thế nào là bón lót bón thúc mỗi cách ad cho loại phân nào giải thích

By Jasmine

thế nào là bón lót bón thúc mỗi cách ad cho loại phân nào giải thích

0 bình luận về “thế nào là bón lót bón thúc mỗi cách ad cho loại phân nào giải thích”

  1. Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ. Còn bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây nhắm đáp ứng kịp nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng thời kì tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt.

    1. Bón lót

    • Sử dụng:

    +Thông thường sử dụng trước khi gieo trồng (chủ yếu cho câ trồng ngắn ngày)

    + Đối với câ lâu năm: bón trước khi trồng, giai đoạn cây ngừng sinh trưởng và phục hồi sau khi thu hoạch

    • Mục đích:

    Dự trữ sẵn nguồn chất dinh dưỡng, để khi rễ được hình thành có thể hấp thu ngay. Lúc này tạo điều kiện cho cây phát triển khỏe mạnh ngay từ ban đầu.

    + Có thời gian cho các chất khó phân hủy thành những chất dễ hấp thụ

    • Các loại phân dùng bón lót: có đặc điểm là phân chậm tan như phân bón hữu cơ, phân chuồng, phân lân… Tốt nhất nên kết hợp cùng với một loại phân dễ hòa tan ở mức độ phù hợp

    + Phân có hàm lượng hữu cơ: gồm phân chuồng, phân hữu cơ chế biến, phân hữu cơ vi sinh. Loại phân này dùng bón lót có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, làm tơi xốp đất, tăng cường hoạt động của hệ vi sinh vật có trong đất

    Ví dụ: Hữu cơ sinh học Kanso Keifun (Nhật Bản), Grow Express Pellet (Bỉ), Ferlasting (Hà La)…

    + Vôi hoặc chất cải tạo đất, điều hòa độ PH: dùng bón cho vùng đất bị chua phèn hoặc cây ăn quả lâu năm

    + Phân hóa học có hàm lượng đạm thấp, lân cao (có thể dùng thêm phân kali với hoa màu ngắn ngày)

    Ví dụ: Lotufert 15-30-15, NPK 15-15-15…

    • Lượng phân bón: phụ thuộc vào 3 yếu tố : loại phân bón, tính chất đất đai và mùa vụ trong năm

    + Loại phân bón: Lượng phân bón đối với phân hữu cơ và phân lân thì dùng nhiều. Phân đạm và Kali thì chỉ bón 1 phần.

    + Tính chất đất đai: Loại đất cơ giới hay giàu mùn thì bón với lượng phân lớn và ngược lại.

    • Phương pháp bón lót:

    + Rải đều lên mặt đất rồi cày bừa vùi xuống

    + Rải tho hàng, theo hốc rồi phủ một lớp đất mới lên sau đó tiến hành gieo trồng

    + Đối với cây lâu năm thì bón vào hố trước khi gieo trồng

    • Ưu điểm của bón lót:

    Cung cấp chất dinh dưỡng ngay từ đầu để cây trồng không yếu ớt, kém sức phát triển. Nếu không bổ sung bón lót thì giai đoạn sau có bón nhiều hơn cũng không có tác dụng.

    2. Bón thúc

    sử dụng trong khi cây đang sinh trưởng, phát triển, được chia làm nhiều lần

    + Thời kỳ cây sinh trưởng (bón vào thời kỳ cây trồng phát triển thân cành, lá, đẻ nhánh,vươn lóng): Bón nhiều phân đạm hơn lân và kali hoặc dùng phân hỗn hợp có hàm lượng đạm  cao, lân và kali vừa phải

    Ví dụ: Lotufert 25 -10- 10 (Thổ Nhĩ Kỳ), NPK 30-10-10, NPK 16-16-16 (Nga)…

    + Thời kỳ trước khi ra hoa: cung cấp chất dinh dưỡng để mầm hoa khỏe mạnh, ra hoa nhiều

    + Thời kỳ ra trái/ củ: cung cấp chất dinh dưỡng cho cây ra nhiều trái, tích lũy tinh bột, đường…: dùng phân có hàm lượng đạm và kali cao

    • Mục đích:

    Cung cấp đầy đủ và kịp thời các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trong giai đọn sinh trưởng để đạt năng suất cao.

    • Phân bón thúc:

    Có đặc điểm chứa nhiều chất dinh dưỡng như phân hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh

    • Cách bón:

    + Đào rãnh theo chiều rộng của tán cây, kích thước rãnh rộng x sâu =  20cm x 10 cm: rải phân sau đó lấp đất lên

    + Rải phân đều trên mặt đất, theo chiều rộng/vòng quanh tán cây (lưu ý giữ đất luôn ẩm)

    + Hòa tan vào trong nước rồi tuồi vào gốc cây (tỉ lệ nước vừa đủ để tưới cây không nên quá nhiều sẽ gây thất thoát phân)

    + Rải theo hốc/ hàng

    + Phun lên lá

    • Ưu điểm: 

    Bón thúc giúp cây trồng phát triển mạnh, tăng năng suất

    Trả lời
  2. Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng đối với cây hàng năm.

     Giai đoạn cây con đang phát triển: cây đâm tiêm, đẻ nhánh, vươn lóng, phát triển cành lá… nên bón nhiều phân đạm hơn lân và kali hoặc dùng các loại phân hỗn hợp NPK các loại phân có hàm lượng Đạm cao, lân và kali vừa phải.

    Trả lời

Viết một bình luận