể là câu trả lời, bài kiểm tra, nhật kí học tập, phiếu học tập, bảng kết quả thảo luận nhóm, sơ đồ, … Sản phẩm học tập được lựa chọn trên cơ sở đáp ứng đúng mục tiêu dạy học và phù hợp với nội dung, PP, KTDH.
Có thể đặt ra một số câu hỏi để xác định sự phù hợp của PP, KTDH cho mỗi hoạt động học như sau:
Ví dụ
Khi GV sử dụng dạy học hợp tác thì GV sẽ phải mô tả tường minh, rõ ràng cách thức sử dụng và sản phẩm học tập. Chẳng hạn GV có thể xác định sẽ sử dụng Dạy học hợp tác kết hợp với Kĩ thuật sơ đồ tư duy nhằm giúp HS thảo luận và tạo được sản phẩm là một sơ đồ tư duy khái quát được các đặc điểm về chủ đề, cốt truyện và nhân vật của truyền thuyết. Cách thức tổ chức cần chi tiết, chẳng hạn:
– Chuẩn bị: GV chia mỗi nhóm có khoảng từ 4-6 HS, phân công công việc cho các thành viên nhóm để đảm bảo mọi HS đều có cơ hội tham gia; chuẩn bị giấy A1, rubric đánh giá kết quả.
– Chuyển giao nhiệm vụ học tập: : GV yêu cầu các nhóm HS từ truyền thuyết Thánh Gióng khái quát lên những đặc điểm của thể loại truyền thuyết và thể hiện dưới dạng sơ đồ tư duy trên giấy A1.
– Thực hiện nhiệm vụ học: : HS hợp tác làm việc theo nhóm, dùng kĩ thuật Khăn trải bàn. Trong khi các nhóm làm việc, GV quan sát, hỗ trợ khuyến khích các HS chưa chủ động tham gia và gợi ý cho HS cách tìm câu trả lời (nếu cần).
– Trình bày kết quả: : GV gọi từ 1 – 2 nhóm HS trình bày kết quả; tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau; bổ sung, chốt các ý.
– Đánh giá hoạt động học của HS:: Dựa trên các góp ý, GV hướng dẫn các nhóm còn lại tự nhận xét sản phẩm của nhóm mình và tự rút ra những gì cần điều chỉnh, bổ sung cho tốt hơn.
Tiêu chí 3: Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS.
Tiêu chí này nhấn mạnh việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học và học liệu trong hoạt động học. Cần áp dụng các KTDH tích cực để HS sử dụng phương tiện, học liệu một cách hiệu quả để hoàn thành sản phẩm học tập.
Có thể đặt ra một số câu hỏi sau để xem xét sự phù hợp của thiết bị dạy học phù hợp với PP, KTDH đã lựa chọn như sau:
Ví dụ
Khi dạy nội dung tìm hiểu nhân vật Thánh Gióng trên các phương diện: ngôn ngữ, ngoại hình và hành động nhằm mục tiêu giúp HS Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật như đã nêu ở trên, việc GV thiết kế nhiệm vụ học tập trên phiếu học tập cho HS hợp tác thảo luận thực hiện như trên có thể đánh giá là phù hợp vì nhiệm vụ học tập này có nhiều chi tiết khiến HS không thể nhớ nếu GV chỉ giao nhiệm vụ bằng lời. Tuy nhiên, nếu lớp học có máy chiếu, thì nếu GV không in phiếu học tập mà chỉ chiếu nội dung phiếu học tập lên bảng (vì các nhóm thực hiện nhiệm vụ như nhau) sẽ được coi là phù hợp hơn. Trong trường hợp không có máy chiếu, sau khi giao nhiệm vụ bằng lời, GV cũng có thể ghi lại trên bảng để HS tiện theo dõi. Việc này sẽ là phù hợp nếu nội dung nhiệm vụ không quá dài và GV có thể ghi nhanh xong để còn đủ thời gian cho HS thực hiện nhiệm vụ.
Tiêu chí 4: Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS.
Tiêu chí này nhấn mạnh về phương án kiểm tra đánh giá trong mỗi hoạt động học của tiến trình dạy học. Các công cụ đánh giá cần phù hợp với PP, KTDH đã lựa chọn, không chỉ là các công cụ đánh giá sản phẩm học tập ở cuối hoạt động học, mà còn các tiêu chí đánh giá sự tham gia hoạt động của HS, bao gồm cả đánh giá về mức độ đạt được về phẩm chất và năng lực đã đặt ra trong mục tiêu.
Có thể đặt ra một số câu hỏi để xác định sự phù hợp của phương án kiểm tra đánh giá như sau:
Ví dụ
Với hoạt động hợp tác để thực hiện sản phẩm sơ đồ tư duy nhằm mục tiêu giúp HS Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật như đã nêu ở trên, nếu GV không có phương án đánh giá nêu trong KHBD thì chưa đạt. Nếu phương án đánh giá chỉ là đánh giá hoạt động của HS thì cũng chưa hợp lí. Nếu chỉ nói chung chung là đánh giá sản phẩm HS thì cũng chưa hợp lí. Trong trường hợp cụ thể này, GV cần xây dựng rubric đánh giá sản phẩm của HS mà cụ thể ở đây là sơ đồ tư duy HS tạo ra. Trong rubric cần có các mức độ cụ thể. Ví dụ như sau:
Ngoài việc đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH thể hiện trong KHBD, GV cũng cần lưu ý đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH thể hiện trong quá trình tổ chức dạy học trên lớp. GV có thể vận dụng 8 tiêu chí còn lại trong bảng tiêu chí được giới thiệu trong Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH, trong đó nhấn mạnh sự tích cực, chủ động sáng tạo và hiệu quả của HS, việc sử dụng phù hợp các PP và KTDH chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hỗ trợ, đánh giá HS phù hợp. Có thể sử dụng một số câu hỏi cần đặt ra khi đánh giá về tính hiệu quả của việc sử dụng PP, KTDH trong hoạt động học như sau:
Như vậy, có thể đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH cho một bài học cụ thể thông qua 12 tiêu chí của Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH. Việc đảm bảo đánh giá đầy đủ theo các tiêu chí sẽ giúp GV nhận thức phù hợp trong việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH, từ đó có những sự lựa chọn chính xác, sử dụng hiệu quả hơn các PP, KTDH nhằm phát triển PC, NL HS.