uộc cách mạng trong công nghệ thông tin là một trong những hiện tượng cực kỳ đặc biệt trong sự phát triển của xã hội loài người ở thời điểm giữa hai thiên niên kỷ này. Cuộc cách mạng đó đang tạo ra cái mà người ta gọi là xã hội thông tin, xã hội hậu hiện đại… Dù bằng thuật ngữ nào thì những tên gọi trên đều hàm ý chỉ sự tác động của công nghệ thông tin hiện đại đến mọi mặt của đời sống xã hội. Vậy, cách mạng trong công nghệ thông tin là gì? Tác động của nó đối với lực lượng sản xuất của xã hội như thế nào, và chúng ta có thể hy vọng gì ở sự tác động này? Đó là những vấn đề mà bài viết này muốn đề cập.
Như chúng ta đã biết, hoạt động đầu tiên, căn bản nhất quy định bản chất của con người là hoạt động sản xuất vật chất. Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động mà nhờ đó, con người tạo ra các tư liệu sinh hoạt nhằm duy trì và phát triển sự tồn tại của mình không phải chỉ với tư cách một cá nhân, mà còn với tư cách loài. Với ý nghĩa đó, hoạt động sản xuất vật chất của con người chính là lao động. Trong quá trình lao động, con người luôn phải tìm ra những cách thức, phương pháp, quy tắc, kỹ năng phù hợp để tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tồn tại của chính mình. Chính từ đây, công nghệ bắt đầu sự tồn tại của nó với tư cách sự phát triển và ứng dụng công cụ, máy móc, vật liệu và các quá trình để giải quyết những vấn đề của con người(1).
Lịch sử của sự phát triển xã hội loài người cũng đồng thời là lịch sử của những cải biến và phát minh công nghệ. Công nghệ ban đầu đơn giản chỉ là việc chế tác ra những công cụ thô sơ, như hòn đá được mài, cái rìu bằng đá hay cung tên… Những thứ này giúp cho con người săn bắt hiệu quả hơn và nhờ thế, dần tách ra khỏi thế giới động vật. Sự phát triển của công nghệ được tiếp tục với việc con người sáng tạo ra những công cụ, như cày, bừa, cối xay gió, cối xay nước… Những công cụ này đã giúp con người chuyển dần từ lối sống hái lượm sang nền kinh tế nông nghiệp với hoạt động chủ yếu là chăn nuôi, trồng trọt. Công nghệ đó cũng đã giúp con người đứng vững hàng chục ngàn năm trong nền kinh tế nông nghiệp và xung lượng của nền kinh tế ấy vẫn còn cho đến tận ngày nay. Phát minh ra máy hơi nước là xuất phát điểm đưa con người tiến vào thời đại kinh tế công nghiệp với đặc trưng cơ bản là sản xuất chủ yếu bằng máy móc cơ khí và sau này là cơ khí tự động hoá. Nhờ nền sản xuất công nghiệp mà loài người đã tạo ra một khối lượng hàng hoá khổng lồ, nhiều hơn tất cả các thời đại trước đó cộng lại. Đặc biệt, từ giữa thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI, với việc phát minh ra một loạt công nghệ mới, trong đó công nghệ thông tin giữ vai trò chủ chốt, sự phát triển của xã hội loài người đã có những thay đổi về chất.
Công nghệ thông tin là một tổ hợp công nghệ bao gồm: máy tính điện tử, truyền thông đa phương tiện, mạng toàn cầu… Với cuộc cách mạng trong công nghệ thông tin, con người đang bước vào thời đại được gọi là thời đại thông tin hay kỷ nguyên số. Nền sản xuất vật chất trong thời đại thông tin dựa chủ yếu vào tự động hoá, thông tin và tri thức. Hiện tượng công nghệ mới này đang tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội, từ hoạt động sản xuất vật chất tới hoạt động tinh thần, từ cá nhân đến xã hội, từ kinh tế đến chính trị, văn hoá của con người. Hiện thực này là cơ sở dẫn đến sự xuất hiện một số quan điểm lạc quan cho rằng, loài người đang chuyển sang một kiểu xã hội mới – xã hội tri thức hay xã hội hậu tư bản với những viễn cảnh rất tốt đẹp(2). Luận điểm này đúng hay sai cần có sự luận giải và phân tích một cách căn bản, song điều đó cũng chứng tỏ rằng, tác động to lớn của cuộc cách mạng trong công nghệ thông tin đến mọi mặt của đời sống xã hội là cái không thể phủ nhận.
Tại sao cuộc cách mạng trong công nghệ thông tin lại có một tầm ảnh hưởng to lớn như vậy? Câu trả lời nằm ở sự khác biệt cơ bản của công nghệ thông tin so với những công nghệ mà con người đã từng sáng tạo ra trong lịch sử. Đó là sự phát minh ra một cách thức hoàn toàn mới đối với việc lưu giữ, xử lý, chuyển tải thông tin trong sản xuất và trong tất cả các hoạt động xã hội khác. Nhân tố cốt lõi tạo nên hiện tượng đột biến công nghệ này là sự ra đời của công nghệ thông tin hiện đại, đặc biệt là máy tính điện tử. Có thể nói, máy tính điện tử chính là tâm điểm, là cái then chốt quyết định diện mạo của các công nghệ hiện đại. Mọi phát minh khác đều xoay quanh nó và mang đậm dấu ấn của nó.
Hiểu một cách vắn tắt thì công nghệ thông tin là loại công nghệ sáng tạo ra những thiết bị kỹ thuật liên quan đến lưu giữ, chuyển tải, xử lý thông tin, như máy tính điện tử, điện thoại di động, vô tuyến truyền hình, cáp quang,.. Đi kèm với các thiết bị này là các giải pháp kỹ thuật cho phép con người làm việc trực tiếp với thông tin. Sự khác biệt về chất của công nghệ thông tin so với các công nghệ mà con người đã từng sáng tạo ra trước đó là ở chỗ, đầu vào, đầu ra và quá trình xử lý của nó là thông tin, tri thức chứ không phải là các sản phẩm vật chất thuần tuý. Nếu các công nghệ trước đây chỉ dừng ở việc tiết kiệm sức lực vật chất, cơ bắp của con người hay tăng cường hiệu quả của việc sử dụng các nguồn năng lượng là tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên vật chất thì công nghệ thông tin là loại công nghệ hiện thực hóa việc thay thế một phần chức năng của bộ não người. Với công nghệ thông tin, trí năng (nguồn năng lượng trí tuệ – tri thức) trở thành nguồn năng lượng chủ yếu của công nghệ. Các phương tiện kỹ thuật thông tin góp phần thay thế lao động chân tay bằng lao động trí óc. Nói cách khác, công nghệ thông tin hướng vào khai thác nguồn tài nguyên trí tuệ.
