Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ
Thương thay lũ kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phỉ đi tiềm mồi
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cảnh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
$\text{Nêu nghệ thuật và nội dung}
$\text{Cần một bài đầy đủ ý nhất }$
Phân tích văn bản :
– là lời của người lao động thương cho thân phận những người khốn khổ và cũng là nói về chính mình trong xã hội cũ.
– thương thay : là tiếng than biểu hiện dự thương cảm, xót xa ở mức độ cao.
– Điệp ngữ được nhặc lại 4 lần ở mỗi câu thơ. Và mỗi lần mở ra 1 nỗi thương. Sự lặp lại ấy nhằm diễn tả, tô đậm mối thương cảm xót xa cho cuộc sống cay đắng của người dân thường, đồng thời có ý nghĩa kết nối mở ra những nỗi thương khác nhau.
+ “Thương con tằm….”: sử dụng ẩn dụ chỉ những người làm lụng vất vả, hy sinh nhiều hưởng thụ ít, suốt ngày bị bòn rút.
+ “Thương con kiến….”: ẩn dụ cho thân phận những người lao động nhỏ nhoi, vất vả ngược xuôi nhưng cuộc đời vẫn nghèo khó.
+ “Thương con hạc….”: hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời phiêu bạt, lận đận và những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ.
+ “Thương con quốc….”: ẩn dụ cho thân phận những người thấp cổ bé họng, bị oan ức nhưng không có người minh oan.
⇒ Hàng lọa các hình ảnh ẩn dụ, kết hợp với các điệp từ, sử dụng biện pháp liệt kê
Nội dung: Nhằm diễn tả nỗi đau khổ nhiều bề của người nông dân trong xã hội cũ
Bài ca dao có hình ảnh sau: con tằm, con kiến, chim hạc, con quốc. Những hình ảnh này được khắc họa qua hành động hàng ngày của chúng (tằm – nhả tơ; kiến – tha mồi, chim hạc – bay, quốc kêu…). Những hình ảnh con vật này đều có chung những đặc điểm là nhỏ bé, yếu ớt nhưng siêng năng, chăm chỉ và cần mẫn.
– Tác giả dân gian đã sử dụng thành công phép điệp ngữ và ẩn dụ. Việc lặp đi lặp lại cấu trúc than thân “thương thay” đi liền với những hình ảnh và hoạt động hàng ngày cùa các hình tượng (tằm, kiến, hạc, quốc), và phép tu từ ẩn dụ: dùng hình ảnh những con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng để nói về những người dân lao động thấp cổ, bé họng, đã giúp người bình dân xưa nhấn mạnh vào nỗi bất hạnh, phải chịu nhiều áp bức, bất công, bị bóc lột một cách tàn nhẫn của người lao động nghèo trong xã hội cũ.
– Chủ đề của bài ca dao: Nỗi thống khổ, thân phận của người nông dân trong xã hội cũ
-Tác giả sử dụng nghệ thuật ẩn dụ với các hình ảnh trái bần, gió dập sóng dồi để nhấn mạnh về thân phận nhỏ bé, đắng cay của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.