0 bình luận về “Thực tế phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện nay”
Chủ nghĩa tư bản ngày nay (hay chủ nghĩa tư bản hiện đại) là một nấc thang trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, nhất là vào những năm cuối thế kỷ XX, trong các nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã diễn ra một cách sâu rộng cuộc cách mạng khoa học và công nghệ.
Việc ứng dụng nhũng thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ đã làm cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa có sự biến đổi để thích ứng. Từ đó làm nảy sinh những biểu hiện mới, đồng thời làm cho mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản càng thêm gay gắt.
a) Sự phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất
– Thứ nhất, cách mạng công nghệ thông tin và công nghệ cao phát triển mạnh mẽ. Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành lớn nhất và ngành tăng trưởng nhanh, nhất là vào nửa cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Cùng với sự lan rộng trên toàn cầu của cách mạng công nghệ thông tin, các ngành công nghệ cao mới khác như sinh học, vật liệu mới, nguồn năng lượng mới, hàng không vũ trụ… cùng đang phát triển mạnh mẽ. Sự tiến bộ và những bước đột phá của khoa học kỹ thuật đã mở ra không gian rộng lớn mới cho sự phát triển của sức sản xuất.
– Thứ hai, giáo dục – đào tạo được tăng cường làm cho tố chất công nhân được nâng cao, từ đó đặt nền móng vững chắc cho việc nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh.
b) Nền kinh tế đang có xu hướng chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra 200 năm trước, thúc đẩy chủ nghĩa tư bản chuyển đổi từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp, cách mạng công nghệ thông tin hiện nay đang thúc đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.
Trong kinh tế tri thức, vai trò của tri thức (và kỹ thuật) đã cao hơn các yếu tố như nguồn tài nguyên tự nhiên và vốn, trở thành yếu tố sản xuất quan trọng nhất. Vận hành của kinh tế tri thức chủ yếu không còn do người lao động cơ bắp thao tác máy móc mà chủ yếu do những người lao động trí óc trong các ngành thiết kế, nghiên cứu phát triển cũng như truyền bá tri thức thúc đẩy.
Cùng với sự chuyển đổi loại hình kinh tế, kết cấu ngành nghề của chủ nghĩa tư bản cùng được điều chỉnh và nâng cấp hơn, chuyển sang dịch vụ hóa và công nghệ cao hóa.
Điều này thể hiện ở chỗ: trong ba ngành nghề lớn, vị trí của nông nghiệp hạ thấp vị trí của dịch vụ, đặc biệt là ngành dịch vụ có liên quan đến công nghệ mới được tăng lên.
Chủ nghĩa tư bản ngày nay (hay chủ nghĩa tư bản hiện đại) là một nấc thang trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, nhất là vào những năm cuối thế kỷ XX, trong các nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã diễn ra một cách sâu rộng cuộc cách mạng khoa học và công nghệ.
Việc ứng dụng nhũng thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ đã làm cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa có sự biến đổi để thích ứng. Từ đó làm nảy sinh những biểu hiện mới, đồng thời làm cho mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản càng thêm gay gắt.
a) Sự phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất
– Thứ nhất, cách mạng công nghệ thông tin và công nghệ cao phát triển mạnh mẽ. Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành lớn nhất và ngành tăng trưởng nhanh, nhất là vào nửa cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Cùng với sự lan rộng trên toàn cầu của cách mạng công nghệ thông tin, các ngành công nghệ cao mới khác như sinh học, vật liệu mới, nguồn năng lượng mới, hàng không vũ trụ… cùng đang phát triển mạnh mẽ. Sự tiến bộ và những bước đột phá của khoa học kỹ thuật đã mở ra không gian rộng lớn mới cho sự phát triển của sức sản xuất.
– Thứ hai, giáo dục – đào tạo được tăng cường làm cho tố chất công nhân được nâng cao, từ đó đặt nền móng vững chắc cho việc nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh.
b) Nền kinh tế đang có xu hướng chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra 200 năm trước, thúc đẩy chủ nghĩa tư bản chuyển đổi từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp, cách mạng công nghệ thông tin hiện nay đang thúc đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.
Trong kinh tế tri thức, vai trò của tri thức (và kỹ thuật) đã cao hơn các yếu tố như nguồn tài nguyên tự nhiên và vốn, trở thành yếu tố sản xuất quan trọng nhất. Vận hành của kinh tế tri thức chủ yếu không còn do người lao động cơ bắp thao tác máy móc mà chủ yếu do những người lao động trí óc trong các ngành thiết kế, nghiên cứu phát triển cũng như truyền bá tri thức thúc đẩy.
Cùng với sự chuyển đổi loại hình kinh tế, kết cấu ngành nghề của chủ nghĩa tư bản cùng được điều chỉnh và nâng cấp hơn, chuyển sang dịch vụ hóa và công nghệ cao hóa.
Điều này thể hiện ở chỗ: trong ba ngành nghề lớn, vị trí của nông nghiệp hạ thấp vị trí của dịch vụ, đặc biệt là ngành dịch vụ có liên quan đến công nghệ mới được tăng lên.