Lĩnh vực đầu tiên chịu sự tác động trực tiếp và mạnh mẽ của cuộc cách mạng trong công nghệ thông tin là lĩnh vực sản xuất vật chất, mà tâm điểm là sự biến đổi của lực lượng sản xuất dưới tác động của những tiến bộ trong công nghệ thông tin.
Cuộc cách mạng trong công nghệ thông tin theo nghĩa hẹp và cuộc cách mạng trong công nghệ hiện đại theo nghĩa rộng không chỉ đụng chạm đến các chức năng thể lực, mà tác động chủ yếu tới các chức năng trí lực của con người. Tầm ảnh hưởng rộng lớn của công nghệ thông tin nằm ở khả năng tin học hoá của nó, tức là khả năng xâm nhập của nó vào mọi ngành công nghệ khác. Công nghệ thông tin tạo thành cầu nối, sợi dây liên kết các công nghệ, kết nối các mắt khâu, các quá trình của hoạt động sản xuất vật chất. Chính nhờ đặc thù này mà công nghệ thông tin đã nhanh chóng trở thành chiếc chìa khóa đưa tri thức khoa học, công nghệ hiện đại trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp”. C.Mác đã từng tiên đoán rằng, đến một trình độ phát triển nào đó thì “tri thức xã hội phổ biến” trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp”(3). Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và những hệ quả của nó, lời tiên đoán của C.Mác đã trở thành hiện thực.
Tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thông qua công nghệ mang một ý nghĩa đặc biệt trong sự phát triển sản xuất, phát triển con người và xã hội. Nó khiến cho quá trình sản xuất ra của cải vật chất và của cải tinh thần thống nhất, hoà quyện và bổ sung cho nhau. Trên thực tế, các sản phẩm công nghệ ngày nay đã chứa đựng một hàm lượng trí tuệ lớn. Chúng không chỉ đơn thuần là giá trị sức lao động cơ bắp được kết tinh trong sản phẩm, mà chủ yếu và trước hết là các giá trị sức lao động tinh thần, trí tuệ. Các dấu ấn tinh thần cũng ngày càng in đậm vào các sản phẩm vật chất. Hiện nay, cán cân giữa chi phí vật chất và chi phí tinh thần cho một sản phẩm đang diễn ra theo hướng giảm hàm lượng vật chất, tăng hàm lượng tinh thần (trí tuệ).
Chúng ta có thể hiểu rõ hơn luận điểm cho rằng cách mạng thông tin thúc đẩy việc biến tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khi đi sâu xem xét vai trò của công nghệ thông tin đối với sự phát triển kinh tế.
Thứ nhất, công nghệ thông tin là nhân tố quan trọng trong việc tạo dựng kinh tế tri thức. Sở dĩ như vậy là vì, với khả năng tin học hoá, tức là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào các công nghệ khác và vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, công nghệ thông tin đang đóng vai trò là công nghệ chìa khoá trong hệ thống các công nghệ cao, làm thành cột trụ của kinh tế tri thức gồm: công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng mới, công nghệ vật liệu mới và công nghệ thông tin. Nhờ tính chất đặc biệt này, công nghệ thông tin vừa là tác nhân gắn kết các công nghệ đó với nhau, vừa là động lực phát triển chúng. Bất cứ một quốc gia nào muốn bước vào kinh tế tri thức đều không thể không chú trọng đến phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và thậm chí, cả ngành công nghiệp thông tin. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, nếu không có công nghệ thông tin thì cũng không thể có kinh tế tri thức.
Thứ hai, công nghệ thông tin là nhân tố phát huy vai trò ngày càng cao của tri thức. “Tri thức xã hội phổ biến” đang từng bước trở thành nguồn gốc, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Trong kinh tế tri thức, các quá trình sản xuất chủ yếu dựa vào trí tuệ, vào tri thức. Nguồn tri thức và trí tuệ của con người hiện được coi là nguồn tài nguyên vô tận, có khả năng tái tạo, không bị cạn kiệt qua khai thác như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Do vậy, càng có nhiều tri thức, thì càng tạo ra được nhiều tri thức mới. Dưới tác động của công nghệ thông tin, tri thức của nhân loại đang không ngừng gia tăng. Tri thức tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến lực lượng sản xuất, làm cho phần chi phí vật chất (nguyên vật liệu, máy móc,… tư liệu sản xuất, sức lao động cơ bắp) của lực lượng sản xuất được kết tinh trong các sản phẩm hàng hoá ngày càng giảm, còn phần chi phí phi vật chất (trí tuệ, sức lao động trí óc của con người) ngày càng tăng.
Dưới tác động của Internet, tri thức ngày càng mang tính xã hội hoá cao độ. Tính quốc tế hoá và đại chúng hoá của Internet đang làm giảm sự độc quyền về tri thức. Ngày nay, tri thức không còn là độc quyền sở hữu của những nhà nghiên cứu, những chuyên gia kỹ thuật hay những ông chủ tư bản nữa. Khi đã được xã hội hoá nhờ công nghệ thông tin, tri thức được phổ biến tới đông đảo quần chúng cả về quy mô lẫn tốc độ và nhờ đó, thúc đẩy việc đưa các phát minh khoa học, các sáng chế công nghệ vào quá trình sản xuất một cách nhanh nhất. Nếu như trong lịch sử, quãng đường từ phòng thí nghiệm đến sản xuất là cả một quá trình lâu dài, thì ngày nay, khoảng cách này đang không ngừng được rút ngắn một cách tối đa. Chính điều đó đang tạo ra động lực cho lực lượng sản xuất phát triển trên quy mô quốc tế, thúc đẩy xu thế toàn cầu hoá.
