“ Thầy đề tay run cầm cập, thò tay vào đĩa nọc, rút một con bài.lật ngữa xướng rằng:
– Chi chi!
Quan lớn vỗ tay xuống sập, kêu to:
– Ðây rồi! Thế chứ lại.
Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói:
– ù! thông tôm chi chi nảy!
– Ðiếu, mày!…
Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước trào lênh láng, xóay thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!..”
Câu 4. Dựa vào văn bản chứa đoạn văn trên, em hãy viết 1 đoạn văn khoảng 12 câu chứng minh bản chất vô trách nhiệm, lòng lang dạ thú của nhân vật quan phụ mẫu. Trong đoạn văn có sử dụng một trạng ngữ và một câu bị động. (gạch chân, chú thích)
Chúng ta đều biết cuộc sống của những ngừoi dân trong xã hội xưa vô cùng khổ cực, nhưng chẳng phải tự nhiên mà cuộc sống của họ lại vất vả như vậy, đó là do những tên quan “phụ mẫu” cùng bản chất lòng lang dạ sói của chúng gây ra, tác phẩm Sống chết mặc bay của tác giả Phạm Duy Tốn đã thể hiện rõ điều đó. Đầu tiên đến với tác phẩm ta sẽ thấy ngay một sự thờ ơ, vô trách nhiệm của tên quan phủ trước cảnh nhân dân ra sức hộ đê trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Trong khi dân chúng đang đánh cược mạng sống để hộ đê thì quan lại ung dung chơi bài trong phủ-một nơi an toàn và bỏ qua trách nhiệm giúp dân hộ đê của mình một cách thờ ơ, vô trách nhiệm. Nếu chỉ dừng lại ở đó đã đủ khiến ta phải phẫn nộ tột cùng thì đến những chi tiết tiếp theo, sự vô trách nhiệm của tên quan phụ mẫu đã bị đẩy lên đến mức vô nhân tính. Khi đê sắp vỡ, quan thờ ơ mặc kệ, đến khi đê vỡ quan cũng chẳng để tâm, tập trung chơi ván bài “ù to” của mình. Với quan mạng sống của nhân dân còn chẳng bằng lá bài đỏ đen. Có người vào báo đê đã vỡ, quan thậm chí còn nổi nóng và đuổi người đó ra ngoài. Quan phụ mẫu là quan cha, quan mẹ của dân, nhưng tên quan hộ đê này liệu có xứng làm loài cầm thú chưa? Nhân vật quan phụ mẫu trong tác phẩm đã được tác giả Phạm Duy Tốn khắc hoạ lại một cách chân thực, chân thực đến rợn người. Sự vô trách nhiệm, vô nhân tính của nhân vật tên quan phụ mẫu được đẩy lên cao dần theo từng chi tiết và cuối cùng là chẳng bằng một con cầm thú. Hình tượng tên quan phụ mẫu cũng đại diện cho tầng lớp cai trị thời ấy, bóc lột, hành hạ, thờ ơ với dân. Phải là người yêu dân,hiểu dân đến nhường nào thì tác giả Phạm Duy Tốn mới có thể viết được những câu văn hay và ý nghĩa đến vậy.
– Trạng ngữ: Khi đê sắp vỡ.
– Câu bị động: Nhân vật quan phụ mẫu trong tác phẩm đã được tác giả Phạm Duy Tốn khắc hoạ lại một cách chân thực, chân thực đến rợn người.
Quan phụ mẫu là một tên độc ác,vô nhân tính.Hắn đi hộ đê nhưng lại mang đi phụ đê vô ích,chỉ để hưởng lạc.Những người dân phu bị bóc lột,khổ sở chống lại khúc đê sắp vỡ.Trong khi đó,tên quan điềm nhiên chơi bài.Tên quan phụ mẫu là một kẻ thờ ơ,vô trách nhiệm,vô nhân tính.Ngoài kia,người dân nào đắp,nào cừ,kẻ thuổng,người cuốc ……Trong đình,tên quan ngồi rung đùi,hưởng lạc.Tay trái cầm bát bát yến hấp đường phèn,chân thì được tên người nhà gãi.Thật sang trọng làm sao!Cái hay của tác giả là sử dụng thành công nghệ thuật tương phản,cho thấy hình ảnh trái ngược của hắn và nông dân.Chà!Cao quý làm sao!Vị quan “tôn kính” ấy lại điềm nhiên chơi bài,để mặc lũ con dân khốn khổ.Nhưng đỉnh cao của sự vô nhân tính là lúc hắn được kỉ lục trong “nghệ thuật” chơi bài:”Ù thông tôm,chi chi nảy.”Hắn đập tay xuống bàn , cười lớn trước cảnh khốn khổ của nhân dân.”Người sống không chỗ ở,kẻ chết không nơi chôn.Nhân dân rơi vào muôn sầu nghìn thẳm.
Câu bị động:Những người dân phu bị bóc lột,khổ sở chống lại khúc đê sắp vỡ.
TP trạng ngữ:Trong đình(chỉ nơi chốn,địa điểm)