Thế nào là phó từ? Cho ví dụ? Nêu các loại phó từ? Cho ví dụ? Thế nào là biện pháp nghệ thuật so sánh? Có bao nhiêu kiểu so sánh? Cho ví dụ? Trình bày

Thế nào là phó từ? Cho ví dụ?
Nêu các loại phó từ? Cho ví dụ?
Thế nào là biện pháp nghệ thuật so sánh? Có bao nhiêu kiểu so sánh? Cho ví dụ?
Trình bày cấu tạo của phép so sánh?
Thế nào là biện pháp nghệ thuật nhân hóa? Cho ví dụ?
Trình bày các kiểu nhân hóa? Cho ví dụ?
Thế nào là biện pháp nghệ thuật ẩn dụ? Cho ví dụ?
Trình bày các kiểu ẩn dụ? Cho ví dụ?
Thế nào là biện pháp nghệ thuật hoán dụ? Cho ví dụ?
Trình bày các kiểu hoán dụ? Cho ví dụ?
Thế nào là thành phần chính của câu? Hãy nêu và trình bày vai trò các thành phần chính của câu? Đặt câu và phân tích rõ.
Thế nào là câu trần thuật đơn? Cho ví dụ?
Hãy trình bày các đặc điểm của câu trần thật đơn có từ là? Nêu một số kiểu câu trần thuật đơn có từ là?
Trình bày các đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là?
Thế nào là câu tồn tại? Cho ví dụ?
Thế nào là câu miêu tả? Cho ví dụ?

0 bình luận về “Thế nào là phó từ? Cho ví dụ? Nêu các loại phó từ? Cho ví dụ? Thế nào là biện pháp nghệ thuật so sánh? Có bao nhiêu kiểu so sánh? Cho ví dụ? Trình bày”

  1. 1) phó từ là gồm các từ ngữ đi kèm với động từ , tính từ . Bổ sung ý nghĩa cho động từ đi kèm đó 

    vd :chỉ nói : đang học , sẽ tốt, luôn luôn cố gắng ,…

    không nói : đang bút , sẽ nhà , luôn luôn phấn ,…

    2) phó từ gồm 2 loại :

    *phó từ đứng trước động từ, tính từ ,bổ sung ý nghĩa cho động từ tính từ

    -quan hệ thời gian

    vd: đã học , đang  giảng bài …

    -chỉ mức độ 

    vd: rất giỏi ,khá xinh , rất giỏi …

    Phó từ  chỉ sự tiếp diễn

    vd :cũng nói ,vẫn cười …

    -Phó từ  chỉ sự phủ định

    vd: chưa làm bài , không đi chơi …

    -Phó từ cầu khiến

    vd :hãy chật tự chớ leo cây…

    *pho từ đứng đằng sau động tù tính từ . Thông thường nhiệm vụ phó từ sẽ bổ sung nghĩa như mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

    -Bổ nghĩa về mức độ

    vd :tốt lắm, quá đẹp …

    -Về khả năng

    vd :nói được , ăn được

    Kết quả , hướng 

     vd: chạy mất , bay mất , ra đi…

    3 . -So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.

    – Có 2 kiểu so sánh đó là :

    + So sánh ngang bằng

    VD:Anh em như thể tay chân

    + So sánh hơn kém 

    VD : Tôi cao hơn bạn ấy

    4Cấu tạo của một phép so sánh thông thường gồm có:

    -Vế A (tên sự vật, con người được so sánh).

    – Phương diện so sánh

    -Từ so sánh

    -Vế B

    5 .Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.

    VD: Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng vàng cho cây cối và con người trên thế giới.

    6. Có 3 kiểu nhân hóa :

    – Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật.

    Ví dụ: Bác chim đang đậu trên ngọn cây hóa véo von.

    – Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

    Ví dụ: Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng vàng cho cây cối và con người trên thế giới.