Thứ ba, công nghệ thông tin còn là cơ sở cho quá trình hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế. Kỷ nguyên toàn cầu hoá ngày nay không chỉ khác các kỷ nguyên toàn cầu hoá trước đây ở mức độ, mà còn khác về tính chất do dựa trên sự khác biệt về kỹ thuật. Về mặt kỹ thuật, các kỷ nguyên toàn cầu hoá trước đây dựa trên giá vận chuyển giảm nhờ phát minh ra đường sắt, xe hơi, tàu hoả và tàu thuỷ chạy bằng hơi nước. Nhờ những phương tiện đó, con người có thể đến được nhiều nơi nhanh hơn, chi phí rẻ hơn. Toàn cầu hoá ngày nay dựa trên giá cước viễn thông ngày càng giảm nhờ những phát minh của công nghệ thông tin, như bộ vi xử lý, vệ tinh viễn thông, cáp quang và đặc biệt là Internet. Những công nghệ này kết nối thế giới ngày càng nhanh chóng và chặt chẽ hơn. Sử dụng những sản phẩm của công nghệ thông tin, các nước đang phát triển không chỉ bán nguyên liệu thô cho các nước phát triển và nhập về những sản phẩm hoàn chỉnh, mà có thể trở thành các nhà sản xuất lớn. Nhờ các phương tiện, thiết bị thông tin, như máy tính hay thông tin về các hội nghị từ xa…, những nước đang phát triển có cơ hội trở thành các nhà tiếp thị ở các quốc gia khác nhau, song vẫn thống nhất được với nhau. Ngày nay, máy tính và viễn thông giá rẻ giúp con người có thể cung ứng và trao đổi các dịch vụ, như tư vấn sức khoẻ, viết phần mềm, xử lý thông tin… trên phạm vi toàn cầu(4).
Sự khác biệt của toàn cầu hoá hiện nay so với toàn cầu hoá trước đây còn ở chỗ, nếu toàn cầu hoá trước đây chủ yếu dựa trên yếu tố thương mại, thì toàn cầu hoá ngày nay, ngoài việc dựa trên cơ sở thương mại mà điển hình là mạng Internet, nó còn dựa trên nền tảng sản xuất với sự chuyên môn hoá và phi chuyên môn hoá cao độ. Ngày nay, trong lĩnh vực tiêu dùng, người ta quan tâm nhiều đến các sản phẩm mang nhãn hiệu của các hãng nổi tiếng, chẳng hạn những sản phẩm điện tử viễn thông, điện lạnh của các hãng Nokia, Samsung, Philip, Electrolux… và hàng loạt các nhãn hiệu khác, chứ không quan tâm nhiều đến việc sản phẩm đó được sản xuất tại quốc gia nào, Hồng Kông, Singapo, Tháilan, Mỹ hay Trung Quốc. Trên thực tế, mỗi bộ phận của sản phẩm có thể được sản xuất tại những quốc gia khác nhau, nhưng thành phẩm lại được lắp ráp tại một quốc gia khác. Chất lượng hàng hoá ngày nay mang quy chuẩn quốc tế, thể hiện qua các ISO. Đó là một yêu cầu nhưng cũng là một thực tế cho thấy tính quốc tế hoá, toàn cầu hoá cao độ của sản phẩm và sản xuất.
Để hiểu sâu hơn vai trò của công nghệ thông tin đối với sản xuất vật chất, chúng ta hãy phân tích tác động của công nghệ này đến các yếu tố của lực lượng sản xuất.
Trước hết, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất dưới tác động của công nghệ thông tin hiện đại đang tạo ra những biến đổi to lớn trong phân công lao động xã hội, cụ thể là:
Phân công lao động dưới tác động của công nghệ thông tin đang thay đổi theo hướng tăng lao động trí óc, giảm lao động chân tay, mà điển hình là sự xuất hiện một dạng lao động mới – lao động thông tin. Đây là loại lao động liên quan trực tiếp đến thông tin, đến các quy trình, như đầu vào, đầu ra, xử lý thông tin. Những người lao động trong lĩnh vực thông tin rất đa dạng, đa ngành nghề; họ có thể là những nhân viên văn phòng, người lập trình, chuyên gia, kỹ sư, nhà nghiên cứu, doanh nhân, nhà phân tích, v.v.. Nhiệm vụ của họ là sản xuất, xử lý, trao đổi thông tin, cung cấp những cơ sở cho việc ra quyết định. Đòi hỏi đối với lao động thông tin là không chỉ nắm vững khả năng thao tác, mà còn phải có khả năng thích ứng và sáng tạo với những thay đổi liên tục của công việc, nhằm thu được hiệu quả tối đa. Như vậy, phân công lao động trong nền kinh tế mới không còn phụ thuộc chủ yếu vào tài nguyên thiên nhiên, ngành nghề được đào tạo, nguồn lao động dồi dào hay lượng tư bản lớn như trước đây, mà ngày càng dựa nhiều hơn vào lực lượng lao động có năng lực sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức, trong đó lao động thông tin là một loại lao động trực tiếp sản xuất ra tri thức.
Đi kèm với sự xuất hiện của lao động thông tin là sự biến đổi nhanh chóng trong cơ cấu ngành nghề của nền kinh tế. Việc thu hẹp những ngành nghề trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và xu hướng mở rộng, phát triển các loại ngành nghề mới thuộc lĩnh vực hoạt động dịch vụ tất yếu kéo theo sự thay đổi về cơ cấu lao động. Số lao động trong các lĩnh vực có liên quan đến thông tin và xử lý thông tin tăng nhanh, đặc biệt là trong các lĩnh vực phần mềm máy tính, nghiên cứu triển khai, phân tích, đo lường, giáo dục – đào tạo và hàng loạt các ngành khác. Cơ cấu lao động biến đổi theo hướng tăng đội ngũ lao động chất xám. Vai trò của người điều hành sản xuất ngày càng trở nên hết sức quan trọng, quyết định sự thành bại của các công ty, các tổ chức kinh tế. Như vậy, ngoài việc đem lại những lợi ích to lớn, như thúc đẩy nền kinh tế phát triển vượt bậc, tạo ra của cải vật chất ngày càng nhiều, tạo những cơ hội có việc làm mới thì nền sản xuất mới, với những đòi hỏi khắt khe về năng lực và kỹ năng lao động cũng sẽ loại trừ những cá nhân không đáp ứng được những yêu cầu đó(5).
