thuật lại ba cuộc kháng chiến chống quân mông nguyên ( lần 1 , lần 2 , lần 3) tóm tắt hộ mình

thuật lại ba cuộc kháng chiến chống quân mông nguyên ( lần 1 , lần 2 , lần 3) tóm tắt hộ mình

0 bình luận về “thuật lại ba cuộc kháng chiến chống quân mông nguyên ( lần 1 , lần 2 , lần 3) tóm tắt hộ mình”

  1. * Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ (1258)

    – Tháng 1-1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến vào xâm lược nước ta.

    – Quân giặc theo đường sông Thao tiến xuống Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ), rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy. Tại đây, một trận đánh quyết liệt đã diễn ra.

    – Để bảo toàn lực lượng, vua Trần cho quân cùng triều đình tạm lui về vùng Thiên Mạc (Duy Tiên, Hà Nam).

    – Nhân dân Thăng Long theo lệnh vua thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”, tạm rút hết khỏi kinh thành. Khi quân của Ngột Lương Hợp Thai kéo vào thấy Thăng Long trống vắng, không một bóng người và lương thực.

    – Đóng giữ kinh thành Thăng Long chưa đầy một tháng, quân giặc lâm vào tình thế khó khăn vì thiếu lương thực trầm trọng, lực lượng tiêu hao dần.

    – Nắm được thời cơ, quân đội nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu.

    – Ngày 29-1-1258, quân Mông Cổ thua trận phải rời Thăng Long. Trên đường rút chạy, chúng bị quân đội nhà Trần truy kích. Đến vùng Quy Hóa (Yên Bái, Lào Cai) bị quân của Hà Bổng chặn đánh, quân giặc hốt hoảng tháo chạy.

    – Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, chỉ diễn ra trong vòng chưa đầy một tháng.

    * Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần 2 (1285)

    – Tháng 1 – 1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy xâm lược nước ta.

    – Trước thế giặc mạnh, nhà Trần rút về Vạn Kiếp, Thăng Long rồi Thiên Trường (Nam Định). Nhân dân ở Thăng Long thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho giặc nhiều khó khăn.

    – Quân của Toa Đô từ Cham-pa đánh lên Nghệ An, Thanh Hóa. Quân Thoát Hoan tấn công xuống phía Nam nhằm tạo thế “gọng kìm” tiêu diệt quân đội nhà Trần. Trần Quốc Tuấn ra lệnh rút lui để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị cho cuộc phản công tiêu diệt địch.

    – Quân Thoát Hoan rút về Thăng Long chờ tiếp viện. Quân Nguyên ở đây lâm vào thế bị động, thiếu lương thực trầm trọng.

    – Tháng 5 – 1285, ta phản công thắng lợi ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương. Quân Nguyên đại bại. 

    * Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần 3 (1287 – 1288)

    – Nhà Nguyên tiến hành xâm lược Đại Việt:

    + Cuối tháng 12-1287, quân Nguyên tiến vào nước ta. Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang. Sau đó, Thoát Hoan kéo đến chiếm đóng Vạn Kiếp và ra sức xây dựng nơi đây thành căn cứ vững chắc để định đánh lâu dài với ta.

    + Cùng lúc đó, đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào nước ta, rồi ngược lên sông Bạch Đằng, kéo vào Vạn Kiếp để hội quân với quân của Thoát Hoan.

    – Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc:

    + Ô Mã Nhi được giao nhiệm vụ bảo vệ đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ, nhưng lại chủ quan cho rằng quân ta không thể ngăn cản được đoàn thuyền lương này nên đã tiến về Vạn Kiếp để hội quân.

    + Trần Khánh Dư dự đoán được tình hình nên đã cho quân mai phục trước ở Vân Đồn, khi đoàn thuyền của Trương Văn Hổ đến, quân ta từ nhiều phía đổ ra đánh dữ dội.

    + Phần lớn thuyền lương của địch bị đắm, số còn lại bị quân Trần chiếm.

    – Chiến thắng Bạch Đằng, kết thúc cuộc kháng chiến:

    + Cuối tháng 1-1288, Thoát Hoan tiến quân vào Thăng Long. Nhân dân kinh thành thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống” của triều đình.

    + Chiếm được Thăng Long, Thoát Hoan cho quân tiến đánh các căn cứ của vua Trần, quyết tâm tiêu diệt cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến.

    + Tuy nhiên, Thoát Hoan vẫn chưa thể thực hiện được ý định của mình mà còn lâm vào tình cảnh bị động, cạn kiệt lương thực. Thăng Long có nguy cơ bị cô lập, tinh thần quân lính ngày càng hoang mang.

    + Trước tình thế nguy khốn, Thoát Hoan quyết định rút quân lên Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thủy bộ.

    + Nhận thấy thời cơ đã tới, vua Trần và Trần Quốc Tuấn quyết định mở cuộc phản công và tiến hành việc bố trí mai phục ở sông Bạch Đằng.

    + Đầu tháng 4-1288, đoàn thuyền do Ô Mã Nhi rút về theo đường thủy trên sông Bạch Đằng. Khi giặc tiến gần đến bãi cọc, một số thuyền nhẹ của quân Trần ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy, quân giặc ra sức đuổi theo và lọt vào trận địa mai phục đúng lúc nước triều xuống nhanh.

    + Từ hai bên bờ, hàng nghìn chuyến thuyền nhỏ của quân Trần đổ ra đánh.