    – Dùng các từ ngữ xưng hô với vật như với con người.

    Ví dụ: Bác gấu ơi? bạn đang trò chuyện với ai đó?

    7. Ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.

    VD :

    Về thăm nhà Bác Làng Sen

    Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

    8. Có 4 kiểu ẩn dụ 

    – Ẩn dụ hình thức: người nói hoặc viết giấu đi một phần ý nghĩa.

    Ví dụ:

    Về thăm nhà Bác Làng Sen

    Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

    => Thắp: ẩn dụ ám chỉ hoa râm bụt đang nở hoa.

    => Thắp và nở đều có điểm chung về cách thức.

    – Ẩn dụ cách thức: thể hiện một vấn đề bằng nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói.

    Ví dụ:

    Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

    => Kẻ trồng cây đó là những con người lao động, ám chỉ những người tạo ra thành quả lao động.

    – Ẩn dụ phẩm chất: có thể thay thế phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác cả hai phải có nét tương đồng.

    VD

    Người Cha mái tóc bạc

    Đốt lửa cho anh nằm

    => Người cha: ẩn dụ nói đến Bác Hồ

    => Người cha và Bác Hồ đều có điểm chung về phẩm chất

    9.Hoán dụ chính là gọi tên sự vật hay hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác; giữa chúng có quan hệ gần gũi với nhau, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt.

    10.Thông thường có 4 kiểu hoán dụ thường gặp đó là:

    – Chỉ lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.

    – Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng.

    – Lấy dấu hiệu sự vật để gọi các sự vật.

    – Lấy những cái cụ thể để nói về cái trừu tượng.

    Để hiểu hơn từng kiểu hoán dụ khác nhau mời các em theo dõi một số ví dụ bên dưới.

    => Như vậy hoán dụ có tác dụng tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp cho sự diễn đạt có tính hiệu quả cao.

    Ví dụ về hoán dụ

    – Anh ấy là một tay săn bàn có hạng trong đội bóng.

    => Kiểu 1: lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.

    – Nam – lớp trưởng lớp 6A là tay cờ vua cự phách của trường.

    => Kiểu 1: lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.

    – Anh ấy vừa bước vào, cả phòng đều ngọc nhiên.

    => Kiểu 2: Lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng. Trường hợp này “phòng” cũng nói về những người đang trong phòng.

    – Này, cô bé áo vàng kia !

    => Kiểu 3: Lấy dấu hiệu sự vật để gọi các sự vật. Trong trường hợp này “áo vàng” để nói về những người mặc áo vàng.

    – Đội tuyển có một bàn tay vàng bắt bóng cực giỏi.

    => Kiểu 4: dùng cụ thể để nói về cái trừu tượng.

    Bình luận
  2. 1.Thường đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu.

    VD:

    – Các phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ như: đã, từng, đang, chưa…

    – Các phó từ bổ sung ý nghĩa cho tính từ như: rất, lắm, hơi, khá…

    2 .Phó từ chia thành 2 loại :

    – Phó từ đứng trước động từ, tính từ. Có tác dụng làm rõ nghĩa liên quan đến đặc điểm, hành động, trạng thái,…được nêu ở động – tính từ như thời gian, sự tiếp diễn, mức độ, phủ định, sự cầu khiến.

    +Phó từ quan hệ thời gian

    Ví dụ: đã, sắp, từng…

    +Phó từ  chỉ mức độ

    Ví dụ:  rất, khá…

    +Phó từ  chỉ sự tiếp diễn

    ví dụ: vẫn, cũng…

    +Phó từ  chỉ sự phủ định

    Ví dụ: Không, chẳng, chưa..

    +Phó từ cầu khiến

    Ví dụ: hãy, thôi, đừng, chớ…

    – Phó từ đứng sau động từ, tính từ. Thông thường nhiệm vụ phó từ sẽ bổ sung nghĩa như mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

    +Bổ nghĩa về mức độ

    Ví dụ: rất, lắm, quá.