Có thể thấy, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nòng cốt là cách mạng công nghệ thông tin đã góp phần làm biến đổi nội dung và tính chất của lao động. Về nội dung, lao động đang chuyển dần từ lao động thủ công, lao động cơ khí sang lao động thông tin, lao động trí tuệ. Về tính chất, lao động đang biến đổi theo hướng ngày càng mang tính xã hội hoá sâu sắc. Lao động được xã hội hoá thể hiện ở việc tổ chức sản xuất trực tiếp giữa các đơn vị sản xuất diễn ra trên một quy mô lớn với sự phân công lao động vừa đảm bảo khả năng chuyên môn hoá, vừa có khả năng phi chuyên môn hoá một cách rộng rãi.
Sự biến đổi nội dung và tính chất của lao động dưới tác động của cuộc cách mạng trong công nghệ thông tin đặt ra một câu hỏi là, phải chăng bản chất của lao động đang có sự thay đổi? Chúng ta biết rằng, trong các nền sản xuất dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, lao động là một sự bắt buộc, bị thúc bách bởi những nhu cầu bên ngoài lao động và trở thành cái mà C.Mác gọi là “lao động bị tha hoá”. Ngày nay, với sự thay đổi nội dung và tính chất của lao động, chúng ta có thể hy vọng rằng, lao động không còn là một thứ nô dịch, lao động đang dần trở về đúng với bản chất đích thực của nó, tức là lao động đã thực sự trở thành một nhu cầu, là hoạt động tự do và sáng tạo của con người. Công nghệ thông tin đã và đang tạo tiền đề cho việc thay đổi vị trí, chức năng của con người trong quá trình sản xuất. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều chức năng mà con người trực tiếp đảm nhận trong chu trình sản xuất trước đây được chuyển giao dần cho máy móc. Điều này đã giúp con người có thể giảm thiểu thời gian cho các hoạt động vật chất và dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động tinh thần, sáng tạo và hưởng thụ. Con người không còn bị cột chặt vào guồng máy sản xuất như trong nền kinh tế công nghiệp, mà họ được tự do hơn trong các hoạt động của mình. Công nghệ thông tin cùng các công nghệ khác của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang góp phần tạo ra một hệ thống “khoa học – kỹ thuật – sản xuất ” thống nhất. Với hệ thống này, lao động ngày càng mang nhiều nội dung khoa học, trí tuệ và sáng tạo.
Song, cần phải lưu ý rằng, điều đó không có nghĩa là những tiến bộ của công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng là nguyên nhân duy nhất quyết định sự thay đổi bản chất của lao động. Chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rằng, bản chất của lao động là sáng tạo, nhưng dưới chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, cái bản chất tốt đẹp đó của lao động đã bị tha hoá. Bởi vậy, nếu chỉ căn cứ vào sự phát triển của các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mà khẳng định trong nền kinh tế thông tin, lao động đã trở về với bản chất sáng tạo ban đầu của nó thì chưa thoả đáng. Ở điểm này, chúng ta cần phải lưu ý tới quan điểm của thuyết kỹ trị khi thuyết này cho rằng, sự phát triển của kỹ thuật sẽ quyết định toàn bộ sự phát triển của các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Trong thực tế, điều đó đã không diễn ra đúng như vậy; bởi lẽ, trong xã hội vẫn còn tồn tại sự đối kháng về lợi ích giữa người giàu với người nghèo, giữa các nước phát triển với các nước kém phát triển.
Mâu thuẫn lớn nhất hiện nay của xã hội tư bản, kể cả các nước tư bản phát triển cao nhờ công nghệ thông tin như nước Mỹ, vẫn là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá cao độ của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Mặc dù, chủ nghĩa tư bản đã có những điều chỉnh nhất định trong phân phối và đa dạng hoá các hình thức sở hữu do sự bắt buộc của sản xuất, song bản chất của sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa vẫn không hề thay đổi. Dù cho một bộ phận dân cư có sự chuyển dời về địa vị xã hội, hoặc được cải thiện về mặt đời sống… thì nhìn tổng thể, quyền lực vẫn thuộc về những nhà tư bản lớn, những nhóm người có khả năng thao túng kinh tế quốc gia, thậm chí cả nền kinh tế thế giới.
Trong nền kinh tế hiện đại, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đã phát triển vượt bậc và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trên bình diện quốc tế vẫn còn tồn tại khá phổ biến. Mặc dù lực lượng sản xuất đã có bước phát triển nhảy vọt về chất, song quan hệ sản xuất vẫn chưa có những thay đổi tương ứng, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất cả ở tầm quốc gia lẫn quốc tế. Tuy một số cường quốc tư bản hàng đầu đã có những điều chỉnh trong chính sách phát triển, nhưng đó vẫn chỉ là những cải biến để thích ứng và mang tính cục bộ. Nhìn tổng thể, chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất ở những quốc gia này vẫn tiếp tục được duy trì và đây chính là nguồn gốc của những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội tư bản. Hơn nữa, ngày nay, sự thống trị của sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa không còn bó hẹp trong các nước tư bản chủ nghĩa, mà đã bao trùm trên phạm vi toàn cầu, thông qua các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia. Người nắm giữ các công ty này đều là những tập đoàn tư bản lớn của các nước tư bản phát triển. Họ có đủ tiềm lực để nắm bắt, chiếm lĩnh những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ, đặc biệt là những thành tựu của công nghệ thông tin. Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, trong thời đại thông tin, kinh tế tri thức ngày nay, ai nắm giữ được thông tin người đó sẽ chiến thắng và giữ quyền thống trị. Các nước tư bản phát triển đang làm được điều đó và do vậy, mâu thuẫn giữa con người với con người trong thời đại thông tin ngày nay chưa thể bị triệt tiêu. Bởi vậy, hoàn toàn không nên ảo tưởng rằng, sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại có thể làm thay đổi được bản chất của chủ nghĩa tư bản. Chính ở đây, những nghiên cứu sâu hơn về tác động của công nghệ hiện đại, trong đó có công nghệ thông tin, trong tương quan với các biến đổi xã hội khác là một đòi hỏi cấp thiết, đặc biệt trên bình diện triết học.
– Tiêu cực:
+ Chế tạo ra các loại vũ khí và phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống.
+ Ô nhiễm môi trường, việc nhiễm phóng xạ nguyên tử.
