“thơ là 1 bức họa mà chúng ta phải cảm nhận bằng tâm hồn” ( leolad de vici ) . em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng việc phân tích đoạn thơ sau : “mọc giữa dòng sông xanh / 1 bông hoa tím biếc / ơi con chim chiền chiện / hót chi mà vang trời / từng giọt long laanh rơi / tôi đưa tay tôi hứng ” ( mùa xuân nho nhỏ – thanh hải )
————- giúp mk vs (sao chép cg đc ạ) ————–
Mở đầu bài thơ, tác giả đã tả cảnh thiên nhiên quê mình thật nên thơ. Bằng niềm cảm xúc lâng lâng, Thanh Hải đã tả con sông quê hương mình xanh ngắt, mà nhẹ nhàng, đượm chất thơ sâu lắng.
“Mọc giữa dòng sông xanh”
Dòng sông Hương nơi quê Thanh Hải vốn là một con sông nổi tiếng, quanh năm xanh ngắt với muôn vàn vẻ đẹp, nhất là vào mùa xuân của xứ Huế cổ kính càng đẹp hơn.
Đọc tiếp câu thơ, ta thấy tác giả đã mô tả hình ảnh “Một bông hoa tím biếc”. Ôi! Còn cảnh nào đẹp hơn, khi giữa dòng sông xanh lại có một bông hoa tím biếc mọc lên giữa dòng. Tác giả đã sử dụng màu sắc thật hài hoà: ở giữa dòng sông xanh lại có một màu tím nổi lên. Màu tím hiện lên giữa màu xanh, đó là hình ảnh của một vẻ đẹp nổi bật nhưng không rực rỡ, mà nên thơ nhẹ nhàng, hài hoà duyên dáng.
“Ơi! con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”
Bức tranh xứ Huế vào mùa xuân càng sinh động hơn không chỉ bằng con sông Hương xứ thơ mà còn sinh động bởi những tiếng hót líu lo của loài chim chiền chiên. Tiếng chim chiền chiện “Hót chi mà vang trời” cũng đủ để cho ta thấy nét đep của xứ Huế ra sao? Một vẻ đẹp vừa cổ kính vừa sinh động, tràn đầy sức sống:
“Từng giọt long lanh rơi”
Từ “giọt” ở đây chúng ta có thể nghĩ đó là giọt sương, giọt mưa xuân, hay cũng có thể là giọt hạnh phúc. Đây chính là một trong những nét nghệ thuật đặc sắc của tác giả và có biết bao nhiêu điều cần mô tả, mà tác giả chỉ cô đọng lại trong từ đơn sơ “giọt long lanh” độc đáo đó:
“Tôi đưa tay tôi hứng”
Hình ảnh “tôi đưa tay tôi hứng” làm ta hình dung giọt sương rơi, giọt mưa xuân hay có thể trừu tượng là tác giả hứng được giọt hạnh phúc mà đất nước, nhân dân, hay chính bản thân mình đã gộp phần tạo nên.
Thế đấy, với khổ thơ trên chỉ bằng vài ba nét phác hoạ, cùng với sự chuyển đổi giác quan, tác giả tạo ra một mùa xuân thiên nhiên nơi xứ Huế với một vẻ đẹp thật tao nhã, nên thơ mà giản dị đầm ấm.
BẠN THAM KHẢO NHA !!!
CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!
Phân tích :
Đến với bài thơ ” mùa xuân nho nhỏ ” của Thanh Hải thì bạn cần có một cảm nhận tinh tế để hiểu hết được những giá trị mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc . Khổ thơ đầu tiên chính là sự mở đầu , kết tinh cho khả năng tả cảnh và tình của Thanh Hải :
” Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng ”
Bằng những cảm xúc dạt dào thì nhà thơ đã vẽ ra một bức tranh đầy màu sắc và âm thanh . Đó là màu xanh của sông nước miền Trung , được phản chiếu bởi ánh nắng mặt trời . Đó cũng chính là lặng lẽ màu tím của một bông hoa giữa dòng sông và những màu sắc ấy hòa vào tiếng chim chiền chiện hót vang trời . Bằng nghệ thuật đảo ngữ ” mọc ” , thì Thanh Hải đã làm nổi bật lên cái hình ảnh của một bông hoa tím mạnh mẽ và tràn đầy sức sống nở rộ giữa đất trời . ” Dòng sông xanh ” phải chăng chính là dòng sông Hương êm đềm lặng lẽ , ít phù sa nên mặt nước trong veo . Hình ảnh đó cũng nói lên con người miền Trung lúc bấy giờ , tuy nghèo nhưng rất nghĩa tình , ấm áp . ” Bông hoa tím ” , tác giả đã lựa chọn một hình ảnh rất phù hợp đặc trưng với mùa xuân xứ Huế . Mùa xuân hiện lên trong thơ Thanh Hải thật nhẹ nhàng , đằm thắm . Mùa xuân của ông không phải là những cành đào kiêu sa xứ Bắc , cũng không phải là rực rỡ cành mai miền Nam mà nó mang đậm nét chất xuân bao la , rộng lớn của Nguyễn Du :
” Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ”
Đó là những chi tiết vô cùng bình dị , đơn giản nhưng tràn đầy sức sống . Chính điều đó đã khiến cho nhà thơ tuy còn nằm trên giường bệnh nhưng ông đã mở hết lòng mình , đón nhận mùa xuân bằng tất cả sự yêu thương , nâng niu . Từ cảm ” ơi ” thể hiện cảm xúc sung sướng ngập tràn trong lòng của tác giả . Song đó cũng có hô ngữ , nó giống như là một lời kêu gọi , reo vui với chú chim chiền chiện trên cao . Lời trách yêu ” hót chi mà ” thể hiện được tình cảm bình dị đậm chất người miền Trung của ông . Ông trách chim hót chi mà vang trời , hót gì mà xao xuyến , rung động cả lòng người , vang cả không gian yên tĩnh , làm khuấy động tâm hồn của tác giả . Tiếp đó tác giả lại nghe âm hưởng của đất trời . ” Giọt ” nó có thể là giọt nắng mang hơi ấm đến cho vạn vật , cũng có thể là giọt sương chưa tan bị ánh năng chiếu vào thành giọt long lanh , đó cũng là giọt âm thanh được cảm nhận qua nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác . Nhưng trên tất cả đó cũng có thể là giọt hạnh phúc của tác giả , những niềm vui hân hoan , vô tận trong lòng ông . Để rồi ông đưa tay hứng bằng tất cả sự nâng niu , trìu mến , trân trọng , hàm ơn với những gì mà đất trời ban tặng . Lời thơ của ông ở khổ đầu nghe có vẻ vô lý nhưng lại rất hợp lý . Bởi vì Nguyễn Du đã từng nói rằng ” Người buồn thì cảnh có vui bao giờ ” . Và ngược lại vì ông đang rất vui nên nhìn đâu cũng thấy đẹp , cũng thấy yêu thương .