    +Về khả năng

    Ví dụ: có thể, có lẽ, được

    +Kết quả

    Ví dụ: ra, đi, mất.

    3 . -So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.

    – Có 2 kiểu so sánh đó là :

    + So sánh ngang bằng

    VD:Anh em như thể tay chân

    + So sánh hơn kém 

    VD : Tôi cao hơn bạn ấy

    4. Cấu tạo của một phép so sánh thông thường gồm có:

    -Vế A (tên sự vật, con người được so sánh).

    – Phương diện so sánh

    -Từ so sánh

    -Vế B

    5 .Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.

    VD: Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng vàng cho cây cối và con người trên thế giới.

    6. Có 3 kiểu nhân hóa :

    – Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật.

    Ví dụ: Bác chim đang đậu trên ngọn cây hóa véo von.

    – Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

    Ví dụ: Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng vàng cho cây cối và con người trên thế giới.

    – Dùng các từ ngữ xưng hô với vật như với con người.

    Ví dụ: Bác gấu ơi? bạn đang trò chuyện với ai đó?

    7. Ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.

    VD :

    Về thăm nhà Bác Làng Sen

    Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

    8. Có 4 kiểu ẩn dụ 

    – Ẩn dụ hình thức: người nói hoặc viết giấu đi một phần ý nghĩa.

    Ví dụ:

    Về thăm nhà Bác Làng Sen

    Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

    => Thắp: ẩn dụ ám chỉ hoa râm bụt đang nở hoa.

    => Thắp và nở đều có điểm chung về cách thức.

    – Ẩn dụ cách thức: thể hiện một vấn đề bằng nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói.

    Ví dụ:

    Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

    => Kẻ trồng cây đó là những con người lao động, ám chỉ những người tạo ra thành quả lao động.

    – Ẩn dụ phẩm chất: có thể thay thế phẩm chất của sự vật hoặc hiện tượng này bằng phẩm chất của sự vật, hiện tượng khác cả hai phải có nét tương đồng.

    VD

    Người Cha mái tóc bạc

    Đốt lửa cho anh nằm

    => Người cha: ẩn dụ nói đến Bác Hồ

    => Người cha và Bác Hồ đều có điểm chung về phẩm chất

    9.Hoán dụ chính là gọi tên sự vật hay hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác; giữa chúng có quan hệ gần gũi với nhau, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt.

    10.Thông thường có 4 kiểu hoán dụ thường gặp đó là:

    – Chỉ lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.

    – Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng.

    – Lấy dấu hiệu sự vật để gọi các sự vật.

    – Lấy những cái cụ thể để nói về cái trừu tượng.

    Để hiểu hơn từng kiểu hoán dụ khác nhau mời các em theo dõi một số ví dụ bên dưới.

    => Như vậy hoán dụ có tác dụng tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp cho sự diễn đạt có tính hiệu quả cao.

    Ví dụ về hoán dụ

    – Anh ấy là một tay săn bàn có hạng trong đội bóng.

    => Kiểu 1: lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.

    – Nam – lớp trưởng lớp 6A là tay cờ vua cự phách của trường.

    => Kiểu 1: lấy 1 bộ phận để gọi toàn thể.

    – Anh ấy vừa bước vào, cả phòng đều ngọc nhiên.

    => Kiểu 2: Lấy vật chưa đựng để gọi vật bị chứa đựng. Trường hợp này “phòng” cũng nói về những người đang trong phòng.

    – Này, cô bé áo vàng kia !

    => Kiểu 3: Lấy dấu hiệu sự vật để gọi các sự vật. Trong trường hợp này “áo vàng” để nói về những người mặc áo vàng.

    – Đội tuyển có một bàn tay vàng bắt bóng cực giỏi.

    => Kiểu 4: dùng cụ thể để nói về cái trừu tượng.

    Bình luận

Viết một bình luận