+ Tai nạn lao động và tai nạn giao thông…
+ Dịch bệnh mới…
+ Những đe dọa về đạo đức xã hội và an ninh đối với con người.
uộc cách mạng trong công nghệ thông tin là một trong những hiện tượng cực kỳ đặc biệt trong sự phát triển của xã hội loài người ở thời điểm giữa hai thiên niên kỷ này. Cuộc cách mạng đó đang tạo ra cái mà người ta gọi là xã hội thông tin, xã hội hậu hiện đại… Dù bằng thuật ngữ nào thì những tên gọi trên đều hàm ý chỉ sự tác động của công nghệ thông tin hiện đại đến mọi mặt của đời sống xã hội. Vậy, cách mạng trong công nghệ thông tin là gì? Tác động của nó đối với lực lượng sản xuất của xã hội như thế nào, và chúng ta có thể hy vọng gì ở sự tác động này? Đó là những vấn đề mà bài viết này muốn đề cập.
Như chúng ta đã biết, hoạt động đầu tiên, căn bản nhất quy định bản chất của con người là hoạt động sản xuất vật chất. Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động mà nhờ đó, con người tạo ra các tư liệu sinh hoạt nhằm duy trì và phát triển sự tồn tại của mình không phải chỉ với tư cách một cá nhân, mà còn với tư cách loài. Với ý nghĩa đó, hoạt động sản xuất vật chất của con người chính là lao động. Trong quá trình lao động, con người luôn phải tìm ra những cách thức, phương pháp, quy tắc, kỹ năng phù hợp để tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tồn tại của chính mình. Chính từ đây, công nghệ bắt đầu sự tồn tại của nó với tư cách sự phát triển và ứng dụng công cụ, máy móc, vật liệu và các quá trình để giải quyết những vấn đề của con người(1).
Lịch sử của sự phát triển xã hội loài người cũng đồng thời là lịch sử của những cải biến và phát minh công nghệ. Công nghệ ban đầu đơn giản chỉ là việc chế tác ra những công cụ thô sơ, như hòn đá được mài, cái rìu bằng đá hay cung tên… Những thứ này giúp cho con người săn bắt hiệu quả hơn và nhờ thế, dần tách ra khỏi thế giới động vật. Sự phát triển của công nghệ được tiếp tục với việc con người sáng tạo ra những công cụ, như cày, bừa, cối xay gió, cối xay nước… Những công cụ này đã giúp con người chuyển dần từ lối sống hái lượm sang nền kinh tế nông nghiệp với hoạt động chủ yếu là chăn nuôi, trồng trọt. Công nghệ đó cũng đã giúp con người đứng vững hàng chục ngàn năm trong nền kinh tế nông nghiệp và xung lượng của nền kinh tế ấy vẫn còn cho đến tận ngày nay. Phát minh ra máy hơi nước là xuất phát điểm đưa con người tiến vào thời đại kinh tế công nghiệp với đặc trưng cơ bản là sản xuất chủ yếu bằng máy móc cơ khí và sau này là cơ khí tự động hoá. Nhờ nền sản xuất công nghiệp mà loài người đã tạo ra một khối lượng hàng hoá khổng lồ, nhiều hơn tất cả các thời đại trước đó cộng lại. Đặc biệt, từ giữa thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI, với việc phát minh ra một loạt công nghệ mới, trong đó công nghệ thông tin giữ vai trò chủ chốt, sự phát triển của xã hội loài người đã có những thay đổi về chất.
Công nghệ thông tin là một tổ hợp công nghệ bao gồm: máy tính điện tử, truyền thông đa phương tiện, mạng toàn cầu… Với cuộc cách mạng trong công nghệ thông tin, con người đang bước vào thời đại được gọi là thời đại thông tin hay kỷ nguyên số. Nền sản xuất vật chất trong thời đại thông tin dựa chủ yếu vào tự động hoá, thông tin và tri thức. Hiện tượng công nghệ mới này đang tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội, từ hoạt động sản xuất vật chất tới hoạt động tinh thần, từ cá nhân đến xã hội, từ kinh tế đến chính trị, văn hoá của con người. Hiện thực này là cơ sở dẫn đến sự xuất hiện một số quan điểm lạc quan cho rằng, loài người đang chuyển sang một kiểu xã hội mới – xã hội tri thức hay xã hội hậu tư bản với những viễn cảnh rất tốt đẹp(2). Luận điểm này đúng hay sai cần có sự luận giải và phân tích một cách căn bản, song điều đó cũng chứng tỏ rằng, tác động to lớn của cuộc cách mạng trong công nghệ thông tin đến mọi mặt của đời sống xã hội là cái không thể phủ nhận.
Tại sao cuộc cách mạng trong công nghệ thông tin lại có một tầm ảnh hưởng to lớn như vậy? Câu trả lời nằm ở sự khác biệt cơ bản của công nghệ thông tin so với những công nghệ mà con người đã từng sáng tạo ra trong lịch sử. Đó là sự phát minh ra một cách thức hoàn toàn mới đối với việc lưu giữ, xử lý, chuyển tải thông tin trong sản xuất và trong tất cả các hoạt động xã hội khác. Nhân tố cốt lõi tạo nên hiện tượng đột biến công nghệ này là sự ra đời của công nghệ thông tin hiện đại, đặc biệt là máy tính điện tử. Có thể nói, máy tính điện tử chính là tâm điểm, là cái then chốt quyết định diện mạo của các công nghệ hiện đại. Mọi phát minh khác đều xoay quanh nó và mang đậm dấu ấn của nó.
Hiểu một cách vắn tắt thì công nghệ thông tin là loại công nghệ sáng tạo ra những thiết bị kỹ thuật liên quan đến lưu giữ, chuyển tải, xử lý thông tin, như máy tính điện tử, điện thoại di động, vô tuyến truyền hình, cáp quang,.. Đi kèm với các thiết bị này là các giải pháp kỹ thuật cho phép con người làm việc trực tiếp với thông tin. Sự khác biệt về chất của công nghệ thông tin so với các công nghệ mà con người đã từng sáng tạo ra trước đó là ở chỗ, đầu vào, đầu ra và quá trình xử lý của nó là thông tin, tri thức chứ không phải là các sản phẩm vật chất thuần tuý. Nếu các công nghệ trước đây chỉ dừng ở việc tiết kiệm sức lực vật chất, cơ bắp của con người hay tăng cường hiệu quả của việc sử dụng các nguồn năng lượng là tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên vật chất thì công nghệ thông tin là loại công nghệ hiện thực hóa việc thay thế một phần chức năng của bộ não người. Với công nghệ thông tin, trí năng (nguồn năng lượng trí tuệ – tri thức) trở thành nguồn năng lượng chủ yếu của công nghệ. Các phương tiện kỹ thuật thông tin góp phần thay thế lao động chân tay bằng lao động trí óc. Nói cách khác, công nghệ thông tin hướng vào khai thác nguồn tài nguyên trí tuệ.
