Thực trạng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông đang là một trong những vấn đề gây nhức nhối trong lĩnh vực an toàn giao thông những năm gần đây. Chính phủ và các cơ quan ban ngành đã luôn nỗ lực thực hiện triển khai các giải pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu tối đa những vụ thương vong giao thông do rượu bia gây ra. Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020. Anh/chị gãy làm rõ vai trò và trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên trong việc tuyên truyền và thúc đẩy mọi người thực hiện, tuân thủ luật này.
Hằng ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về những hậu quả tiêu cực của việc sử dụng rượu, bia: Những vụ ngộ độc rượu gây chết người, những vụ án hình sự thương tâm vì say rượu và đáng sợ hơn cả là con số người chết và bị thương trong các vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân từ rượu bia ngày một gia tăng. Bia, rượu đã trở thành “kẻ sát nhân” giấu mặt!
Theo kết quả điều tra diện rộng của Bộ Y tế, tính đến tháng 1/2016 Việt Nam tiêu thụ khoảng 3,4 tỉ lít (năm 2010 là 2,4 tỉ lít) và 70 triệu lít rượu có nhãn mác, chưa kể khoảng 200 triệu lít rượu tự nấu trong dân. Chưa bao giờ, tác hại của việc lạm dụng rượu bia lại trở thành vấn đề “nóng” về sức khỏe, kinh tế – xã hội, an ninh trật tự xã hội đáng báo động như hiện nay.
Không phải do những yếu tố khách quan, rất nhiều lái xe đã gây tai nạn giao thông thảm khốc khi vừa rời bàn nhậu. Quá nhiều hậu quả, số phận phía sau tay lái, thế nhưng không phải người lái xe nào cũng nhận thức được điều ấy.
Thực tế, mỗi năm có hàng trăm vụ tai nạn giao thông liên quan đến người điều khiển ô tô đã uống rượu, bia. Theo số liệu thống kê năm 2015, trung bình mỗi năm Việt Nam có gần 9.000 người chết vì tai nạn giao thông, trong đó hơn 40% trường hợp có liên quan đến rượu, bia. Những người uống rượu bia nhưng vẫn điều khiển phương tiện giao thông không chỉ gây tai nạn cho mình mà cho cả người khác.
Có quá nhiều bài học đắt giá từ việc uống rượu bia dịp tết, gây ra tai nạn thương tâm, nhưng những ngày Tết đến Xuân về, người ta vẫn tìm đủ lý do để tổ chức các cuộc rượu tới bến. Trong các cuộc rượu đó, họ tìm ra hàng trăm nghìn nguyên nhân để uống: đúng uống, sai uống, thưởng cũng cạn, mà phạt thì cũng cạn ly 100%… Tâm lý cả nể, ham vui khiến không ít người khi tỉnh dậy mới thấy mình… đang trong bệnh viện, mới cảm nhận được hậu quả ghê gớm do rượu bia gây ra.
Những câu chuyện đau lòng như vậy xảy ra quá nhiều và hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta, ở khắp các tỉnh thành. Thế nhưng cũng không thấm tháp vào đâu khi nhìn vào con số thống kê tai nạn giao thông hàng ngày do rượu bia quá đà vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Ở những bệnh viện tuyến đầu như Bạch Mai, Việt Đức,… hàng ngày các bác sĩ, y tá ở đây phải tiếp nhận, điều trị và chứng kiến hàng trăm trường hợp chấn thương sọ não, gãy chân, gãy tay, tử vong do tai nạn giao thông sau khi uống rượu bia.
Những trường hợp tai nạn này đều dẫn đến các chấn thương vô cùng thảm khốc, mà nếu có được nhìn tận mắt, chắc hẳn không ai còn dám điều khiển ô tô, xe máy sau khi uống rượu bia nữa. Thế nhưng, đáng tiếc, những người gặp cảnh này thì đều đang nằm trên giường bệnh!
