Thời cơ của tổng khỏi nghĩa tháng 8 năm 1945 là sự kết hợp của

Thời cơ của tổng khỏi nghĩa tháng 8 năm 1945 là sự kết hợp của

0 bình luận về “Thời cơ của tổng khỏi nghĩa tháng 8 năm 1945 là sự kết hợp của”

  1. Thời cơ của tổng khỏi nghĩa tháng 8 năm 1945 là sự kết hợp của điều kiện khách quan và chủ quan.

    * Điều kiện khách quan thuận lợi, tạo ra cho ta thời cơ

    – 15/8/1945, Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Kẻ thù chính của ta đã suy yếu, gục ngã.

    – Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã. Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang.

    – 17/7/1945, Hội nghị Pốt-xđam họp, quyết định phe Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật. Anh, Mĩ, Trung Hoa Dân Quốc ráo riết chuẩn bị vào VN với âm mưu là tiêu diệt chính quyền cách mạng, đàn áp Đảng Cộng sản; các thế lực phản động trong nước cũng đang tìm cách thay thầy đổi chủ.

    => Quân Nhật và tay sai hoang mang, quân Đồng minh chưa vào là thời cơ “ngàn năm có một” để ta giành chính quyền.

    * Chủ quan:

    –  Đến tháng 8/1945, Đảng ta có sự chuẩn bị đầy đủ về đường lối và phương pháp cách mạng cho một cuộc Tổng khởi nghĩa. Toàn Đảng, toàn dân ta đã sẵn sàng hành động, kiên quyết hi sinh để giành độc lập, tự do.

    – Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đề ra chủ trương khởi nghĩa vũ trang, đã mở đường cho thắng lợi của CMT8.

    – Lực lượng CM đã được chuẩn bị chu đáo trong suốt 15 năm, được rèn luyện cho PTCM 1930 – 1931, PT dân chủ 1936 – 1939, nhất là cuộc tập dượt vĩ đại trong Cao trào kháng Nhật cứu nước.

    – Tầng lớp trung gian đã ngả hẳn về phía CM. Từ khi Nhật đảo chính Pháp, tầng lớp trí thức tiểu tư sản, tư sản dân tộc, bộ phận địa chủ nhỏ cũng đứng về phía CM. Một bộ phận binh lính người Việt trong quân đội Pháp cũng trở thành quần chúng cảm tình của CM.

    – Sự lãnh đạo kịp thời đúng đắn của Đảng và Việt Minh:

                + Ngay từ 13/8/1945 khi nhận được những thông tin về việc Nhật sắp đầu hàng, Trung Đảng và Tổng bộ Việt minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.

                + 23h 13/8, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ban bố “Quân lệnh số 1” chính thức phát lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước.

                + 14 – 15/8/1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa và quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền.

                + 16 – 17/8/1945, Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh. Cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.

    =>Thời cơ tổng khởi nghĩa chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào nước ta giải giáp quân Nhật (thời cơ chín muồi, “ngàn năm có một”)

    Bình luận
  2. Thời cơ của CM tháng 8/1945 là sự kết hợp của: Sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.

    – Sức mạnh dân tộc và nhân tố chủ quan:

    + Đảng ta có đường lối lãnh đạo đúng đắn, phân tích và chớp thời cơ ngàn năm có một.

    + Toàn dân đoàn kết 1 lòng chống giặc.

    + Sự chuẩn bị và tập dượt kĩ lưỡng qua 3 cao trào: 1930 – 1931, 1936 – 1939, 1939 – 1945.

    – Sức mạnh thời đại và nhân tố khách quan: Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô và quân đồng minh chống phát xít đã tạo ra thời cơ khách quan quan trọng tạo thời cơ để nhân dân ta tiến hành Tổng khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.

    Bình luận

Viết một bình luận