Lĩnh vực đầu tiên chịu sự tác động trực tiếp và mạnh mẽ của cuộc cách mạng trong công nghệ thông tin là lĩnh vực sản xuất vật chất, mà tâm điểm là sự biến đổi của lực lượng sản xuất dưới tác động của những tiến bộ trong công nghệ thông tin.
Cuộc cách mạng trong công nghệ thông tin theo nghĩa hẹp và cuộc cách mạng trong công nghệ hiện đại theo nghĩa rộng không chỉ đụng chạm đến các chức năng thể lực, mà tác động chủ yếu tới các chức năng trí lực của con người. Tầm ảnh hưởng rộng lớn của công nghệ thông tin nằm ở khả năng tin học hoá của nó, tức là khả năng xâm nhập của nó vào mọi ngành công nghệ khác. Công nghệ thông tin tạo thành cầu nối, sợi dây liên kết các công nghệ, kết nối các mắt khâu, các quá trình của hoạt động sản xuất vật chất. Chính nhờ đặc thù này mà công nghệ thông tin đã nhanh chóng trở thành chiếc chìa khóa đưa tri thức khoa học, công nghệ hiện đại trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp”. C.Mác đã từng tiên đoán rằng, đến một trình độ phát triển nào đó thì “tri thức xã hội phổ biến” trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp”(3). Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và những hệ quả của nó, lời tiên đoán của C.Mác đã trở thành hiện thực.
Tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thông qua công nghệ mang một ý nghĩa đặc biệt trong sự phát triển sản xuất, phát triển con người và xã hội. Nó khiến cho quá trình sản xuất ra của cải vật chất và của cải tinh thần thống nhất, hoà quyện và bổ sung cho nhau. Trên thực tế, các sản phẩm công nghệ ngày nay đã chứa đựng một hàm lượng trí tuệ lớn. Chúng không chỉ đơn thuần là giá trị sức lao động cơ bắp được kết tinh trong sản phẩm, mà chủ yếu và trước hết là các giá trị sức lao động tinh thần, trí tuệ. Các dấu ấn tinh thần cũng ngày càng in đậm vào các sản phẩm vật chất. Hiện nay, cán cân giữa chi phí vật chất và chi phí tinh thần cho một sản phẩm đang diễn ra theo hướng giảm hàm lượng vật chất, tăng hàm lượng tinh thần (trí tuệ).
Chúng ta có thể hiểu rõ hơn luận điểm cho rằng cách mạng thông tin thúc đẩy việc biến tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khi đi sâu xem xét vai trò của công nghệ thông tin đối với sự phát triển kinh tế.
Thứ nhất, công nghệ thông tin là nhân tố quan trọng trong việc tạo dựng kinh tế tri thức. Sở dĩ như vậy là vì, với khả năng tin học hoá, tức là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào các công nghệ khác và vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, công nghệ thông tin đang đóng vai trò là công nghệ chìa khoá trong hệ thống các công nghệ cao, làm thành cột trụ của kinh tế tri thức gồm: công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng mới, công nghệ vật liệu mới và công nghệ thông tin. Nhờ tính chất đặc biệt này, công nghệ thông tin vừa là tác nhân gắn kết các công nghệ đó với nhau, vừa là động lực phát triển chúng. Bất cứ một quốc gia nào muốn bước vào kinh tế tri thức đều không thể không chú trọng đến phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và thậm chí, cả ngành công nghiệp thông tin. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, nếu không có công nghệ thông tin thì cũng không thể có kinh tế tri thức.
Thứ hai, công nghệ thông tin là nhân tố phát huy vai trò ngày càng cao của tri thức. “Tri thức xã hội phổ biến” đang từng bước trở thành nguồn gốc, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Trong kinh tế tri thức, các quá trình sản xuất chủ yếu dựa vào trí tuệ, vào tri thức. Nguồn tri thức và trí tuệ của con người hiện được coi là nguồn tài nguyên vô tận, có khả năng tái tạo, không bị cạn kiệt qua khai thác như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác. Do vậy, càng có nhiều tri thức, thì càng tạo ra được nhiều tri thức mới. Dưới tác động của công nghệ thông tin, tri thức của nhân loại đang không ngừng gia tăng. Tri thức tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến lực lượng sản xuất, làm cho phần chi phí vật chất (nguyên vật liệu, máy móc,… tư liệu sản xuất, sức lao động cơ bắp) của lực lượng sản xuất được kết tinh trong các sản phẩm hàng hoá ngày càng giảm, còn phần chi phí phi vật chất (trí tuệ, sức lao động trí óc của con người) ngày càng tăng.
Dưới tác động của Internet, tri thức ngày càng mang tính xã hội hoá cao độ. Tính quốc tế hoá và đại chúng hoá của Internet đang làm giảm sự độc quyền về tri thức. Ngày nay, tri thức không còn là độc quyền sở hữu của những nhà nghiên cứu, những chuyên gia kỹ thuật hay những ông chủ tư bản nữa. Khi đã được xã hội hoá nhờ công nghệ thông tin, tri thức được phổ biến tới đông đảo quần chúng cả về quy mô lẫn tốc độ và nhờ đó, thúc đẩy việc đưa các phát minh khoa học, các sáng chế công nghệ vào quá trình sản xuất một cách nhanh nhất. Nếu như trong lịch sử, quãng đường từ phòng thí nghiệm đến sản xuất là cả một quá trình lâu dài, thì ngày nay, khoảng cách này đang không ngừng được rút ngắn một cách tối đa. Chính điều đó đang tạo ra động lực cho lực lượng sản xuất phát triển trên quy mô quốc tế, thúc đẩy xu thế toàn cầu hoá.