Dù các phương tiện truyền thông đại chúng, các ngành chức năng đã ra sức tuyên truyền, cảnh báo, thậm chí xử lý mạnh tay nhưng vi phạm về an toàn giao thông, nhưng con số này vẫn không hề giảm. Người ta vui uống, buồn uống, gặp gỡ đối tác uống, gặp bạn bè uống, ăn sáng uống, ăn trưa uống, ăn tối càng uống hăng, và thậm chí chẳng có lý do gì cũng uống. Bất kể ngày nào, giờ nào đi ra ngoài đường cũng gặp những gương mặt đỏ gay gắt, đi lại liêu xiêu, ánh mắt đờ đẫn vì rượu… Và khi say thì những con ma men này lại luôn “thích” giành quyền điều khiển phương tiện. Và hậu quả thì ai cũng đã nhìn rõ và chứng kiến hàng ngày.
Rất nhiều biện pháp đã được đề ra để hạn chế tình trạng rượu bia như cấm công chức rượu bia trong giờ làm việc, đặt chốt cảnh sát giao thông trước… cửa quán bia để kiểm tra nồng độ cồn của người ra khỏi quán, xử phạt nặng tay với những trường hợp điều khiển phương tiện tham gia giao thông có hơi men. Cùng với đó là tuyên truyền bằng hình ảnh, phóng sự về những tai nạn giao thông do rượu bia trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhưng có vẻ như tai nạn giao thông do rượu bia vẫn không hề có dấu hiệu suy giảm.
Có lẽ, người Việt ta “điếc không sợ súng”, nghĩ rằng chuyện tai nạn kia là thuộc về những người không may mắn, còn ta thì chẳng sao cả, “sống chết có số”. Chính những suy nghĩ đó đang khiến nhưng tai nạn đáng tiếc đau lòng vẫn xảy ra hàng ngày và khó lòng ngăn chặn.
Thiết nghĩ, vẫn là câu chuyện “biết rồi, nói mãi”, nhưng dù có nói thêm nữa cũng sẽ không thừa. Và những con số trên lại thêm một lần cảnh báo tới người dân về mức độ nguy hiểm của bia, rượu cùng những hệ lụy do bia, rượu gây ra.
Tác hại của việc lạm dụng cồn trong rượu, bia đến sức khỏe thì đã quá rõ ràng. Khi sử dụng quá liều lượng cồn (alcohol) vào cơ thể cùng một lúc thì cơ thể không kịp đào thải ra khỏi máu sẽ gây rủi ro cho con người. Việc lạm dụng rượu bia không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người uống mà còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình, gây mất trật tự an ninh xã hội, tai nạn giao thông và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Mỗi năm nước ta xảy ra hàng chục nghìn vụ tai nạn giao thông mà nguyên nhân chính phần lớn do người tham gia giao thông sử dụng bia rượu quá mức. Bên cạnh một ít cái hay thì cái dở của bia rượu lại quá nhiều không thể nào tính được. Vậy thì tại sao bia rượu của nước ta lại được bày bán tràn lan không có sự kiểm soát của các cơ quan chức năng? Rượu bia không nhãn mác, không ghi nơi xuất xứ vẫn cứ được nhiều người vô tư sử dụng…
Rượu, bia được xem là một thứ không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Có người nói, hằng nghìn năm nay, con người ta vẫn uống rượu như vậy đấy thôi và rượu là “bạn đồng hành” thân thiết của con người. Tuy nhiên có điều, nếu như khi xưa vào dịp lễ, hội thì con người mới có cơ hội ngồi với nhau để nhâm nhi vài cốc rượu. Vừa uống vừa thưởng thức vị ngon của rượu, vừa trò chuyện, nói với nhau những điều tốt lành.
Còn bây giờ thì sao? Rượu, bia xuất hiện khắp mọi nơi. Vui cũng bia rượu, buồn cũng mượn rượu, bia giải sầu. Đặc biệt, trong quan hệ công việc lại càng phải có rượu bia mới có thể “ăn nói” được. Kể cả công chức, viên chức lẫn dân thường, cứ hễ gặp nhau là phải có bia có rượu mới có thể mạnh miệng bàn chuyện… đại sự được.