    + Bị đánh bất ngờ và quyết liệt, quân giặc hoảng hốt, tranh nhau tháo chạy ra biển, thuyền giặc xô vào bãi cọc đang nhô lên, bị ùn tắc, vỡ, đắm. Giữa lúc đó, hàng loạt bè lửa xuôi nhanh theo nước triều đang xuống, lao vào thuyền giặc.

    + Toàn bộ cánh thủy binh bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt sống.

    Bình luận
  2. Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (Thế kỉ XII):

    1. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)
    2. Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ:

    Năm 1257: quân Mông Cổ quyết định mở cuộc tấn công lớn vào Nam Tống, để chiếm toàn bộ Trung Quốc . Cử Ngột Lương Hợp Thai, chỉ huy 3 vạn quân xâm lược Đại Việt . Thực hiện kế hoạch “gọng kìm” tiêu diệt Nam

    Tống.

    1. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chông quân Mông Cổ:
    2. a) Chuẩn bị kháng chiến:

    – Nhà Trần ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí

    – Dân binh luyện tập võ nghệ, sẵn sàng chiến đấu

    1. b) Diễn biến:

    – Tháng1/1258: Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy 3 vạn quân, tiến vào xâm lược Đại Việt

    – Quân giặc theo đường sông Thao tiến vào Bạch Hạc, rồi tiến xuống Bình Lệ Nguyên thì bị quân ta chặn đánh ở đây

    – Vua Trần cho lui quân để bảo toàn lực lượng

    – Thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”

    – Tạm rút lui khỏi kinh thành Thăng Long, xuống Thiên Mạc

    – Khi thời cơ đã đến, quân đội nhà Trần quyết định mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu

    1. c) Kết quả:

    – Quân Mông Cổ thua trận, rời khỏi Thăng Long

    – Kết thúc cuộc kháng chiến thắng lợi

    1. d) Nguyên nhân thắng lợi:

    – Nhờ có những cách thông minh, sáng tạo

    – Sự lãnh đạo tài tình, mưu trí của vua Trần và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta

    1. e) Ý nghĩa:

    – Làm thất bại âm mưu xâm lược Đại Việt của quân Mông Cổ

    1. Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285)
    2. Âm mưu xâm lược Cham-Pa và Đại Việt của nhà Nguyên:

    – Năm 1279: Quân Mông Cổ xâm lược Trung Quốc lập lên nhà Nguyên, mở cuộc tấn công Cham-Pa và Đại Việt

    – Năm 1283: 10 vạn quân Nguyên do Toa Đô chỉ huy tấn công Cham-Pa nhưng bị thất bại

    1. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến:

    *Diễn biến:

    – Mở hội nghị Bình Than: bàn kế đánh giặc

    – Trần Quốc Tuấn được cử làm chỉ huy cuộc kháng chiến

    – Mở hội nghị Diên Hồng

    – Quân đội: Ngày đêm luyện tập và tập trận ở Đông Bộ Đầu, nhân dân đoàn kết 1 lòng, sẵn sàng chiến đấu

    1. Diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến:

    *Diễn biến:

    – Tháng 1/1285: 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy xâm lược nước ta. Sau 1 số trận chiến đấu chặn giặc ở biên giới, Trần Quốc Tuấn quyết định lui quân về Vạn Kiếp.

    – Nhân dân Thăng Long thực hiện kế sách vườn không nhà trống

    – Tháng 5/1285: Ta phản công dành thắng lợi ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương. Tiến vào giải phóng Thăng Long

    *Kết quả:

    – Ta đã đánh tan 50 vạn quân dành thắng lợi vẻ vang

    III. Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287 – 1288)

    1. Nhà Nguyên xâm lược Đại Việt:

    *Nguyên nhân:

    – Do 2 lần thất bại

    – Đình chỉ xâm lược Nhật Bản

    – Huy động 30 vạn quân, hàng trăm chiến thuyền và 1 đoàn thuyền lương

    *Diễn biến:

    – Cuối tháng 12/1287: Quân Nguyên ồ ạt tấn công vào nước ta

    – Quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy theo đường tiến theo đường Lạng Sơn vào nước ta

    – Quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển vào sông Bạch Đằng, ta rút khỏi Vạn Kiếp chặn giặc kéo vào Thăng Long. Ô Mã Nhi kéo đến Vạn Kiếp

    1. Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ:

    – Trần Khánh Dư cho quân mai phục ở Vân Đồn đợi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ

    – Cho quân đánh ra từ nhiều phía

    *Kết quả:

    – Phần lớn thuyền lương bị đắm, số còn lại bị ta chiếm

    *Ý nghĩa:

    – Khích lệ tinh thần chiến đấu của quân, dân ta

    1. Chiến thắng Bạch Đằng:

    – Cuối tháng 1/1288: Thoát Hoan tiến vào Thăng Long, nhân dân Thăng Long thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống” làm cho quân giặc lâm vào tình thế nguy khốn, tuyệt vọng, phải rút quân về nước

    -Vua Trần quyết định mở cuộc phản công lớn trên sông Bạch Đằng

    *Diễn biến:

    – Tháng 4/1288: Đoàn thuyền Ô Mã Nhi rút về nước theo sông Bạch Đằng, ta nhử chúng vào trận địa mai phục khi nước dâng cao

    – Khi nước thuỷ triều xuống, ta đánh ra bất ngờ

    *Kết quả:

    Nhiều tên giặc bị giết, Ô Mã Nhi bị bắt sống

    Quân bộ bị ta tập kích ở Lạng Sơn, ít tên còn sống sót

    *Ý nghĩa:

    – Đập tan mộng xâm lược, kết thúc thắng lợi vẻ vang

    Bình luận

Viết một bình luận