Thứ ba, công nghệ thông tin còn là cơ sở cho quá trình hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế. Kỷ nguyên toàn cầu hoá ngày nay không chỉ khác các kỷ nguyên toàn cầu hoá trước đây ở mức độ, mà còn khác về tính chất do dựa trên sự khác biệt về kỹ thuật. Về mặt kỹ thuật, các kỷ nguyên toàn cầu hoá trước đây dựa trên giá vận chuyển giảm nhờ phát minh ra đường sắt, xe hơi, tàu hoả và tàu thuỷ chạy bằng hơi nước. Nhờ những phương tiện đó, con người có thể đến được nhiều nơi nhanh hơn, chi phí rẻ hơn. Toàn cầu hoá ngày nay dựa trên giá cước viễn thông ngày càng giảm nhờ những phát minh của công nghệ thông tin, như bộ vi xử lý, vệ tinh viễn thông, cáp quang và đặc biệt là Internet. Những công nghệ này kết nối thế giới ngày càng nhanh chóng và chặt chẽ hơn. Sử dụng những sản phẩm của công nghệ thông tin, các nước đang phát triển không chỉ bán nguyên liệu thô cho các nước phát triển và nhập về những sản phẩm hoàn chỉnh, mà có thể trở thành các nhà sản xuất lớn. Nhờ các phương tiện, thiết bị thông tin, như máy tính hay thông tin về các hội nghị từ xa…, những nước đang phát triển có cơ hội trở thành các nhà tiếp thị ở các quốc gia khác nhau, song vẫn thống nhất được với nhau. Ngày nay, máy tính và viễn thông giá rẻ giúp con người có thể cung ứng và trao đổi các dịch vụ, như tư vấn sức khoẻ, viết phần mềm, xử lý thông tin… trên phạm vi toàn cầu(4).
Sự khác biệt của toàn cầu hoá hiện nay so với toàn cầu hoá trước đây còn ở chỗ, nếu toàn cầu hoá trước đây chủ yếu dựa trên yếu tố thương mại, thì toàn cầu hoá ngày nay, ngoài việc dựa trên cơ sở thương mại mà điển hình là mạng Internet, nó còn dựa trên nền tảng sản xuất với sự chuyên môn hoá và phi chuyên môn hoá cao độ. Ngày nay, trong lĩnh vực tiêu dùng, người ta quan tâm nhiều đến các sản phẩm mang nhãn hiệu của các hãng nổi tiếng, chẳng hạn những sản phẩm điện tử viễn thông, điện lạnh của các hãng Nokia, Samsung, Philip, Electrolux… và hàng loạt các nhãn hiệu khác, chứ không quan tâm nhiều đến việc sản phẩm đó được sản xuất tại quốc gia nào, Hồng Kông, Singapo, Tháilan, Mỹ hay Trung Quốc. Trên thực tế, mỗi bộ phận của sản phẩm có thể được sản xuất tại những quốc gia khác nhau, nhưng thành phẩm lại được lắp ráp tại một quốc gia khác. Chất lượng hàng hoá ngày nay mang quy chuẩn quốc tế, thể hiện qua các ISO. Đó là một yêu cầu nhưng cũng là một thực tế cho thấy tính quốc tế hoá, toàn cầu hoá cao độ của sản phẩm và sản xuất.
Để hiểu sâu hơn vai trò của công nghệ thông tin đối với sản xuất vật chất, chúng ta hãy phân tích tác động của công nghệ này đến các yếu tố của lực lượng sản xuất.
Trước hết, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất dưới tác động của công nghệ thông tin hiện đại đang tạo ra những biến đổi to lớn trong phân công lao động xã hội, cụ thể là:
Phân công lao động dưới tác động của công nghệ thông tin đang thay đổi theo hướng tăng lao động trí óc, giảm lao động chân tay, mà điển hình là sự xuất hiện một dạng lao động mới – lao động thông tin. Đây là loại lao động liên quan trực tiếp đến thông tin, đến các quy trình, như đầu vào, đầu ra, xử lý thông tin. Những người lao động trong lĩnh vực thông tin rất đa dạng, đa ngành nghề; họ có thể là những nhân viên văn phòng, người lập trình, chuyên gia, kỹ sư, nhà nghiên cứu, doanh nhân, nhà phân tích, v.v.. Nhiệm vụ của họ là sản xuất, xử lý, trao đổi thông tin, cung cấp những cơ sở cho việc ra quyết định. Đòi hỏi đối với lao động thông tin là không chỉ nắm vững khả năng thao tác, mà còn phải có khả năng thích ứng và sáng tạo với những thay đổi liên tục của công việc, nhằm thu được hiệu quả tối đa. Như vậy, phân công lao động trong nền kinh tế mới không còn phụ thuộc chủ yếu vào tài nguyên thiên nhiên, ngành nghề được đào tạo, nguồn lao động dồi dào hay lượng tư bản lớn như trước đây, mà ngày càng dựa nhiều hơn vào lực lượng lao động có năng lực sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức, trong đó lao động thông tin là một loại lao động trực tiếp sản xuất ra tri thức.
Đi kèm với sự xuất hiện của lao động thông tin là sự biến đổi nhanh chóng trong cơ cấu ngành nghề của nền kinh tế. Việc thu hẹp những ngành nghề trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và xu hướng mở rộng, phát triển các loại ngành nghề mới thuộc lĩnh vực hoạt động dịch vụ tất yếu kéo theo sự thay đổi về cơ cấu lao động. Số lao động trong các lĩnh vực có liên quan đến thông tin và xử lý thông tin tăng nhanh, đặc biệt là trong các lĩnh vực phần mềm máy tính, nghiên cứu triển khai, phân tích, đo lường, giáo dục – đào tạo và hàng loạt các ngành khác. Cơ cấu lao động biến đổi theo hướng tăng đội ngũ lao động chất xám. Vai trò của người điều hành sản xuất ngày càng trở nên hết sức quan trọng, quyết định sự thành bại của các công ty, các tổ chức kinh tế. Như vậy, ngoài việc đem lại những lợi ích to lớn, như thúc đẩy nền kinh tế phát triển vượt bậc, tạo ra của cải vật chất ngày càng nhiều, tạo những cơ hội có việc làm mới thì nền sản xuất mới, với những đòi hỏi khắt khe về năng lực và kỹ năng lao động cũng sẽ loại trừ những cá nhân không đáp ứng được những yêu cầu đó(5).