Bên cạnh đó, nhiều người dùng tửu lượng để thể hiện đẳng cấp của mình. Mỗi khi vào bàn nhậu, nếu ai uống được nhiều là người đó ra vẻ rất tự hào về điều này. Nhưng chính hành động này lại buộc bạn bè phải bắt chước và phải uống sao cho “bằng bạn bằng bè”.
Để rồi tàn cuộc, mỗi người không biết mình đã uống bao nhiêu ly, ai cũng say mèm, thâm chí còn không biết đường về nhà. Chưa kể đến không làm chủ được bản thân mình khi tham gia giao thông dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Để “giải tỏa” được những vấn nạn về rượu, bia thì trước mắt là cần ý thức của mỗi người. Bản thân mỗi người phải biết tôn trọng bản thân mình, gia đình thì mới mong điều chỉnh việc sử dụng bia rượu một cách có chừng mực. Vừa thể hiện mình là một con người có “văn hóa”.
Rượu bia cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến 60% số vụ bạo hành gia đình ở Việt Nam. Rượu vào là say sưa, ra đường choảng nhau, về nhà gây sự với vợ con. Nhiều tấn bi kịch gia đình, án mạng chết người đã xảy ra trong cơn say. Rượu bia có thể biến một người có học, có địa vị xã hội mất khả năng kiểm soát hành vi, trong phút chốc có thể biến mình thành kẻ giết người.
Đã có nhiều quy định liên quan đến chủ trương phòng chống tác hại của lạm dụng rượu, bia được ban hành, nhưng việc chấp hành còn rất kém. Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của lạm dụng rượu, bia do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo sau nhiều lần chỉnh sửa vẫn chưa được thông qua, bởi liên quan nhiều đến thói quen ăn uống, sinh hoạt của người dân và ít nhiều ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh… Nhất là quy định cấm bán rượu bia sau 22 giờ vẫn là điều còn gây nhiều tranh luận.
Chúng ta hào hứng đi nhậu, hào hứng chúc tụng nhau công thành danh toại, tình yêu mĩ mãn, gia đình hạnh phúc bên bàn nhậu. Chưa biết những lời chúc ấy có thành sự thật hay không, nhưng hệ lụy do nhậu gây ra đã và đang gây ảnh hưởng xấu tới xã hội và gia đình mỗi người.
chúc bạn học tốt
Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu, bia cao và tỷ lệ này ở cả hai giới đều đang gia tăng. Xu hướng trẻ hóa tuổi sử dụng rượu, bia là một vấn đề nghiêm trọng do các hệ lụy về sức khỏe, xã hội đối với giới trẻ.
Nếu so với hút thuốc lá thì các hệ lụy về mặt xã hội do sử dụng rượu, bia gây ra nghiêm trọng hơn nhiều, bao gồm: tai nạn giao thông, chấn thương, bạo lực gia đình, mất an ninh trật tự,gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
Tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe
Bằng chứng khoa học quốc tế cho thấy rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, chấn thương và là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế ICD10 (một số tên bệnh đã có từ rượu như loạn thần do rượu, xơ gan do rượu, hội chứng rượu bào thai…), là một trong 4 yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh không lây nhiễm.Sử dụng rượu, bia gây tổn thương đến nhiều cơ quan, chức năng của cơ thể như: gây ung thư (gan, khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, tuỵ, thận, đại – trực tràng, vú); gây rối loạn tâm thần kinh (loạn thần, trầm cảm, rối loạn lo âu, giảm khả năng tư duy); bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ); bệnh tiêu hóa (tổn thương gan, xơ gan, viêm tụy cấp tính hoặc mạn tính); ảnh hưởng tới chất lượng giống nòi và phát triển bào thai; suy giảm miễn dịch…
Chính vì vậy sự ra đời của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia là rất kịp thời và cần thiết.
Là một Đoàn viên thanh niên tôi đã nhận thức sâu sắc được tác hại to lớn của rượu, bia đến các khía cạnh của cuộc sống. Chính vì vậy là một người Đoàn viên thanh niên chúng ta cần thực hiện gương mẫu một số các biện pháp như: