Thuốc thử dùng để nhận biết 3 dung dịch : KCl, KNO3, K2SO4 đựng trong 3 lọ khác nhau đã mất nhãn. Các thuốc thử dùng để nhận biết được chúng là: *
A. Dung dịch AgNO3 và giấy quì tím.
B. Dung dịch BaCl2 và dung dịch AgNO3
C. Dùng quì tím và dung dịch NaOH
D. Dung dịch BaCl2 và dung dịch phenolphtalein
Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường chứa trong cốc hiện tượng quan sát được là: *
A. Sủi bọt khí, đường không tan.
B. Màu trắng của đường mất dần, không sủi bọt.
C. Màu đen xuất hiện và có bọt khí sinh ra.
D. Màu đen xuất hiện, không có bọt khí sinh ra.
Chất tác dụng với dung dịch HCl tạo thành chất khí nặng hơn không khí là: *
A. Mg
B. CaCO3
C. Fe
D. Na
Để tạo muối KHCO3 duy nhất thì tỉ lệ CO2 sục vào dung dịch KOH là bao nhiêu ? *
A. 2 : 3
B. 1 : 2
C. 1 : 1
D. 1 : 3
Cho 5.4 gam kim loại nhôm tác dụng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric loãng.Thể tích khí Hiđro thu được ở đktc là:Al=27 *
A. 6,72 lít
B. 4,48 lít
C. 2,24 lít
D. 22,4 lít
Câu 1: $B$
$BaCl_2$ nhận ra $K_2SO_4$ có kết tủa trắng.
$BaCl_2+K_2SO_4\to BaSO_4+2KCl$
$AgNO_3$ nhận ra $KCl$ có kết tủa trắng.
$AgNO_3+KCl\to AgCl+KNO_3$
Còn lại là $KNO_3$.
Câu 2: $C$
Axit sunfuric hút nước của đường (đường ăn là saccarozơ, một loại cacbohidrat) nên đường bị hoá than. Axit tiếp tục tác dụng với cacbon sinh ra, tạo khí $SO_2, CO_2$.
Câu 3: $B$
$MgCO_3+2HCl\to MgCl_2+CO_2\uparrow+H_2O$
Khí $CO_2$ nặng hơn kk.
Câu 4: $C$
$T=\dfrac{n_{KOH}}{n_{CO_2}}=1$ thì vừa đủ tạo muối axit.
Câu 5: $A$
$n_{Al}=\dfrac{5,4}{27}=0,2(mol)$
$2Al+3H_2SO_4\to Al_2(SO_4)_3+3H_2$
$\to n_{H_2}=\dfrac{3}{2}n_{Al}=0,3(mol)$
$\to V_{H_2}=0,3.22,4=6,72l$
1.B(BaCl2 kết tủa khi td với K2SO4 còn AgNO3 kết tủa khi td với KCl)
2.D(H2SO4 đặc tách nước ra khỏi đường nên sản phẩm thu được là màu đen của C)
3B(CaCO3+HCl tạo ra khí CO2 nặng hơn không khí)
4C (KOH+CO2→KHCO3)
5A
2Al+3H2SO4→Al2(SO4)3+3H2
nAl=5,4/27=0,2mol
nH2=0,2*1,5=0,3mol
VH2=0,3*22,4=6,72l