Có thể thấy, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nòng cốt là cách mạng công nghệ thông tin đã góp phần làm biến đổi nội dung và tính chất của lao động. Về nội dung, lao động đang chuyển dần từ lao động thủ công, lao động cơ khí sang lao động thông tin, lao động trí tuệ. Về tính chất, lao động đang biến đổi theo hướng ngày càng mang tính xã hội hoá sâu sắc. Lao động được xã hội hoá thể hiện ở việc tổ chức sản xuất trực tiếp giữa các đơn vị sản xuất diễn ra trên một quy mô lớn với sự phân công lao động vừa đảm bảo khả năng chuyên môn hoá, vừa có khả năng phi chuyên môn hoá một cách rộng rãi.
Sự biến đổi nội dung và tính chất của lao động dưới tác động của cuộc cách mạng trong công nghệ thông tin đặt ra một câu hỏi là, phải chăng bản chất của lao động đang có sự thay đổi? Chúng ta biết rằng, trong các nền sản xuất dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, lao động là một sự bắt buộc, bị thúc bách bởi những nhu cầu bên ngoài lao động và trở thành cái mà C.Mác gọi là “lao động bị tha hoá”. Ngày nay, với sự thay đổi nội dung và tính chất của lao động, chúng ta có thể hy vọng rằng, lao động không còn là một thứ nô dịch, lao động đang dần trở về đúng với bản chất đích thực của nó, tức là lao động đã thực sự trở thành một nhu cầu, là hoạt động tự do và sáng tạo của con người. Công nghệ thông tin đã và đang tạo tiền đề cho việc thay đổi vị trí, chức năng của con người trong quá trình sản xuất. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều chức năng mà con người trực tiếp đảm nhận trong chu trình sản xuất trước đây được chuyển giao dần cho máy móc. Điều này đã giúp con người có thể giảm thiểu thời gian cho các hoạt động vật chất và dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động tinh thần, sáng tạo và hưởng thụ. Con người không còn bị cột chặt vào guồng máy sản xuất như trong nền kinh tế công nghiệp, mà họ được tự do hơn trong các hoạt động của mình. Công nghệ thông tin cùng các công nghệ khác của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang góp phần tạo ra một hệ thống “khoa học – kỹ thuật – sản xuất ” thống nhất. Với hệ thống này, lao động ngày càng mang nhiều nội dung khoa học, trí tuệ và sáng tạo.
Song, cần phải lưu ý rằng, điều đó không có nghĩa là những tiến bộ của công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng là nguyên nhân duy nhất quyết định sự thay đổi bản chất của lao động. Chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rằng, bản chất của lao động là sáng tạo, nhưng dưới chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, cái bản chất tốt đẹp đó của lao động đã bị tha hoá. Bởi vậy, nếu chỉ căn cứ vào sự phát triển của các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mà khẳng định trong nền kinh tế thông tin, lao động đã trở về với bản chất sáng tạo ban đầu của nó thì chưa thoả đáng. Ở điểm này, chúng ta cần phải lưu ý tới quan điểm của thuyết kỹ trị khi thuyết này cho rằng, sự phát triển của kỹ thuật sẽ quyết định toàn bộ sự phát triển của các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Trong thực tế, điều đó đã không diễn ra đúng như vậy; bởi lẽ, trong xã hội vẫn còn tồn tại sự đối kháng về lợi ích giữa người giàu với người nghèo, giữa các nước phát triển với các nước kém phát triển.
Mâu thuẫn lớn nhất hiện nay của xã hội tư bản, kể cả các nước tư bản phát triển cao nhờ công nghệ thông tin như nước Mỹ, vẫn là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá cao độ của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Mặc dù, chủ nghĩa tư bản đã có những điều chỉnh nhất định trong phân phối và đa dạng hoá các hình thức sở hữu do sự bắt buộc của sản xuất, song bản chất của sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa vẫn không hề thay đổi. Dù cho một bộ phận dân cư có sự chuyển dời về địa vị xã hội, hoặc được cải thiện về mặt đời sống… thì nhìn tổng thể, quyền lực vẫn thuộc về những nhà tư bản lớn, những nhóm người có khả năng thao túng kinh tế quốc gia, thậm chí cả nền kinh tế thế giới.
Trong nền kinh tế hiện đại, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đã phát triển vượt bậc và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trên bình diện quốc tế vẫn còn tồn tại khá phổ biến. Mặc dù lực lượng sản xuất đã có bước phát triển nhảy vọt về chất, song quan hệ sản xuất vẫn chưa có những thay đổi tương ứng, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất cả ở tầm quốc gia lẫn quốc tế. Tuy một số cường quốc tư bản hàng đầu đã có những điều chỉnh trong chính sách phát triển, nhưng đó vẫn chỉ là những cải biến để thích ứng và mang tính cục bộ. Nhìn tổng thể, chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất ở những quốc gia này vẫn tiếp tục được duy trì và đây chính là nguồn gốc của những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội tư bản. Hơn nữa, ngày nay, sự thống trị của sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa không còn bó hẹp trong các nước tư bản chủ nghĩa, mà đã bao trùm trên phạm vi toàn cầu, thông qua các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia. Người nắm giữ các công ty này đều là những tập đoàn tư bản lớn của các nước tư bản phát triển. Họ có đủ tiềm lực để nắm bắt, chiếm lĩnh những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ, đặc biệt là những thành tựu của công nghệ thông tin. Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, trong thời đại thông tin, kinh tế tri thức ngày nay, ai nắm giữ được thông tin người đó sẽ chiến thắng và giữ quyền thống trị. Các nước tư bản phát triển đang làm được điều đó và do vậy, mâu thuẫn giữa con người với con người trong thời đại thông tin ngày nay chưa thể bị triệt tiêu. Bởi vậy, hoàn toàn không nên ảo tưởng rằng, sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại có thể làm thay đổi được bản chất của chủ nghĩa tư bản. Chính ở đây, những nghiên cứu sâu hơn về tác động của công nghệ hiện đại, trong đó có công nghệ thông tin, trong tương quan với các biến đổi xã hội khác là một đòi hỏi cấp thiết, đặc biệt trên bình diện triết học.