Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Kể tên các biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ. Nêu ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh h

Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Kể tên các biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ. Nêu ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh h

0 bình luận về “Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Kể tên các biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ. Nêu ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh h”

  1. Đấu tranh sinh học là: biện pháp sử dụng thiên địch , gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại

    1 số biện pháp đấu tranh sinh học

         Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hạimèo diệt chuột, gia cầm (vịtnganngỗng) để tiêu diệt các loài sâu bọ, cua, ốc mang vật chủ trung gian. Chẳng hạn, cá đuôi cờthằn lằncócsáocú vọ ăn bọ gậy và ăn ấu trùng sâu bọ hoặc rắn sọc dưacắtmèo rừng ăn chuột gây hại cho lúa

          Sử dụng thiên địch đẻ trứng ký sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại: sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh động vật gây hại. Cây xương rồng được nhập vào nhiều nước để làm bờ rào và thuốc nhuộm. Khi cây xương rồng phát triển quá mạnh, người ta đã sử dụng một loài bướm đêm từ Argentina. Bướm đêm này đẻ trứng lên cây xương rồng, ấu trùng nở ra, ăn cây xương rồng

        Sử dụngvi khuẩngây hại truyền cho sinh vật gây hại: Người ta đã dùng vi khuẩnMyomagây bệnh cho thỏ. Sau 10 năm chỉ với 1% số thỏ sống sót được miễn dịch, đã phát triển mạnh. Khi đó người ta đã phải dùng vi khuẩnCalixithì thảm họa về thỏ mới cơ bản được giải quyết

        Gây vô sinh diệt động vật gây hại: ở miền Nam nước Mỹ, để diệt loài ruồi gây viêm loét da ở bò, người ta đã làm tuyệt sản ruồi đực. Ruồi cái không sinh đẻ được

        Ưu điểm

    Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thể hiện nhiều ưu điểm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột. Những loại thuốc này gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rau, quả, ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người, gây hiện tượng quen thuốc, giá thành còn cao.

    Hạn chế

    + Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém.

    + Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.

    + Qua thực tế, có một giai đoạn Trung Quốc tiêu diệt chim sẻ (vì cho rằng chim sẻ có hại), nên đã bị mất mùa liên tiếp trong một số năm. Thực tế đó đã chứng minh chim sẻ là chim có ích cho nông nghiệp.

    Bình luận
  2. BẠN THAM KHẢO NHA

     Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra.

    Có 3 biện pháp 

     Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại :VD: cá ăn bọ gậy và ăn ấu trùng sâu bọ

    Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.

    Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại VD: Ong mắt đỏ đẻ trứng nên trứng sâu xám ấu trùng nở ra đục và ăn trứng sâu xám. VD: Dùng vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ

    Ưu điểm :

    – Tiêu diệt những loài sinh vật có hại.

    – Tránh gây ô nhiễm môi trường

    * Hạn chế:

    – Chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định.

    – Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật gây hại.

    – Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển.

    – Một loài thiên địch vừa có thể có ích, vừa có thể có hại.

    CHÚC BẠN HỌC TỐT <3

     

     

    Bình luận

Viết một bình luận